Phương pháp thu thập tài liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại thị trấn Hàng Trạm - huyện Yên Thủy - tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010- 4 2014. (Trang 33)

3.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa, giáo dục, y tế; tình hình quản lý và sử dụng đất tại thị trấn Hàng Trạm. Thu thập các báo cáo về tình hình chuyển QSDĐ của huyện Yên Thủy và thị trấn Hàng Trạm giai đoạn 2010- 4/2014,tại các phòng chức năng.

3.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Tiến hành điều tra phỏng vấn trên địa bàn thị trấn bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp dân và cán bộ địa chính xã, phòng Tài nguyên và Môi trường với bộ câu hỏi đó chuẩn bị sẵn. Chia đối tượng phỏng vấn ra làm 3 nhóm:

25

Nhóm 2: Gồm 20 hộ gia đình, cá nhân là người buôn bán sản xuất phi nông nghiệp

Nhóm 3: Gồm 20 hộ gia đình, cá nhân là người sản xuất nông nghiệp Phỏng vấn được thực hiện đối với hộ dân được điều tra ngẫu nhiên trên toàn phạm vi của thị trấn theo bộ phiếu điều tra ở phần cuối phụ lục.

3.4.2. Phương pháp tổng hợp, phần tích số liệu

Xử lý số liệu bằng phần mềm Word, Excel, so sánh với những quy định của pháp luật hiện hành đưa ra nhận xét, đánh giá.

26

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Tình hình cơ bản của Thị Trấn Hàng Trạm

4.1.1 . Điều kiện tự nhiên Thị Trấn Hàng Trạm

4.1.1.1. Vị Trí Địa Lý

Thị Trấn Hàng Trạm là thị trấn huyện lỵ huyện Yên Thuỷ, nằm ở cực nam của tỉnh Hòa Bình. Cách thành phố hòa bình 85km về phía bắc theo QL 12B và cách Đường QL Hồ Chí Minh 0.5Km về phía Tây Bắc với diện tích Đất Tự nhiên 220.8 ha.

Thị trấn Hàng Trạm hình thành trên cơ sở thị trấn Nông Trường 2/9 và trung tâm xã Yên Lạc, nằm ở trung tâm xã yên lạc và giáp các địa danh sau:

- Phía bắc giáp xóm Tân Khánh - Phía Nam giáp xóm cả

- Phía Đông giáp xóm Yên Sơn - Phía tây giáp Nông Trường 2/9.

4.1.1.2. Địa hình địa mạo.

Thị trấn Hàng Trạm thuộc vùng núi thấp giáp với đồng bằng nên địa hình khá bằng phẳng, ít chia cắt và thấp dần từ tây sang đông

- Độ cao tự nhiên trung bình là: 42,7m - Độ cao tự nhiên cao nhất là: 53,31m - Độ cao tự nhiên thấp nhất là: 39,8m

4.1.1.3. Khí hậu.

Các đặc trương chủ yếu khí hậu thị trấn Hàng Trạm như sau:

+ Nhiệt độ:

- Nhiệt độ trung bình năm: 22.8°C - Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 39,9°C

- Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất: 12,7°C

+ Độẩm không khí:

- Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm 85% (dao động từ 70% - 80%).

- Mưa: lượng mưa trung bình hàng năm là từ 1.900 – 2.000mm

- Nắng:

27

Số ngày nắng trung bình tháng: 200 - 280 giờ

+ Gió: hướng gió chính gió đông nam (mùa mưa) và gió đông bắc (mùa khô).

+ Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 790mm

4.1.1.4. thủy văn.

Khu vục nghiên cứu chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn sông lạng (phụ lưu cấp 1 của sông bôi) theo số liệu thống kê của Trạm thuỷ văn Nho Quan thì thi trấn Hàng Trạm không bị ngập lụt

4.1.1.5.Đặc điểm về thổ nhưỡng

Đất đai của thị trấn Hàng Trạm thuộc loại đất ferarit màu đỏ vàng và đất sỏi màu đen trên tầng lớp đá vôi, là loại đất có hàm lượng chất dinh dưỡng không cao nhưng rất phù hợp với các loại cây trồng hàng năm như: ngô, khoai, đậu tương, sắn… và đăc biệt là các loại cây ăn quả như: na, bưởi, vải, nhãn , dưa… và một số cây công nghiệp như: chè, mía

