Đánh giá chung về tổng quan tài liệu

Một phần của tài liệu Xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính bằng công nghệ phần mềm ViLIS tại thị trấn Thắng – huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang. (Trang 25)

Qua phần tổng quan tài liệu đã nói lên những cơ sở khoa học của đề tài và một số các khái niệm cơ bản về các loại sổ sách trong hồ sơ địa chính, các phần mềm liên quan đến chuyên đề. Cùng với sự phát triển của thế giới, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai trong nước nói chung và các địa phương nói riêng đã được ứng dụng rộng rãi. Xong việc quản lý hồ sơ địa chính tại địa phương vẫn chưa thực sự hiệu quả và gặp nhiều khó khăn nên em tiến hành thực hiện chuyên đề nhằm khắc phục các khó khăn đã gặp phải trong thời gian qua.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bản đồ số và hồ sơ địa chính của thị trấn Thắng - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang.

3.1.2. Phm vi nghiên cu

Địa bàn thị trấn Thắng - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang.

- Thời gian: Từ 07/01 - 30/04/2014

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi ti th trn Thng - huyn Hip Hòa - tnh Bc Giang Hòa - tnh Bc Giang

3.3.1.1: Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý Địa hình địa mạo Khí hậu

Các nguồn tài nguyên

3.3.1.2: Điều kiện kinh tế - xã hội

Tăng trưởng kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thực trạng phát triển các ngành kinh tế Dân số, lao động, việc làm

Thực trạng phát triển đô thị

Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

3.3.1.3: Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội

Thuận lợi Khó khăn

3.3.2. Sơ lược v hin trng s dng đất và tình hình qun lý đất đai ca thtrn Thng - huyn Hip Hòa - tnh Bc Giang trn Thng - huyn Hip Hòa - tnh Bc Giang

3.3.2.1: Hiện trạng sử dụng đất

3.3.2.2: Tình hình quản lý đất đai tại địa phương

3.3.3. Thành lp cơ s d liu địa chính ti th trn Thng - huyn Hip Hòa - tnh Bc Giang Hòa - tnh Bc Giang

3.3.3.1. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu bản đồ tại địa phương

* Đánh giá h thng bn đồ * Chnh sa biến động

* Thc hin đưa các biến động v thông tin tha đất vào bn đồ s

3.3.3.2. Quản lý cơ sở thuộc tính

* Mã tha đất

* Tên ch s dng đất * Địa ch tha đất

* S giy chng nhn quyn s dng đất * Din tích tha đất

* Thông tin khác liên quan ti tha đất

3.3.4. Qun lý, khai thác, đánh giá kết qung dng công ngh phn mm ViLIS và các gii pháp khc phc ViLIS và các gii pháp khc phc

3.3.4.1. Quản lý 3.3.4.2. Khai thác

3.3.4.3. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp điu tra thu thp s liu

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của thị trấn Thắng.

- Thu thập các tài liệu về hồ sơ địa chính và các tài liệu liên quan. - Bản đồ địa chính và các loại bản đồ liên quan đến hồ sơ địa chính. - Hồ sơ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai.

Quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính bao gồm hai giai đoạn cơ bản là xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính, quá trình đó được cụ thể như sau:

+ Thu thập dữ liệu đầu vào

+ Hoàn thiện cơ sở dữ liệu đầu vào bằng phần mềm Microstation và Famis: Bản đồ địa chính thu thập được là dạng số bản đồ được thành lập theo hệ tọa hộ VN-2000. Sau đó chuẩn hóa dữ liệu bản đồ và nhập dữ liệu thông tin thuộc tính cho toàn bộ thửa đất trong tờ bản đồ, rồi thực hiện chuyển đổi dữ liệu từ Famis (*.Dgn) sang ViLIS (*.Shape).

+ Nhập dữ liệu vào ViLIS: Sau khi chuyển đổi dữ liệu thành công, tiến hành thiết lập cơ sở dữ liệu, nhập dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính vào ViLIS.

