Huyện Định Hóa có tổng diện tích tự nhiên là 520,75 km2. đã được đo đạc bản đồ địa chính với tỷ lệ 1/2000; 1/1000; 1/5000 đây là điều kiện thuận lợi cho từng địa phương, đơn vị thực hiện công tác quản lý đất đai có hệ thống, chặt chẽ và ổn định. Huyện có 24 đơn vị hành chính trong đó có 1 thị trấn và 23 xã. Hàng năm dưới sự chỉ đạo của cấp trên cùng với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo huyện Định Hóa, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Định Hóa tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý và hiệu quả. Trong đó phải kể đến công tác chuyển QSD đất diễn ra trên địa bàn huyện, từ khi Luật Đất đai 2003 ra đời và đưa vào áp dụng, có nhiều thay đổi về quy định cũng như các hình thức chuyển QSD đất. Ban lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định các quy định mới của Luật Đất đai qui định, đồng thời cũng tổ chức tuyên truyền tới người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân, thúc đẩy hoạt động chuyển QSD đất trên địa bàn huyện diễn ra sôi động hơn (UBND huyện Định Hóa).
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Số liệu và kết quả chuyển QSD đất của xã Bộc Nhiêu trong giai đoạn
từ 2011 – 2013.
- Các văn bản liên quan đến hình thức chuyển QSD đất.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tất cả các hình thức chuyển QSD đất theo Luật Đất đai 2003 trên địa bàn xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2011 - 2013.
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH
Địa điểm: UBND xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Thời gian: Từ 20/01/2014 đến 30/04/2014.
3.3. NỘI DỤNG NGHIÊN CỨU
- Nội dung 1: Điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; tình
hình quản lí và sử dụng đất
- Nội dung 2: Đánh giá kết quả chuyển QSD đất theo 8 hình thức
chuyển quyền được quy định trong Luật Đất đai 2003 theo số liệu thứ cấp.
- Nội dung 3: Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân
xã Bộc Nhiêu về chuyển QSD đất theo số liệu điều tra.
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa, giáo dục, y tế; tình hình quản lí và sử dụng đất tại xã Bộc Nhiêu.
3.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Tiến hành điều tra phỏng vấn trên địa bàn xã Bộc Nhiêu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý và người dân với bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Phỏng vấn theo 3 nhóm bao gồm:
- Nhóm cán bộ quản lý: 19 người
- Nhóm sản xuất nông nghiệp: 30 người - Nhóm sản xuất phi nông nghiệp: 30 người
3.4.2. Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lí số liệu
Các số liệu điều tra thu thập được sử dụng phần mềm Microsoft Office Word; Microsoft Office Excel tổng hợp sử lí sau đó so sánh kết quả đạt được với các quy định của pháp luật đất đai hiện hành để đánh giá.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ BỘC NHIÊU HUYỆN ĐỊNH HÓA
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lí
Xã Bộc Nhiêu có tổng diện tích tự nhiên là 2601.97 ha. Xã nằm ở phía
nam của huyện Định Hóa cách trung tâm huyện 15km và có địa giới hành chính được xác định như sau:
- Phía đông giáp xã Phú Tiến và xã Ôn Lương (huyện Phú Lương) - Phía tây giáp xã Bình Thành và xã Sơn Phú
- Phía nam giáp xã Phúc Lương (huyện Đại Từ) - Phía bắc giáp xã Trung Hội và xã Trung Lương
Trung tâm xã cách trung tâm huyện 15km, cách đường tỉnh lộ 254 là 5km. Diện tích tự nhiên là 2601,97ha, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm 66,55%, đất nông nghiệp chiếm 24,67%. Vị trí địa lý của xã Bộc Nhiêu được xác định là rất khó khăn cho việc phát triển sản xuất và giao lưu hàng hóa (UBND xã Bộc Nhiêu, 2011).
4.1.1.2. Địa hình địa mạo
- Xã có địa hình tương đối phức tạp, toàn bộ diện tích của xã đều là đồi
và núi đất, khó khăn cho đi lại và quy hoạch giao thông, thủy lợi, bố trí xây dựng. Xen lẫn các đồi bát úp có độ dốc vừa thuận lợi cho trồng chè, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và phát triển cây công nghiệp... Là những đồi, núi đất có độ dốc cao, khó khăn cho phát triển sản xuất; xen kẽ ven suối và ven đồi là những cánh đồng trồng lúa với diện tích nhỏ và vừa.