4.1.1.6. Các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường.

* Tài nguyên đất

Là vùng miền núi dốc nên đất đai chủ yếu là hai loại đất ferarit màu đỏ vàng và đất sỏi màu đen trên tầng lớp đá vôi nên thoát nước rất nhanh. Qua quá trình canh tác đã có nhiều biến đổi nhất định về chất lượng nhưng nhìn chung đất vẫn có thể cho phép thâm canh cao, phù hợp với các loại cây trồng nông nghiệp

* Tài nguyên nước

Hệ thống nước mặt chủ yếu là mặt nước ao hồ trên địa bàn thị trấn và phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên. Hệ thống kênh mương trong toàn thị trấn có khả năng điều tiết nước vào mùa mưa và vào mùa khô thì không có nước. Hệ thống nước ngầm đã được điều tra và hiện tại được khai thác sử dụng phục vụ sinh hoạt của nhân dân trong toàn thị trấn.

* Tài nguyên nhân văn

Nhân dân thị trấn Hàng Trạm có truyền thống anh dũng trong đấu tranh, cần cù trong lao động sản xuất. mặc dù là khu vục thị trấn nhưng các truyền thống vàphong tục tập quán của nhân dân Hòa Bình nói chung và nhân dân huyện Yên Thuỷ nói rêng vẫn luôn được giữ nguyên

28

Nhìn chung thị trấn Hàng Trạm về Môi trường là tương đối trong sạch. không khí và nguồn nước hầu như không bị ô nhiễm gì và đặc biệt cán bộ và nhân dân trong thị trấn hết sức quan tâm đến vấn đề môi trường. Toàn thị trấn có 3 khu nghĩa địa đều được bố trí ở khu vực xưa dân cư.

4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội của thị trấn Hàng Trạm

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Trong cơ cấu phát triển kinh tế của Thị Trấn, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 12,63% tăng 7,55% so với năm trước, thương mại - dịch vụ chiếm 34,34% tăng 10,76% so với năm trước, và công nghiệp - Xây dựng 53.03%. dưới cơ chế chính sách của Tỉnh và Huyện đảng uỷ, uỷ ban nhân dân thị trấn Hàng Trạm đã linh hoạt trong việc điều hành, lãnh đạo nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế cụ thể các ngành như sau:

- Ngành trồng trọt: do nguồn nước chỉ phụ thuộc vào thiên nhiên do vậy thị trấn Hàng Trạm chỉ có một vụ mùa là cấy được còn lại là một vụ trồng mầu. Vì thế uỷ ban nhân dân thị trấn đã chỉ đạo tập trung sản xuất thâm canh các loại cây trồng có năng suất cao như là sử dụng các loại lúa lai có năng suất cao như khang dân, tạp giao, lai hai dòng … và các loại giống ngô lai có năng suất cao như: bioxit, giống ngô lai hai bắp … và một số loại đậu ngắn ngày cho năng suất cao. Diện tích đất trồng cấy hàng năm là 40,04 ha.

- Ngành chăn nuôi: Chủ lực vẫn là chăn nuôi lợn quy mô đàn lợn đã tăng lên 3368 con tăng 2.96% so với năm trước giống lợn suất chuồng chủ yếu là lợn trắng. đàn châu bị 652 con tăng 8,66% so với năm trước. giá trị từ sản xuất nông nghiệp đạt 1.8 tỷ đồng chiếm 12,63% trong tổng thu nhập của xã.

- Ngành thương mại - dịch vụ: Với địa thế là trung tâm của huyện nên có rất nhiều hộ gia đình trong thị trấn kinh doanh thương nghiệp tổng hợp với đủ các loại mặt hàng mà nhà nước không cấm. Tổng gi trị thương mại dịch vụ l 34.34% tổng thu nhập của thị trấn

- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Do ở trung tâm huyện nên về sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ đặc biệt là các ngành nghề như: Chế biến gỗ, mộc gia dụng, cơ khí sửa chữa, sản xuất chế biến thức ăn gia súc. đặc biệt là ngành chế biến nông sản thực phẩm như chế biến chè búp khô, lạc nhân, nấu mật từ mía … vì thế tổng gái trị

29

tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp đạt 53.03% trong toàn doanh thu của thị trấn(UBND thị trấn Hàng Trạm).

