- Thu thập và tổng hợp số liệu được tiến hành xử lý trên phần mềm Excel 2003. - Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê trên máy vi tính theo chương trình IRRISTAT 5.0.
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách gieo trồng đến sinh trưởng và phát dục của giống ngô nếp lai HN88 trong vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên
Sinh trưởng, phát triển là những chức năng của tiềm năng sinh trưởng của cây phản ứng lại điều kiện mà nó được nuôi dưỡng, là kết quả hoạt động tổng hợp của các chức năng sinh lý trong cây, chúng có mối quan hệ mật thiết
đan xen ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất va phẩm chất nông sản. Theo Libbert, sinh trưởng là sự tạo mới các cấu trúc một cách không thuận nghịch của tế bào, mô và toàn cây và kết quả dẫn đến sự tăng về số lượng, kích thước, thể tích, sinh khối của chúng. Phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong tế bào, mô và toàn cây dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng. Đây là hai mặt của quá trình biến đổi phức tạp trong cơ thể
có tác dụng thúc đẩy nhau và không thể tách rời nhau.
Quá trình sinh trưởng, phát triển của ngô được chia thành 2 giai đoạn: Sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.
- Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng - Vegetie (V): Được tính từ khi mọc (Vt) đến trỗ cờ (Ve).
- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực - Reproductive (R): Được tính từ khi phun râu đến chin sinh lý. Giai đoạn này gắn liền với sự phát triển của hạt ngô và chia làm 6 thời kỳ: R1 (phun râu), R2 (tạo hạt), R3 (vào sữa), R4 (khô hạt), R5 (cứng hạt), R6 (chín sinh lý).
Như vậy thời gian sinh trưởng của cây ngô được tính từ khi gieo hạt đến chín sinh lý. Thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào giống, mùa vụ, vùng sinh thái và kỹ thuật canh tác.
Qua thí nghiệm chúng tôi thấy thời gian sinh trưởng và phát dục của các khoảng cách mật độ có sự ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh thể hiện ở
bảng 4.1.
Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng và phát dục ở các mật độ khoảng cách trong thí nghiệm
Đơn vị: Ngày
Công thức Thời gian từ gieo đến …
Mọc Tung phấn Phun râu Chín sinh lý
1 8 70 72 106 2 8 71 72 105 3 8 71 72 107 4 7 71 72 106 5 (Đ/c) 8 71 71 105 4.1.1. Giai đoạn từ gieo đến mọc
Khi gieo, hạt ngô bắt đầu hút nước. Khi hút đến 30% nước, hạt ngô có thể nảy mầm. Theo vết nứt, phìa bụng hạt xuất hiện rễ mầm trong bao rễ và lá mầm trong bao lá. Chất dinh dưỡng trong nội nhũ là thức ăn của cây trong thời kỳ nảy mầm. Bảng số liệu 4.1 cho thấy thời gian từ gieo đến mọc của các công thức thí nghiệm gần như tương đương nhau, biến động từ 7 - 8 ngày. Như vậy việc tăng mật độ, thay đổi khoảng cách giữa các hàng ngô không ảnh hưởng đến thời gian từ gieo đến mọc của giống ngô.
4.1.2. Giai đoạn từ gieo đến tung phấn, phun râu
Thời gian tung phấn - phun râu là giai đoạn quan trọng nhất quyết định
đến năng suất của ngô. Giai đoạn này cây ngô yêu cầu nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng… rất nghiêm ngặt. Nếu nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn thụ tinh của hạt phấn.