3.4.2. Phương pháp thng kê và x lý s liu

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu đã thu thập trong công tác điều tra thu thập số liệu, tiến hành phân tích, chọn lọc và xử lý, đưa ra các số liệu hợp lý, có cơ sở khoa học và thực tiễn.

Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng các phần mềm tin học như Word, Exel,..

3.4.3. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến đóng góp của giảng viên hướng dẫn và các cán bộ làm việc tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Hiệp Hòa trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ phần mềm ViLIS trong quản lý đất đai và các phần mềm chuyên ngành khác như Microstation SE, Famis,…

3.4.4. Phương pháp bn đồ

Là phương pháp qui về cùng tỷ lệ của bản trích đo biến động được pháp lý hóa để chỉnh lý trên bản đồ địa chính đúng với hiện trạng sử dụng đất. Phương pháp này được ứng dụng để thu nhập bản đồ địa chính, phân tích biến động đất đai trên cơ sở đối chiếu giữa các loại bản đồ và biến động đất đai trên thực tế.

3.4.5. Phương pháp tng hp, phân loi

Tổng hợp, chọn lọc số liệu để xây dựng hệ thống đất đai hoàn chỉnh hơn. Là phương pháp trung gian dùng để tổng hợp toàn bộ hồ sơ đăng ký biến

động đất đai và xử lý các số liệu biến động đất đai nhằm giúp cho việc phân tích và đánh giá được dễ dàng hơn.

Phương pháp phân loại hồ sơ địa chính và các dạng biến động: Trên cơ sở thu thập số liệu, tài liệu để phân loại hồ sơ địa chính ra từng các loại khác nhau về số tờ bản đồ địa chính, loại hình biến động,… Sau đó phân ra các loại biến động.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Thắng - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang Hòa - tỉnh Bắc Giang

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Thắng nằm trên QL37 và các TL295, 296. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 50km về phía Tây Nam, cách thành phố Bắc Giang 30km, cách thành phố Bắc Ninh 30km, cách thành phố Thái Nguyên 40km nên có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội với hệ thống giao thông liên kết với các trung tâm kinh tế lớn.

Địa giới hành chính của Thị trấn Thắng:

+ Phía Đông giáp xã Ngọc Sơn, xã Lương Phong; + Phía Tây giáp xã Đức Thắng;

+ Phía Nam giáp xã Đức Thắng, xã Lương Phong; + Phía Bắc giáp xã Ngọc Sơn, xã Đức Thắng.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thị trấn Thắng có đặc điểm địa hình đồi núi thấp. Đây cũng là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng bao gồm các gò đồi thấp có độ dốc thoải, thuận lợi để phát triển xây dựng và nông nghiệp.

Hướng dốc chính theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và các hướng dốc cục bộ từ các gò đồi về các cánh đồng màu và lúa nước xung quanh. Cao độ địa hình biến thiên từ 6 - 30 m.

4.1.1.3. Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Bắc Bộ. Nhìn chung, khí hậu của thị trấn tương đối ổn định và khá ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Trong năm có bốn mùa rõ rệt: Mùa hạ khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam; mùa đông khí hậu lạnh và khô, hướng gió chủ yếu là gió Đông Bắc; mùa xuân và mùa thu là mùa chuyển tiếp của 2 mùa đông và hạ tiết thời mát mẻ se lạnh, có mưa phùn vào mùa xuân và hanh khô vào mùa thu.

- Nhiệt độ trung bình: 23,40C.

- Nhiệt độ trung bình lớn nhất: 27,90C (cao nhất tuyệt đối : 380

C) - Nhiệt độ trung bình nhỏ nhất: 210C (thấp nhất tuyệt đối: 100

C) - Độ ẩm trung bình: 84,3% (độ ẩm thấp nhất 11%) - Lượng mưa trung bình năm: 1568 mm, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9, mưa tập trung nhất vào tháng 7 và tháng 8. Lượng mưa ngày cao nhất là 204 mm.