4.1.2.2. Thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm

- Tình hình dân số lao động và việc làm

+ Dân số: Tổng số khẩu là 5244 người được phân bố tại 12 khu

Tỷ lệ gia tăng tự nhiên là 0,53% v giảm 0,03% so với năm trước. Tập trung ở khu vực dọc 2 bên QL 12

Bảng 4.1. Tình hình dân số và lao động của thị trấn Hàng Trạm 2013 STT Đơn vị (khu) Tổng dân số (khẩu) Số hộ Số lao động Tổng số (hộ) Trong đó Tổng số (lao động) Trong đó Hộ nông nghiệp (hộ) Hộ phi nông nghiệp (hộ) Lao động nông nghiệp (lao động) Lao động phi nông nghiệp (lao động) 1 Khu 1 340 82 78 4 270 260 10 2 Khu2 426 106 90 16 379 364 15 3 Khu3 272 66 56 10 239 219 10 4 Khu4 298 74 63 11 234 212 22 5 Khu5 274 69 60 9 230 212 18 6 Khu6 459 112 0 112 318 0 318 7 Khu7 486 121 0 121 390 0 390 8 Khu8 425 105 0 105 378 0 378 9 Khu9 338 84 0 0 284 0 284 10 Khu10 644 158 100 58 490 374 134 11 Khu11 612 150 0 150 482 0 482 12 Khu12 670 165 138 27 510 456 54 Tổng 5244 1292 585 623 4204 2097 2107 (Nguồn số liệu: UBND thị trấn Hàng Trạm)

30

+ Lao động toàn thị trấn có 4204 lao động trong độ tuổi trong đó 2511 là nam, 1693 là nữ.

- Giáo dục và đào tạo:

Năm 2013, công tác giáo dục có nhiều tiến bộ, hệ thống mạng lưới trường, lớp được củng cố và ổn định. Thị trấn có 1 trường PTTH, 1 trường Trung học cơ sở, 2 trường tiểu học, 5 trường mầm non. Đảm bảo nhu cầu học tập của học sinh và công tác giáo dục.

+ Tiểu học và THCS có tổng số l 777 em, học sinh giỏi là 187 trong đó 30 em học sinh giỏi cấp tỉnh. Giáo viên giỏi cấp tỉnh 13 đồng chí, cấp huyện 29 đồng chí. Bậc mầm non huy động được 364 số cháu trong độ tuổi chiếm 94.6%.

- Y tế - dân số KHHGĐ - chăm sóc trẻ em:

- Y tế: công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được chú trọng + Năm 2013 Trạm y tế thị trấn đã khám chữa bệnh cho 5253 lượt người đạt 114% kế hoạch, điều trị 319 bệnh nhân đạt 80,05% kế hoạch, tiêm chủng mở rộng 72 cháu đạt 100% kế hoạch, tim phòng bốn ván cho 88 phụ nữ mang thai đạt 100% kế hoạch, tim phòng viêm gan B 947 chu đạt 100% kế hoạch.

- Dân số KHHGĐ: Được triển khai và duy trì thường xuyên, công tác truyền thông dân số KHHGĐ được đẩy mạnh nhằm hạn chế tỷ lệ sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 ( toàn thị trấn năm 2013 có 2 trường hợp sinh con thứ 3)

- Công tác gia đình và trẻ em: Được gia đình và cộng đồng quan tâm: + Tặng quà cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn. 65 xuất quà cho học sinh giỏi cấp Huyện và cấp Tỉnh

+ Vận động nhân dân đóng góp ủng hộ tổ chức cho các cháu nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 và tết trung thu cổ truyền

- Chính sách xã hội: Được sự quan tâm của đảng uỷ, uỷ ban nhân dân thị trấn thì số hộ nghèo còn 88 hộ chiếm 6,42% giảm 2,53 so với 2012. Số người đi xuất khẩu lao động là 15 người.

- Văn hoá - thể thao – thông tin:

- Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, công tác xây dựng gia đình văn hoá được duy trì và thực hiện tốt.

31

- Phong trào TDTT có nhiều tiến bộ, chất lượng và thanh tích từng bước được nâng cao, phong trào rèn luyện thân thể ở các khu vực cũng như các trường học phát triển tốt.

- Các phương tiện truyền thanh ngày càng được tăng cường góp phần tích cực vào việc tuyên truyền pháp luật và các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

* Giao thông, vận tải:

Hệ thống giao thông của thị trấn được bố trí tương đối đều khắp ở toàn khu vực. Năm 2011 thị trấn đã huy động 492, 6 triệu đồng để nhựa hố 1396 (m) và chỉ đạo các khu vực 2, 3, 5 xây dựng nhà văn hoá và khu vực 1, 4 sửa chữa nhà văn hoá. Thị trấn có khoảng 4km đường nhựa thuộc QL 12 và toàn bộ các khu vực trong thị trấn đều đã được bê tông hoá đảm bảo như cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Đến bây giờ thì QL 12 đang đươc nhà nước đầu tư tu sửa, xây dựng và cải tạo lại.