- Địa hình dốc, bị chia cắt nhiều bởi các khe lạch và suối, khó khăn cho quy hoạch xây dựng và bố trí mạng lưới giao thông phục vụ sản xuất và đời sống. - Xã có hệ thống giao thông nông thôn có tổng chiều dài trên 37km, trong đó có 18km đường từ đường tỉnh lộ 254 đến xã bình thành thuận tiện cho việc lưu thông giữa các xóm trong địa bàn xã (UBND xã Bộc Nhiêu, 2011).
4.1.1.3. Khí hậu
- Xã Bộc Nhiêu có những đặc trưng của khí hậu miền núi phía bắc, có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 năm
trước đến tháng 3 năm sau, lượng mưa trung bình từ 1600 đến 1900 mm/năm được tập trung ở các tháng 6,7,8,9.
- Nhiệt độ trung bình cả năm biến động từ 23 độ đến 24 độ C; độ ẩm trung bình cả năm từ 81% đến 85% (UBND xã Bộc Nhiêu, 2011).
4.1.1.4. Thủy văn
Nằm trong hệ thống thủy văn của huyện Định Hóa, trên địa bàn xã còn có hệ
thống các sông, suối nằm dọc ranh giới hành chính của xã. Mặt khác, còn có hệ thống kênh, mương thủy lợi phục vụ việc điều tiết nước, đồng thời cung cấp nước cho diện tích đất nông nghiệp trong xã (UBND xã Bộc Nhiêu, 2011).
4.1.1.5. Nguồn tài nguyên
4.1.1.5.1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 2.601,97 ha, trong đó:
4.1.1.5.1.1. Diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp: 2.481,83 ha, chiếm
95,34% diện tích đất tự nhiên, trong đó: + Đất trồng lúa nước: 217,32 ha.
+ Đất trồng cây hàng năm khác: 18,85 ha. + Đất trồng cây lâu năm: 405,78 ha.
- Đất lâm nghiệp: 1.731,69 ha. Chiếm 66,55% diện tích tự nhiên (trong đó rừng sản xuất: 1.713,31 ha, rừng đặc dụng 18,38 ha)
- Đất nuôi trồng thủy sản: 108,19 ha
4.1.1.5.1.2. Diện tích đất phi nông nghiệp 104,42 ha, chiếm 4,01% so với diện
tích đất tự nhiên. Trong đó:
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,57ha. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 2,62ha.
- Đất có mặt nước chuyên dùng: 20,35ha. - Đất có mục đích công cộng: 44,07ha.
4.1.1.5.1.3. Đất chưa sử dụng: 15,73ha.
- Đất bằng chưa sử dụng: 7,26ha. - Đất đồi núi chưa sử dụng: 8,11ha.
4.1.1.5.1.4. Đất thổ cư: 39,43ha.
4.1.1.5.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Được lấy từ các đập, suối đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.5.3. Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê 01/01/2011, xã có 1731,69 ha đất lâm nghiệp,
trong đó đất rừng sản xuất chiếm 98,93% đất lâm nghiệp, đất rừng đặc dụng chiếm 1,06%. Hiện nay, diện tích đất rừng sản xuất đã được giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng và quản lý.
4.1.1.5.4. Tài nguyên nhân văn
Xã có nguồn nhân lực dồi dào, có khả năng lao động. Việc tiếp thu các tiến
bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng vào cuộc sống từng bước được thực hiện với cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước (UBND xã Bộc Nhiêu, 2011).
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
- Cơ cấu kinh tế năm 2011:
+ Nông – lâm nghiệp: chiếm 74,2%
+ Tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ: chiếm 25,8% - Tổng thu nhập toàn xã: 41 tỷ đồng
- Thu nhập bình quân/người/năm: năm 2011 đạt 10 triệu đồng/người/năm - Tỉ lệ hộ nghèo: 28,72%
* Ngành nông nghiệp
- Trồng trọt:
Những năm vừa qua, xã đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường áp dụng các biện pháp cải tiến, đưa khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.