Sau khi bông cờ tung phấn thì bắp ngô bắt đầu phun râu, khoảng cách từ tung phấn đến phun râu càng ngắn thì càng tốt cho quá trình hình thành hạt. Điều kiện thuận lợi cho thụ phấn thụ tinh ở ngô là 20 - 220C, ẩm độ là 80%, nhiệt
độ nhỏ hơn 130C và lớn hơn 350C hạt phấn sẽ bị mất sức sống và chết hoặc khi độẩm quá cao hay quá thấp. Quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy, các công thức có thời gian từ gieo đến tung phấn biến động từ 70 - 71 ngày và giữa các công thức không có sự khác nhau. Như vậy mật độ và khoảng cách các hàng thay đổi không ảnh hưởng đến thời gian từ gieo đến tung phấn của giống ngô nếp lai HN88 này. Thời gian từ gieo đến tung phấn phun râu của giống ngô nếp lai HN88 kéo dài hơn so đặc tính của giống là do giai đoạn này ngô gặp điều kiện thời tiết nhiệt độ không khí thấp, mưa phùn liên tục và không có nắng
Khoảng thời gian giữa tung phấn và phun râu cũng là yếu tố quyết định
đến tỷ lệ thụ phấn, thụ tinh của ngô. Thời gian giữa tung phấn và phun râu ở
các mật độ tập trung chênh lệch nhau 1 đến 5 ngày. Hiện tượng tung phấn trước phun râu gọi là tính nhị chín trước (Protandry), ngược lại phun râu trước tung phấn gọi là tính nhụy chín trước (Protogyny). Ở điều kiện nước ta từ
tung phấn đến phun râu trong thời gian từ 1 - 3 ngày. Nếu thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu lớn làm cho quá trình thụ phấn thụ tinh diễn ra khó khăn, ảnh hưởng tới số noãn được thụ tinh, những noãn không được thụ tinh sẽ không cho hạt và bị thoái hóa dẫn đến hiện tượng bắp đuôi chuột,
ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy khoảng thời gian giữa tung phấn và phun râu tập trung, chênh lệch từ 0 - 1 ngày rất thuận lợi cho quá trình thụ
phấn, thụ tinh.
4.1.3. Giai đoạn từ gieo đến chín sinh lý
Thời gian sinh trưởng của cây ngô được tính từ gieo đến chín sính lý. Thời kỳ chín sinh lý được xác định khi xuất hiện chấm đen ở chân hạt, khi
cây ngô chín sinh lý vật chất khô trong hạt đạt trọng lượng tối đa. Thân lá, và lá bi chuyển sang màu vàng, khô dần đi, lúc này độ ẩm hạt giảm xuống chỉ
còn 30 - 35% .
Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy: Thời gian sinh trưởng giông ngô nếp HN88 qua các công thức mật độ khoảng cách biến động từ 105 - 107 ngày. Như vậy, mật độ khoảng cách trồng khác nhau không ảnh hưởng nhiều tới thời gian chin sinh lý của ngô nếp lai HN88.
4.2. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách gieo trồng đến đặc điểm hình thái của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên thái của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên
Qua theo dõi các mật độ về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá trên cây, chỉ số diện tích lá chúng ta nhận thấy sự ảnh hưởng rõ ràng của mật độđến tốc độ tăng trưởng của cây ngô, sựảnh hưởng đó được thể hiện qua bảng 4.2.
Bảng 4.2. Một số đặc điểm hình thái của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách khác nhau Công thức Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Số lá/cây (lá) CSDTL (m2 lá/m2 đất) 1 135,1 58,0 15,7 3,36* 2 130,4 55,6 15,3 2,51ns 3 127,6 53,3 14,7 2,57ns 4 130,6 57,8 15,3 3,40* 5 (Đ/c) 129,8 54,0 15,0 2,57 P >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 CV (%) - - - 9,5 LSD.05 - - - 0,51
4.2.1. Chiều cao cây
Chiều cao cây là chỉ tiêu liên quan chặt chẽ đến khả năng chống đổ và hiệu quả sử dụng ánh sáng của quần thể ngô, biến động tùy thuộc vào giống,
điều kiện khí hậu và điều kiện môi trường. Qua bảng 4.2 cho thấy các công thức thí nghiệm có chiều cao cây biến động từ 127,6 - 135,1 cm tương đương so với công thức đối chứng (công thức 5). Như vậy mật độ khoảng cách không ảnh hưởng nhiều đến chiều cao cây của ngô nếp lai HN88.
4.2.2. Chiều cao đóng bắp
Chiều cao đóng bắp được xác định bằng khoảng cách từ mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng. Đối với giống có thời gian sinh trưởng ngắn vị trí đóng bắp thường ở đốt thứ 7 - 8 và chiếm 35 - 38 % chiều cao cây. Đối với giống có thời gian sinh trưởng dài vị trí đóng bắp thường ở đốt 10 - 14 chiếm 45 - 60% chiều cao của cây. Chiều cao đóng bắp cao quá, cây dễ bị đổ gãy, song thấp quá cũng gây khó khăn trong quá trình thụ phấn thụ tinh và thu hoạch. Chiều cao đóng bắp biến động phụ thuộc vào giồng và điệu kiện môi trường.