* Thuỷ lợi:

Hệ thống kênh mương trong toàn thị trấn được bố chí khá hoàn chỉnh phục vụ tốt công tác cấp thoát nước vào mùa mưa. năm 2013 huyện đã chỉ đạo cho thị trấn xây dựng và khơi lại toàn bộ hai bên bờ suối Hàng Trạm đoạn qua thị trấn đảm bảo thoát nước nhanh không bị ngập úng.

* Vệ sinh môi trường:

Thị trấn đã có những biện pháp tích cực trong việc sử lý rác thải và nước thải. Đội ngũ vệ sinh Môi trường gồm 5 người là lái xe và 4 nhân công. Về vấn đề nước sạch thị trấn có:

+ 328 hộ dùng nước máy

+ 948 hộ dùng nước giếng hợp vệ sinh + 210 hộ dâng bể nước mưa

Toàn thị trấn có 4 khu nghĩa địa tập trung ở các khu vực giáp với núi xa khu vực ở của nhân dân.

32

4.1.3. Đánh giá chung về Tình hình cơ bản của thị trấn Hàng Trạm.

Hàng Trạm là thị trấn nằm ở trung tâm huyện Yên Thuỷ, với các điều kiện đất đai, khí hậu, địa hình khá thuận lợi cho phát triển kinh tế đặc biệt là thương mại - dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp.

Vị trí địa lý thuận lợi: Nằm ngay trên QL12, gần đường QLHCM và các đuờng liên xã của huyện nên rất thuận lợi cho hoạt động thương mại dịch vụ tạo ra điều kiện cho sự giao lưu buôn bán hàng hoá giữa thị trấn với các xã và với các vùng lân cận và cả nước.

Cơ sở hạ tầng những năm gần đây đã có nhiều thay đổi lớn do được các cấp ngành trong huyện và thị trấn quan tâm

Các công trình hành chính và phúc lợi công cộng đã được đầu tư và xây dựng khá hoàn chỉnh đáp ứng như cầu của nhân dân trong thị trấn và đáp ứng tốt cho hoạt động quản lý nhà nước

Như vậy để phát triển hơn nữa nền kinh tế thì phải có một phương án cụ thể cho các ngành, đáp ứng tối đa, sử dụng có hiệu quả về đất đai đồng thời phải có biện pháp hữu hiệu để giảm tỷ lệ sinh xuống mức thấp hơn.

4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất Huyện Yên Thủy.

Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Hàng Trạm năm 2013 được thể hiện tại bảng 4.1:

33 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Hàng Trạm năm 2013 Thứ tự Chỉ tiêu M Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 220,8 100 1 Đất nông nghiệp NNP 62,55 28,33

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 62,55 28,33

1.1.1 Đất trồng lua LUA 6,83 3,09

1.1.2 Đất trồng cây hàng năm CHN 47,25 21,40

1.1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 40,42 18,31

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 15,30 6,93

2 Đất phi nông nghiệp PNN 158,25 71,67

2.1 Đất ở OTC 103,40 46,83

2.2 Đất ở đô thị ODT 103,40 46,83

2.3 Đất chuyên dùng CDG 51,46 23,31

2.4 Đất trụ sở cơ quan công trình

sự nghiệp CTS 6,16 2,79

2.5 Đất an ninh CAN 0,38 0,17

Đất quốc phòng CQP 0,80 0,36

2.6 Đất sản xuất, kinh doanh phi

nông nghiệp CSK 2,31 1,05

2.7 Đất có mục đích công cộng CCC 41,81 18,94

2.8 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 3,39 1,54

( Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thủy)

Qua bảng số liệu, có thể thấy diện tích đất phi nông nghiệp đã vượt lên trên diện tích đất nông nghiệp khá rõ rệt, và đã không còn đất bỏ hoang nữa. Điều đó thể hiện xu thế đi lên của thị trấn là xây dựng thị trấn đô thị hóa. Phát triển toàn diện với cơ cấu kinh tế thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và nông nghiệp, theo đường lối chính sách phát triển của đảng và nhà nước.

4.1.4 Sơ lược về thực trạng quản lý đất đai tại thị trấn Hàng Trạm

Theo kết quả kểm kê đất đai năm 2013, thì tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn Hàng Trạm là 220,8 ha. Trên địa bàn có 12 tổ dân phố với 2544 người.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại thị trấn Hàng Trạm - huyện Yên Thủy - tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010- 4 2014. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)