Công tác vệ sinh và an toàn lao động

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. (Trang 59)

32 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

4.5.2.2.Công tác vệ sinh và an toàn lao động

- Bảo đảm an toàn lao động nghề nghiệp cho tất cả các nhân viên y tế

cũng như nhân viên phục vụ trong bệnh viện, tránh hay hạn chế mắc phải các bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với môi trường có nhiều nguồn lây nhiễm và các chế phẩm sinh học hay hoá chất độc hại (ví dụ nhiễm HIV qua chất thải y tế nguy hại...).

- Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật an toàn đối với các máy móc chuyên dụng trong ngành, thường xuyên kiểm tra an toàn vệ sinh lao động. Bệnh viện tổ chức lao động hợp lý và có các thiết bị phòng hộ cá nhân để tránh lây nhiễm trong nhân viên, lây chéo trong bệnh viện và đảm bảo môi trường chung.

- Khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề ít nhất 01 lần/năm. Đối với những nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khám ít nhất 01 lần/6tháng.

- Tổ chức quan trắc giám sát môi trường lao động đối với những thông số có khả năng gây bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Lập hồ sơ lưu giữ

và theo dõi các thông số quan trắc theo quy định - Trang bị phòng hộ lao động, cấp cứu.

- Bố trí khu nhà nghỉ đủ điều kiện thoáng mát, phục vụ cán bộ, công nhân viên và bệnh nhân khi nghỉ ngơi giữa ca, ăn trưa nhằm đảm bảo phục hồi sức khỏe sau khi làm việc.

- Đảm bảo cung cấp nước sạch cho bệnh viện.

- Tạo điều kiện làm việc thuận lợi và an toàn cho các nhân viên và hiệu quả hoạt động của công tác quản lý, xử lý và tiêu huỷ chất thải nguy hại.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. (Trang 59)