Cũng giống như chiều cao cao cây thì chiều cao đóng bắp cũng không có sự biến động nhiều. Qua bảng 4.2 cho thấy chiều cao đóng bắp biến động trong khoảng 53,3 - 58,0 cm. Trong đó tất cả các công thức thí nghiệm có chiều cao đóng bắp tương đương so với công thức đối chứng (công thức 5). Như vậy mật độ khoảng cách không ảnh hưởng nhiều đến chiều cao đóng bắp của ngô nếp lai HN88.
4.2.3. Số lá trên cây
Tổng số lá trên cây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của ngô do lá làm nhiệm vụ trao đổi khí, hô hấp, dự trữ dinh dưỡng cho cây, đồng thời là cơ
quan quang hợp chủ yếu. Số lá càng lớn thì khả năng cho năng suất càng cao, tuy nhiên số lá quá nhiều thì thường làm cho cây bị nhiễm sâu bệnh, khả năng chống đổ kém, khả năng cho năng suất không cao. Ngược lại số lá ít, hiệu
suất quang hợp sẽ giảm do vậy năng suất sẽ thấp. Số lá trên cây là đặc điểm tương đối ổn định, phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính di truyền của từng giống.
Qua bảng 4.2 cho thấy số lá trên cây của giống ngô nếp lai HN88 ở các công thức thí nghiệm biến động từ 14,7 - 15,7 lá. Tất cả các công thức thí nghiệm đều có số lá trên cây tương đương so với công thức đối chứng (công thức 5). Như vậy mật độ khoảng cách ảnh hưởng ít đến số lá trên cây của giống ngô nếp lai HN88.
4.2.4. Chỉ số diện tích lá
Hoạt động quang hợp đã tạo ra 90 - 95% chất khô tích lũy trong đời sống cây trồng, trong đó diện tích lá là một yếu tốảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh vật học, điều này đã được chứng minh bởi Nisiporpvich. Trong thời kỳ
gieo hạt và thời kỳ cây con diện tích lá thấp, diện tích lá tăng dần và tối đa ở
thời kỳ ra hoa, sau đó giảm dần cho đến khi thu hoạch.
Qua bảng 4.2 ta thấy chỉ số diện tích lá của giống ngô nếp lai HN88 biến
động trong khoảng từ 2,51 - 3,40 (m2 lá/m2 đất). Trong đó, công thức 1 (3,36 m2 lá/m2 đất) và công thức 4 (3,40 m2 lá/m2 đất) có CSDTL cao hơn so với công thức đối chứng (công thức 5) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 2 (2,51 m2 lá/m2 đất) và công thức 3 (2,57 m2 lá/m2 đất) có CSDTL tương đương so với công thức đối chứng. Như vậy, mật độ khoảng cách trồng ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá của giống ngô nếp lai HN88.
4.3. Trạng thái cây, độ che kín bắp, màu hạt, dạng hạt của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách lai HN88 qua các mật độ khoảng cách
Theo dõi trạng thái cây và các đặc điểm của bắp giúp ta đánh giá được tổng thể sự sinh trưởng, phát triển, mức độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách. Kết quả của thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Trạng thái cây, độ che kín bắp, màu hạt, dạng hạt của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách
Đơn vị: Điểm 1 - 5 Công thức Trạng thái cây Độ che kín bắp Màu sắc hạt Dạng hạt 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 2 2 2 4 2 2 2 2 5 (Đ/c) 3 2 2 2 4.3.1. Trạng thái cây
Trạng thái cây lúc thu hoạch có liên quan đến năng suất của giống ngô. Trạng thái cây tốt có khả năng cho năng suất cao và ngược lại. Trạng thái cây
được đánh giá bằng phương pháp cảm quan, dựa vào chiều cao cây, chiều cao
đóng bắp, độđồng đều của cây, mức độ thiệt hại do sâu hại gây ra và tỷ lệđổ gãy. Qua bảng 4.3 cho thấy các mật độ khoảng cách thí nghiệm có trạng thái cây từ khá đến trung bình (điểm 2 - điểm 3). Trong đó, công thức 3 có trạng thái cây tương đương so với công thức đối chứng ở mức độ trung bình (điểm 3). Các công thức còn lại có trạng thái cây tốt hơn công thức đối chứng ở mức
độ khá (điểm 2). Tuy nhiên không có công thức nào có trạng thái cây ở mức
độđiểm tốt (điểm 1).