+ Sản lượng lương thực có hạt: 1.769,4 tấn, đạt 98,2% KH, và so với cùng kỳ năm trước đạt 103%, riêng thóc 1.719,4 tấn.
+ Lúa cả năm: 333,3 ha đạt 100% KH.
- Năng suất đạt: 54 tạ/ha, sản lượng 1.719,4 tấn, đạt 99% KH.
+ Cây ngô: thực hiện 9,6 ha, năng suất 40 tạ/ha, sản lượng đạt 50 tấn, đạt 62,1% KH.
Trong đó:
* Lúa vụ xuân: thực hiện 136ha, đạt 100% KH.
Trong đó: Lúa lai các loại: 38,13 ha; lúa thuần là 91,8ha, Nếp 6 ha. Diện tích làm bằng máy là 85%
* Lúa vụ mùa: thực hiện 197 ha, đạt 100 % kế hoạch.
Trong đó: Lúa bao thai 105ha, lúa lai 15 ha; lúa thâm canh cao sản 60ha, còn lại các giống khác.
Năng suất đạt: 50 tạ/ha, sản lượng ước đạt: 985 tấn
+ Cây màu khác: khoai lang 4 ha/KH giao 23 ha đạt 17% KH, cây sắn 22,7ha/KH giao 25 ha đạt 90,8% KH, đậu đỗ 1,7 ha/KH giao 6,0 ha đạt 28,3% KH, rau xanh 12,4ha/KH giao 30 ha đạt 41% KH.
+ Cây chè.
- Trồng mới và thay thế: 25 ha = 437.400 cây, trồng mới = 12 ha, trồng thay thế = 13 ha, chè búp tươi năng suất bình quân đạt 95 tạ/ha, sản lượng đạt: 1.425 tấn.
+ Thuỷ lợi: Các tuyến kênh mương thường xuyên được bà con tu sửa, nạo vét đảm bảo công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất.
Đạt được kết quả trên là do xã đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu trong phát triển nông nghiệp nông thôn, phát huy tiềm năng thế mạnh xây dựng mô hình kinh tế vườn đồi, trang trại, mở rộng diện tích cây ăn quả, cây chè.
Chăn nuôi:
Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, không có dịch bệnh xẩy ra.
Công tác phòng chống dịch bệnh: Đầu năm triển phòng dịch bệnh cho các loại gia súc, gia cầm trên địa bàn xã; giám sát tình hình dịch bệnh, thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân sử dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
- Nuôi trồng thuỷ sản: Năm 2011 diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 108,19ha.
* Ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ:
Thực hiện kế hoạch xây dựng đề án phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, Làng nghề, thương mại – Dịch vụ phục vụ Du lịch huyện Định Hóa giai đoạn 2011-2015, mọi hoạt động về công nghiệp, dịch vụ và thương mại có nhiều chuyển biến, các ngành nghề mới được quan tâm phát triển, như: cơ khí nhỏ, dịch vụ sửa chữa, sản xuất vật liệu xây dựng, sơ chế lâm sản tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, doanh thu thuần ước đạt 4 tỷ đồng.
* Cơ sở hạ tầng kĩ thuật
Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, dân làm, nhà nước hỗ trợ vốn. Trong xây dựng cơ bản, ban lãnh đạo xã Bộc Nhiêu đã chỉ
đạo sử dụng hiệu quả nguồn vốn của nhà nước, kết hợp với nguồn lực của địa phương để xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, tập chung đầu tư có trọng tâm với quan điểm ưu tiên xây dựng các công trình phục vụ thiết thực cho sản xuất và phục vụ đời sống của cán bộ nhân dân trên địa bàn xã. (UBND xã Bộc Nhiêu, 2011)
4.1.2.2. Thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm
4.1.2.2.1. Dân số
- Dân số: Tổng dân số toàn xã năm 2011 là: 4173 người.
- Dân tộc: Xã có 6 dân tộc cùng chung sống; Trong đó: Tày chiếm 50%; Kinh 49%, còn lại là các dân tộc Nùng, Giao, Hmông, Cao Lan chiếm 1%; Dân tộc kinh chủ yếu có nguồn gốc từ các tỉnh đồng bằng Bắc bộ được di cư lên lập nghiệp vào những năm 1960, phân bố thành những điểm tập trung, sinh sống chính bằng nghề trồng chè, một số hộ xen kẽ với các điểm dân cư đồng bào dân tộc địa phương. Về văn hóa, cho đến nay cơ bản đã hòa nhập tạo nên nét văn hóa đan xen giữa văn hóa vùng đồng bằng sông hồng và văn hóa các dân tộc vùng núi phía bắc.
- Xã có 21 thôn (xóm), gồm: Hội Tiến, Chú 1, Chú 2, Chú 3, Chú 4, Xóm Đình, Rịn 1, Rịn 2, Rịn 3, Vân Nhiêu, Bục 1, Bục 2, Bục 3, Bục 4, Việt Nhiêu, Minh Tiến, Thẩm Chè, Dạo 1, Dạo 2, Lạc Nhiêu, Đồng Tâm.
4.1.2.2.2. Lao động
- Tổng số lao động trong độ tuổi 2418 người, trong đó: + Lao động nông nghiệp: Chiếm 88,6%
+ Lao động công nghiệp thương mại dịch vụ: Chiếm 5,1% + Lao động khác (cán bộ, công chức, viên chức...): Chiếm 6,3% - Tỉ lệ lao động được đào tạo chuyên môn so với tổng số lao động: + Sơ cấp: Chiếm 6,3%
+ Trung cấp: Chiếm 1,72%
+ Đại học, cao đẳng: Chiếm 3,85%
+ Còn lại là chưa được đào tạo: Chiếm 88,13%
- Tỉ lệ lao động đang tham gia sản xuất nông nghiệp đã được đào tạo nghề (Thấp nhất là đã có chứng chỉ đào tạo nghề thời gian 03 tháng) đạt tỉ lệ 5% so với tổng số lao động nông nghiệp. (UBND xã Bộc Nhiêu, 2011)
4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lí đất đai
4.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất tại xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hóa
STT Mục đích sử dụng Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 2601.97 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 2481,83 95,38
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 641,95 24,67 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 236,17 9,07
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 217,32 8,36
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HCK 18,85 0,73 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 405.78 15,60 1.1.2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC 283,07 10,87 1.1.2.2 Đất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ 30,50 1,18 1.1.2.3 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 91,81 3,52
1.2 Đất lâm ngiệp LNP 1731,69 66,55
1.2.1 Đất rừng sản xuất RXS 1713,31 65,84
1.2.2 Đất rừng đặc dụng RDD 18,38 0,70
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 108.19 4,15
2 Đất phi nông nghiệp PNN 104,42 4,01
2.1 Đất ở OTC 39.43 1,51
2.2 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp CTS 0.57 0,02 2.3 Đất có mục đích công cộng CCC 44,07 1,70
2.3.1 Đất giao thông DGT 39.16 1,50
2.3.2 Đất thủy lợi DTL 1.50 0,05
2.3.3 Đất công trình năng lượng DNL 0.02 0,0007 2.3.4 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0.02 0,0007
2.3.5 Đất cơ sở văn hóa DVH 0.54 0,02
2.3.6 Đất cơ sở y tế DYT 0,09 0,003
2.3.7 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 1,38 0,05
2.3.8 Đất chợ DCH 0.33 0,01
2.3.9 Đất cơ sở giáo dục – đào tạo DGD 1.03 0,03 2.8 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2.62 0,10 2.9 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 20.35 0,78
3 Đất chưa sử dụng CSD 15.73 0,60
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của xã Bộc Nhiêu năm 2011
Qua biểu 4.1 ta thấy: Xã có tổng diện tích tự nhiên là 2601,97 ha.
Trong đó: Loại đất chính cũng như sử dụng nhiều nhất trong xã là đất nông nghiệp với diện tích chiếm tỷ lệ rất lớn là 2481,83 ha, chiếm 95,38% diện tích đất của toàn xã.
Đất phi nông nghiệp trong xã với diện tích là 104,42 ha, chiếm 4,01% diện tích đất của toàn xã, chủ yếu là đất ở, đất giao thông và đất sông suối và mặt nước chuyên dùng.
Loại đất ít nhất trong xã là đất chưa sử dụng chiếm 0,6% diện tích đất của toàn xã với 15,73 ha, bao gồm đất bằng chưa sử dụng vàđất đồi núi chưa sử dụng.
Qua đây cho thấy được cơ cấu sản xuất trong xã, với đất nông nghiệp