- Nắng: Số giờ nắng bình quân trong năm 1377,5 h/năm. - Lượng bốc hơi trung bình: 789,6 mm.

- Chế độ gió: Thịnh hành theo 2 hướng chính: Đông Bắc và Đông Nam, mùa Đông - gió Đông Bắc thường ổn định, ít thay đổi hơn gió Đông Nam trong mùa hạ.

- Vận tốc gió mạnh nhất: 36 m/s.

- Bão: Tỉnh Bắc Giang là vùng ít bão, tháng 8 hàng năm là tháng có nhiều mưa.

- Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: Sương muối, sương mù, thường xuất hiện vào tháng 1 - 3, ít ảnh hưởng đến nông nghiệp trừ trường hợp rét kéo dài, đôi khi xuất hiện mưa đá, áp thấp nhiệt đới,...vv.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên khác * Thủy văn và công trình thủy lợi * Thủy văn và công trình thủy lợi

- Huyện Hiệp Hòa chịu ảnh hưởng thủy văn của sông Cầu. Sông chảy bên ngoài ranh giới thị trấn Thắng, huyện có tuyến đê cấp III đê Quốc gia bảo vệ vùng dân cư và vùng đất canh tác trũng thấp (cao trung bình đỉnh đê +10 m), khả năng chống lũ ở cấp báo động 3.

- Địa hình thị trấn Thắng tương đối cao (6 - 30 m), không chịu ảnh hưởng thủy văn sông Cầu. Đi qua thị trấn có tuyến kênh tưới (kết hợp tiêu trong mùa lũ) và hai tuyến mương tiêu tự chảy, tiêu cho khu vực phía Đông và lưu vực phía Tây thị trấn. Nhìn chung thị trấn không bị ngập lũ và hiện tượng úng cục bộ cũng rất hãn hữu.

* Địa chất công trình và địa chất thủy văn

- Qua một số mũi khoan và thực tế xây dựng các công trình thấy khả năng chịu lực của nền đất tại khu vực gò, đồi là tương đối tốt.

- Nước ngầm: Khu vực thị trấn chưa có tài kiệu khảo sát nước ngầm. Tuy nhiên qua điều tra, nước ngầm tại các giếng khơi xuất hiện ở độ sâu từ 15 - 25 m. * Địa chấn

Theo tài liệu dự báo của Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Khoa học Việt Nam, khu vực nghiên cứu thiết kế nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 7 (với tần xuất lặp lại B ≥ 0,005, chu kỳ 200 năm ≥ T). Cần có giải pháp hợp lý về kết cấu công trình.

* Tài nguyên nhân văn

Năm 2013 dân số thị trấn Thắng là 5789 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Kinh. Nhân dân luôn đoàn kết và tham gia tích cực các hoạt động của Đoàn, Đảng cộng sản đề ra. Thị trấn luôn đứng đầu trong toàn huyện về thực hiện nếp sống văn minh, phấn đấu xây dựng các danh hiệu văn hóa luôn được chú trọng. Tỷ lệ gia đình văn hóa luôn duy trì và ngày càng phát triển: năm 2013 có 1479 hộ/1544 hộ, chiếm 95,7%; 5/5 khu đạt khu phố văn hóa cấp huyện; 2/5 khu đề nghị đạt danh hiệu khu phố văn hóa cấp tỉnh. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng với khu di tích An toàn khu kết hợp với sự phong phú của các Lễ hội truyền thống, văn hóa dân gian tạo nguồn lực đáng kể để phát triển ngành du lịch, dịch vụ thương mại. Trong đó trung tâm là thị trấn lâu đời Phố Thắng để thúc đẩy kinh tế - xã hội toàn diện trong những năm tới. Ngoài ra Khu vực Ông Tượng vừa là một di tích lịch sử vừa là một trung tâm thương mại của huyện. Ông Tượng là biểu tượng cho truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Hiệp Hòa được xây dựng vào năm 1970. Cây đa cổ thụ trước cửa Ủy ban huyện đã có hàng trăm năm. Chợ Ông Tượng họp suốt cả ngày. Xung quanh Ông Tượng là hệ thống ngân hàng, bưu điện, các cửa hàng buôn bán tấp nập.