4.3.2. Độ che kín bắp
Qua bảng 4.3 cho thấy các công thức thí nghiệm có độ che kín bắp tương
đương so với công thức đối chứng (công thức 5) ở mức độ điểm 2 (kín).
4.3.3. Dạng hạt và màu sắc hạt
Dạng hạt và màu sắc hạt của các công thức thí nghiệm là giống nhau: Dạng hạt đạt điểm 2 (bán đá), màu sắc hạt đạt điểm 2 (trắng đục).
4.4. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách đến mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên năng chống đổ của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên
Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của ngô là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình chọn lọc và đánh giá giống ngô. Hiện nay có nhiều loại sâu bệnh có hiện tượng kháng thuốc nên việc tạo ra những giống ngô có khả năng chống chịu cao là rất cần thiết, mặt khác việc bố trí thời vụ gieo trồng, cơ cấu cây trồng cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng chống chịu của ngô. Một đặc điểm của các giống ngô lai là có khả năng cho năng suất cao nhưng khả năng chống chịu kém. Tuy nhiên, mục đích của các nhà chọn tạo giống hiện nay là tạo ra những giống cho năng suất cao, khả
năng chống chịu tốt. Trong thời gian tiến hành thí nghiệm tại Thái Nguyên, mặc dù không có dịch bệnh và sâu hại lan tràn nhưng tình hình thời tiết diễn biến khá phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng chống đổ và mức độ
nhiễm sâu bệnh của giống ngô nếp lai HN88. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu chống chịu sâu bệnh và khả năng chống đổ của giống ngô nếp lai HN88 ở các mật độ khoảng cách khác nhau được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Tỷ lệ sâu bệnh và khả năng chống đổ của giống ngô nếp HN88 qua các mật độ khoảng cách khác nhau
Công thức
Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh Tỷ lệđổ gãy Sâu đục thân (điểm 1 - 5) Sâu đục bắp (điểm 1 - 5) Bệnh khô vằn (%) Đổ rễ (%) Gãy thân (điểm 1 - 5) 1 1 1 2,3 4,3 1 2 1 2 5,3 11,7 1 3 1 2 5,7 20,7 1 4 1 2 4,0 2,0 1 5 (Đ/c) 2 2 3,7 34,0 1
4.4.1. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách gieo trồng đến tình hình sâu bệnh hại của ngô
Trong yêu cầu tăng năng suất và sản lượng của ngô, sâu bệnh được coi là hạn chế chính và gây khó khăn không nhỏ cho người sản xuất ngô. Có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh tế. Theo tài liệu của tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO): Tổng thiệt hại do sâu gây ra mỗi năm là 20 - 30 tỷđô la, bằng 13 - 14% sản lượng; do bệnh gây ra là 24 - 25 tỷ đô la, bằng 11 - 12% sản lượng. Ở Việt Nam, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển. Tuy nhiên đây cũng là
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh phá hại, nhiều khi trở thành dịch không kiểm soát được. Mặt khác việc thâm canh tăng vụ làm cho tình hình sâu bệnh ngày càng phức tạp cùng với thói quen lạm dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh, sử dụng quá liều lượng trong thời gian dài đã dẫn đến tính kháng thuốc của sâu, bệnh làm cho việc phòng trừ ngày càng khó khăn hơn. Những biện pháp quan trọng làm giảm ảnh hưởng, tác hại của sâu bệnh đến năng suất, sản lượng của ngô là bố trí thời vụ, cơ cấu cây trồng, luân canh… Những biện pháp này vừa có hiệu quả kinh tế
vừa an toàn cho môi trường và con người.
4.4.1.1. Sâu đục thân (Ostrinia Nubilalis.; Ostrinia Funacalis H.)
Sự phân bố rộng rãi của sâu đục thân tại các vùng trồng ngô trong cả