* Thủy văn và công trình thủy lợi
- Huyện Hiệp Hòa chịu ảnh hưởng thủy văn của sông Cầu. Sông chảy bên ngoài ranh giới thị trấn Thắng, huyện có tuyến đê cấp III đê Quốc gia bảo vệ vùng dân cư và vùng đất canh tác trũng thấp (cao trung bình đỉnh đê +10 m), khả năng chống lũ ở cấp báo động 3.
- Địa hình thị trấn Thắng tương đối cao (6 - 30 m), không chịu ảnh hưởng thủy văn sông Cầu. Đi qua thị trấn có tuyến kênh tưới (kết hợp tiêu trong mùa lũ) và hai tuyến mương tiêu tự chảy, tiêu cho khu vực phía Đông và lưu vực phía Tây thị trấn. Nhìn chung thị trấn không bị ngập lũ và hiện tượng úng cục bộ cũng rất hãn hữu.
* Địa chất công trình và địa chất thủy văn
- Qua một số mũi khoan và thực tế xây dựng các công trình thấy khả năng chịu lực của nền đất tại khu vực gò, đồi là tương đối tốt.
- Nước ngầm: Khu vực thị trấn chưa có tài kiệu khảo sát nước ngầm. Tuy nhiên qua điều tra, nước ngầm tại các giếng khơi xuất hiện ở độ sâu từ 15 - 25 m. * Địa chấn
Theo tài liệu dự báo của Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Khoa học Việt Nam, khu vực nghiên cứu thiết kế nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 7 (với tần xuất lặp lại B ≥ 0,005, chu kỳ 200 năm ≥ T). Cần có giải pháp hợp lý về kết cấu công trình.
* Tài nguyên nhân văn
Năm 2013 dân số thị trấn Thắng là 5789 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Kinh. Nhân dân luôn đoàn kết và tham gia tích cực các hoạt động của Đoàn, Đảng cộng sản đề ra. Thị trấn luôn đứng đầu trong toàn huyện về thực hiện nếp sống văn minh, phấn đấu xây dựng các danh hiệu văn hóa luôn được chú trọng. Tỷ lệ gia đình văn hóa luôn duy trì và ngày càng phát triển: năm 2013 có 1479 hộ/1544 hộ, chiếm 95,7%; 5/5 khu đạt khu phố văn hóa cấp huyện; 2/5 khu đề nghị đạt danh hiệu khu phố văn hóa cấp tỉnh. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng với khu di tích An toàn khu kết hợp với sự phong phú của các Lễ hội truyền thống, văn hóa dân gian tạo nguồn lực đáng kể để phát triển ngành du lịch, dịch vụ thương mại. Trong đó trung tâm là thị trấn lâu đời Phố Thắng để thúc đẩy kinh tế - xã hội toàn diện trong những năm tới. Ngoài ra Khu vực Ông Tượng vừa là một di tích lịch sử vừa là một trung tâm thương mại của huyện. Ông Tượng là biểu tượng cho truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Hiệp Hòa được xây dựng vào năm 1970. Cây đa cổ thụ trước cửa Ủy ban huyện đã có hàng trăm năm. Chợ Ông Tượng họp suốt cả ngày. Xung quanh Ông Tượng là hệ thống ngân hàng, bưu điện, các cửa hàng buôn bán tấp nập.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội