4.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất tại xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hóa
STT Mục đích sử dụng Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 2601.97 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 2481,83 95,38
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 641,95 24,67 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 236,17 9,07
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 217,32 8,36
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HCK 18,85 0,73 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 405.78 15,60 1.1.2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC 283,07 10,87 1.1.2.2 Đất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ 30,50 1,18 1.1.2.3 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 91,81 3,52
1.2 Đất lâm ngiệp LNP 1731,69 66,55
1.2.1 Đất rừng sản xuất RXS 1713,31 65,84
1.2.2 Đất rừng đặc dụng RDD 18,38 0,70
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 108.19 4,15
2 Đất phi nông nghiệp PNN 104,42 4,01
2.1 Đất ở OTC 39.43 1,51
2.2 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp CTS 0.57 0,02 2.3 Đất có mục đích công cộng CCC 44,07 1,70
2.3.1 Đất giao thông DGT 39.16 1,50
2.3.2 Đất thủy lợi DTL 1.50 0,05
2.3.3 Đất công trình năng lượng DNL 0.02 0,0007 2.3.4 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0.02 0,0007
2.3.5 Đất cơ sở văn hóa DVH 0.54 0,02
2.3.6 Đất cơ sở y tế DYT 0,09 0,003
2.3.7 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 1,38 0,05
2.3.8 Đất chợ DCH 0.33 0,01
2.3.9 Đất cơ sở giáo dục – đào tạo DGD 1.03 0,03 2.8 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2.62 0,10 2.9 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 20.35 0,78
3 Đất chưa sử dụng CSD 15.73 0,60
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của xã Bộc Nhiêu năm 2011
Qua biểu 4.1 ta thấy: Xã có tổng diện tích tự nhiên là 2601,97 ha.
Trong đó: Loại đất chính cũng như sử dụng nhiều nhất trong xã là đất nông nghiệp với diện tích chiếm tỷ lệ rất lớn là 2481,83 ha, chiếm 95,38% diện tích đất của toàn xã.
Đất phi nông nghiệp trong xã với diện tích là 104,42 ha, chiếm 4,01% diện tích đất của toàn xã, chủ yếu là đất ở, đất giao thông và đất sông suối và mặt nước chuyên dùng.
Loại đất ít nhất trong xã là đất chưa sử dụng chiếm 0,6% diện tích đất của toàn xã với 15,73 ha, bao gồm đất bằng chưa sử dụng vàđất đồi núi chưa sử dụng.
Qua đây cho thấy được cơ cấu sản xuất trong xã, với đất nông nghiệp có diện tích lớn nên xã Bộc Nhiêu vẫn là một xã thuần nông, người dân trong xã phần lớn là sản xuất nông nghiệp trực tiếp lao động sản xuất như trồng lúa, trồng cây hàng năm, cây lâu năm và trồng rừng…
Vì là một xã vùng cao và chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên việc chuyển QSD đất cũng có ảnh hưởng nhất định, với đất trong xã chủ yếu là đất nông nghiệp nên việc chuyển QSD đất sẽ không được diễn ra sôi nổi như ở những địa phương khác có diện tích đất nông nghiệp ít hơn và có diện tích đất phi nông nghiệp nhiều hơn. Việc chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ
không diễn ra thường xuyên do tập quán giữ đất canh tác của người dân, mặt khác đất nông nghiệp không có giá trị cao như đất phi nông nghiệp.
4.1.3.2. Tình hình quản lí đất đai tại xã Bộc Nhiêu.
Công tác quản lí đất đai tại xã Bộc Nhiêu trong những năm gần đây ngày càng được thực hiện chặt chẽ nhất là sau khi ban hành Luật Đất đai 2003. Việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lí, sử dụng đất đã được UBND xã thực hiện theo quyết định, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai 2003 và các văn bản dưới luật do UBND tỉnh Thái nguyên ban hành, tạo hành lang pháp lí góp phần đưa công tác quản lí đất đai của xã đi vào nề nếp.
- Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính: Đến nay xã đã có một hệ thống bản đồ địa chính với các tỉ lệ 1/1000 và 1/5000. Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã được UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo về chuyên môn, thực hiện tốt theo quy định, định kì 5 năm cùng với công tác kiểm kê đất đai; đồng thời bản đồ quy hoạch sử dụng đất của xã và các bản đồ quy hoạch chi tiết đã được thành lập trên nền bản đồ địa chính.
- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Về quy hoạch sử dụng đất, hàng năm xã đã thực hiện đầy đủ công tác lập kế hoạch sử dụng đất và thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đề ra. Tuy nhiên quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch còn gặp nhiều khó khăn là do công tác lập quy hoạch sử dụng đất còn nhiều bất cập.
- Công tác thống kê, kiểm kê đất đai: Hoàn thành công tác kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm theo chỉ thị số 28/2004/CT-TTg ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, với chất lượng được nâng cao, hạn chế được tình trạng sai lệch về số liệu, bản đồ với thực tế giữa các đợt thống kê, kiểm kê, phục vụ đắc lực công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã.
- Tình hình quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản: Cơ chế vận hành, quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản, vai trò quản lý Nhà nước về giá đất còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy công tác này được UBND xã thực hiện
theo chỉ đạo của UBND huyện trên cơ sở chặt chẽ việc chuyển nhượng, cho thuê quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (UBND xã Bộc Nhiêu).