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Được sự quan tâm, tạo mọi điều kiện của Huyện uỷ - HĐND - UBND và các phòng ban chức năng của huyện Hiệp Hòa. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ - HĐND - UBND thị trấn Thắng đã chủ động phối, kết hợp với UBMTTQ và các đoàn thể, động viên nhân dân đoàn kết, cùng đồng lòng quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của thị

trấn đã đề ra. Nền kinh tế của thị trấn Thắng trong năm qua đã đạt được những thành tích đáng khích lệ với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao. Báo cáo thu ngân sách năm 2013 là 3667604078 đồng đạt 130%.

4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cùng với sự phát triển của đất nước thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị trấn trong những năm gần đây tương đối nhanh và đúng hướng. Tỷ lệ các hộ kinh doanh buôn bán ngày càng tăng và phát triển trên quy mô rộng lớn hơn. Sản xuất nông nghiệp đang giảm dần để ưu tiên quỹ đất cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Năm 2013 là năm có nhiều khó khăn về kinh tế, lại là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010 - 2015. Để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2013, UBND thị trấn đã bám sát sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện, của Đảng ủy, HĐND thị trấn; được sự giúp đỡ của cơ quan, ban ngành, sự chủ động thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đã đề ra. Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế năm 2013 đã đạt được như sau:

Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ:

Trên địa bàn thị trấn Thắng có 24 doanh nghiệp đang hoạt động, làm ăn có hiệu quả, đem lại nguồn thu lớn cho địa phương, giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng trăm lao động. Hiện tại có 374 hộ kinh doanh trong diện quản lý và các hộ kinh doanh nhỏ lẻ theo thời vụ.

Về nông nghiệp:

Tập trung giao cấy, chăm sóc thâm canh tăng năng suất cây trồng, để đẩy mạnh việc đưa các giống cây trồng vật nuôi mới vào sản xuất. Tổng sản lượng lương thực có hạt: 122,1 tấn. Lúa: Diện tích: 24 ha, năng suất: 50,87 tạ/ha. Lạc: Diện tích: 14 ha, năng suất 21 tạ/ha.

Duy trì và phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa có lựa chọn, đẩy mạnh công tác phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Tổng đàn bò là 12 con, đàn lợn là 80 con, đàn gia cầm 1200 con.

4.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm

Dân số của thị trấn năm 2013 có 5789 người với 1544 hộ gia đình, thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc kinh sinh sống. Thị trấn được chia làm 5 khu nhưng sự phân bố dân số không đồng đều giữa các khu.

Tổng số lao động có 3120 người, chiếm 53.89% dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 65% (đào tạo nghề 45%). Giải quyết việc làm mới cho 40 người, trong đó xuất khẩu lao động là 3 người. Hiện thị trấn đang lỗ lực gắn mục tiêu giải quyết việc làm với chiến lược phát triển kinh tế, ổn định trật tự, an toàn xã hội nhằm tạo những chuyển biến tích cực trong đời sống của nhân dân.

4.1.2.5. Thực trạng phát triển đô thị

Hướng phát triển thị trấn chủ yếu về phía Tây và phía Nam gắn với Quốc lộ 37 và đường cao tốc mới đi Thành phố Hà Nội; Quốc lộ 1A cũ, Quốc lộ 1A mới đi qua thị xã Bắc Giang; Phía Đông giới hạn phát triển đến đường điện 35KV; Xây dựng một khu công nghiệp phía Đông Nam làm động lực

Một phần của tài liệu Xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính bằng công nghệ phần mềm ViLIS tại thị trấn Thắng – huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)