0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Thực trạng phát triển đô thị

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH BẰNG CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM VILIS TẠI THỊ TRẤN THẮNG – HUYỆN HIỆP HÒA – TỈNH BẮC GIANG. (Trang 34 -34 )

Hướng phát triển thị trấn chủ yếu về phía Tây và phía Nam gắn với Quốc lộ 37 và đường cao tốc mới đi Thành phố Hà Nội; Quốc lộ 1A cũ, Quốc lộ 1A mới đi qua thị xã Bắc Giang; Phía Đông giới hạn phát triển đến đường điện 35KV; Xây dựng một khu công nghiệp phía Đông Nam làm động lực phát triển kinh tế.

Thị trấn Thắng có 5789 nhân khẩu sinh sống với 5 khu phố. Khu đô thị số 1 và số 2 chủ yếu là vùng dân cư hiện trạng cải tạo và phát triển một số khu mới. Khu đất đô thị số 3 và số 4 nằm ở phía Tây thị trấn hiện nay, đây là vùng đất ruộng bằng phẳng có nhiều quỹ đất phát triển đô thị mới. Khu đô thị số 5 nằm ở phía Bắc thị trấn gồm trung tâm thương mại, các khu đô thị mới, đô thị hiện trạng cải tạo.

Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Trong tương lại sẽ mở rộng thị trấn Thắng lên thành đô thị loại 4, hướng tới phát triển thành thị xã Thắng.

4.1.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương. Trong đó tập trung vào lĩnh vực như Trường học, Trạm y tế và các thiết chế văn hóa.

Tích cực tuyên truyền giải tỏa hành lang an toàn giao thông, giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn như đường 675, đường Tuệ Tĩnh và khu trung tâm Tượng

đài. Các công trình xây dựng cơ bản của thị trấn đều được thực hiện đúng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đúng theo tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật.

4.1.3. Đánh giá chung v điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi

* Thuận lợi

- Nhìn chung, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường của thị trấn thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Nằm không xa thủ đô Hà Nội, có tuyến đường tỉnh lộ 296 nối thị trấn với Quốc lộ 3 và đường cao tốc. Quốc lộ 37 nối thị trấn với Quốc lộ 1A cũ và mới cũng như một số đô thị khác của tỉnh, thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển kinh tế với các xã trong huyện, trong tỉnh và các địa phương khác trong vùng.

- Về cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, cụ thể là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, góp phần tích cực tăng việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy của chính quyền thị trấn, cán bộ và nhân dân đoàn kết, thống nhất, quyết tâm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của thị trấn đề ra. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTD diễn ra sôi nổi. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai sâu rộng.

- Nền đất xây dựng thuận lợi, sẵn có công trình đầu mối (cấp điện, cấp nước,…) phục vụ phát triển đô thị.

- Người dân đã tích cực áp dụng những tiến bộ khoa học kí thuật mới, đưa giống cây trông vật nuôi cho năng suất tăng cao, chất lượng tốt vào thâm canh theo cơ chế thị trường.

* Khó khăn

- Tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn chậm, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn còn ít, các loại hình thương mại và dịch vụ phát triển chưa mạnh, quy mô còn nhỏ lẻ phân tán. Chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp còn chậm, thu nhập bình quân trên một diện tích đất nông nghiệp còn thấp.

- Tình hình vi phạm trật tự đô thị, trật tự an tòa giao thông vẫn còn diễn ra. - Do quỹ đất còn hạn chế nên chưa có quy hoạch xây dựng các sân chơi, bãi tập cho nhân dân nên phần nào ảnh hưởng đến việc phát triển phong

trào thể thao của địa phương.

4.2. Sơ lược về hiện trạng sử dụng đất và tình hình sử dụng và quản lý

đất đai tại thị trấn Thắng

4.2.1. Hin trng s dng đất

Hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Thắng được thể hiện qua biểu đồ cơ cấu hiện trạng sử dụng đất:

81.32 0.1

18.59

Đất phi nông nghip Đất nông nhiệp

Đất chưa s dng

Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu hiện trạng sử dụng đất thị trấn Thắng - huyện Hiệp Hòa -tỉnh Bắc Giang

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hòa)

Tổng diện tích đất hiện trạng của thị trấn Thắng là 123,97 ha. Trong đó quỹ đất còn lại có thể phát triển đô thị còn rất ít, cụ thể đất nông nghiệp: 23.04 ha, chiếm 18.59% diện tích toàn thị trấn; Đất chưa sử dụng: 0,12 ha, chiếm 0,1% diện tích toàn thị trấn. Quỹ đất dành cho công viên - TDTT hầu như chưa có.

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Thắng

STT Hạng mục Diện tích

đất (ha)

Tỷ lệ (%)

I Đất phi nông nghiệp 100.81 81.32

1.1 Đất ở 55.05 44.41

1.2 Đất chuyên dùng (bao gồm: đất cơ quan, công trình công cộng, giáo dụng, y tế, văn hóa,…)

41.90 33.80

1.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0.18 0.15 1.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.54 1.24 1.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2.14 1.73

II Đất nông nhiệp 23.04 18.59

2.1 Đất sản xuất nông nghiệp 22.14 17.86 2.2 Đất trồng cây hàng năm khác 0.90 0.73

III Đất chưa sử dụng 0,12 0,10

Tổng cộng 123,97 100,0

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hòa)

4.2.2. Tình hình qun lý đất đai ti địa phương

Công tác quản lý đất đai của thị trấn Thắng đã có nhiều chuyển biến tích cực khi triển khai 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trong Luật Đất đai năm 2003. Qua đó đã góp phần đưa công tác quản lý và sử dụng đất của thị trấn đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên trong quá trình quản lý vẫn gặp một số khó khăn do công việc quá nhiều, công cụ quản lý còn thô sơ dẫn tới tình trạng chậm tiến độ trong công việc.

Việc đo đạc bản đồ địa chính, chính quy năm 2000 đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý đất đai trên địa bàn thị trấn Thắng.

Thị trấn Thắng đã xây dựng quy hoạch sử đất giai đoạn 2007 - 2025, đây là cơ sở quan trọng cho việc giao đất, thu hồi đất, xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm của thị trấn. Công tác thống kê đất đai được tổ chức thực hiện thường xuyên. Hàng năm, thị trấn thống kê biến động đất đai, lập biểu thống kê đến thời điểm 01/01 hàng năm nộp lên huyện để tổng hợp biểu thống kê đất toàn huyện.

Nhìn chung khó khăn tồn tại lớn nhất trong công tác giao đất, cho thuê đất là việc đền bù giải phóng mặt bằng và việc tổ chức thực hiện công tác đền bù do nhận thức của người dân cũng như một số bất cập trong các văn bản pháp luật. Xong Đảng Ủy, HĐND, UBND thị trấn đã luôn đặt nhiệm vụ quản lý đất đai lên hàng đầu và thường xuyên quan tâm. Các trường hợp khiếu nại, tố cáo về đất đai giảm rõ rệt, các đơn thư đều được tiếp nhận kịp thời, giải quyết thấu đáo.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH BẰNG CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM VILIS TẠI THỊ TRẤN THẮNG – HUYỆN HIỆP HÒA – TỈNH BẮC GIANG. (Trang 34 -34 )

×