Các nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa (Trang 38)

6. Kết cấu luận văn

1.3.2 Các nhân tố bên trong

1.3.2.1 Đặc điểm nhân lực

Nhân lực hiện tại của tổ chức chính là đối tƣợng của hoạt động đào tạo nhân lực, bao gồm cả những ngƣời phụ trách công tác đào tạo. Để công tác

28

đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức đạt hiệu quả cao thì cần đánh giá đúng năng lực hiện tại cũng nhƣ khả năng của ngƣời lao động, từ đó sẽ giúp họ đáp ứng đƣợc những yêu cầu của tổ chức, yêu cầu học tập và phát triển bản thân. Chính vì vậy, khi đào tạo cần phân tích chất lƣợng lao động hiện tại để xác định đƣợc những đối tƣợng đào tạo và chƣơng trình đào tạo hợp lý, phù hợp với điều kiện của tổ chức.

Một tổ chức có nguồn lao động chất lƣợng thấp thì nhu cầu đào tạo càng cao, vì tâm lý muốn nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, và có những bƣớc thăng tiến trong công việc. Nếu tổ chức có nhân lực có chất lƣợng tốt thì công tác đào tạo ít thƣờng xuyên hơn và không phải là vấn đề mang tính cấp bách.

Xét về cơ cấu lao động. Tùy từng tổ chức có đặc điểm cơ cấu về tuổi, giới tính khác nhau mà xây dựng chƣơng trình đào tạo khác nhau. Ví dụ nhƣ, tổ chức có số lƣợng lao động nữ chiếm tỉ lệ cao hơn lao động nam thì ảnh hƣởng đến việc bố trí công tác đào tạo, cũng nhƣ hiệu quả đào tạo vì hạn chế về sức khỏe, gia đình. Nếu tổ chức có lao động già thì công việc đào tạo gặp nhiều khó khăn hơn vì khả năng tiếp thu bài học, bắt kịp với công nghệ thông tin có thể thấp hơn, tính năng động, sáng tạo không cao, sức khỏe không tốt và phù hợp cho mọi loại hình đào tạo. Lúc đó tổ chức cần có kế hoạch phát triển cho đội ngũ lao động trẻ hơn.

1.3.2.2 Mục tiêu, chiến lược hoạt động của tổ chức

Mục tiêu chiến lƣợc của tổ chức chi phối tất cả mọi hoạt động của tổ chức trong đó có hoạt động đào tạo nhân lực. Căn cứ vào mục tiêu, chiến lƣợc của tổ chức cả trong ngắn hạn và dài hạn để xác định mục tiêu đội ngũ nhân lực cần cả về số lƣợng và chất lƣợng để đạt đƣợc mục tiêu đặt ra của tổ chức. Từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo hợp lý để đáp ứng nhu cầu lao động hiện tại và tƣơng lai.

29

1.3.2.3 Quan điểm của người quản lý cấp cao

Ban lãnh đạo chính là những ngƣời có quyền quyết định phê duyệt tiến hành hay không tiến hành một chƣơng trình đào tạo. Những nhà lãnh đạo tổ chức thƣờng có những quan điểm khác nhau về vấn đề đào tạo nhân lực. Do đó, hiệu quả đào tạo ở các tổ chức khác nhau cũng khác nhau.

Nếu ban lãnh đạo quan tâm đến vấn đề đào tạo, đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác đào tạo, coi đây là vấn đề chiến lƣợc thì họ sẽ tạo điều kiện thuận lợi, dành nhiều kinh phí, khuyến khích ngƣời lao động học tập nâng cao trình độ; các bƣớc, giai đoạn của quy trình đào tạo sẽ đƣợc tiến hành một cách bài bản và có quy củ hơn.

Ngƣợc lại, nếu tổ chức mà nhà lãnh đạo không coi trọng vấn đề đào tạo thì công tác đào tạo không đạt hiệu quả. Thực chất, là việc thực hiện không đầy đủ các nội dung của chƣơng trình đào tạo hay vi phạm tính trật tự của các bƣớc, giai đoạn trong quy trình đào tạo nhân lực.

1.3.2.4 Kinh phí đầu tư cho hoạt động đào tạo và cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ

Kinh phí và cơ sở vật chất dành cho công tác đào tạo nhân lực ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng của chƣơng trình đào tạo. Công tác đào tạo muốn thực hiện đƣợc đòi hỏi phải có kinh phí để thực hiện. Nguồn kinh phí này có thể đƣợc trích từ nguồn quỹ đào tạo và phát triển của tổ chức, có thể do ngƣời lao động đóng góp và do các nguồn tài trợ của các dự án. Nếu nguồn kinh phí dành cho đào tạo lớn thì ngƣời lao động có nhiều cơ hội tham gia các khóa đào tạo, tức là tổ chức đáp ứng đầy đủ nhu cầu đƣợc đào tạo của nhân viên, đồng thời cũng có nhiều cơ hội để lựa chọn những chƣơng trình đào tạo cụ thể, phƣơng pháp đào tạo tốt nhất. Ngƣợc lại nếu nguồn kinh phí hạn hẹp thì dù chƣơng trình đào tạo đƣợc xây dựng hợp lý cũng không đạt đƣợc mục tiêu đào tạo, gây khó khăn cho việc xây dựng và thực hiện chƣơng trình đào tạo nhƣ không đào tạo đƣợc đủ nhu cầu, hoặc phải lựa chọn chƣơng trình đào

30

tạo không phải là tốt nhất để tiết kiệm kinh phí. Nhƣ vậy, nguồn kinh phí dành cho đào tạo ảnh hƣởng đến tất cả các khâu trong quy trình đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, nguồn kinh phí lớn chỉ là điều kiện cần để thực hiện tốt việc áp dụng quy trình đào tạo nhân lực, thực chất hiệu quả đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

Mặt khác, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo ảnh hƣởng đến việc xác định nhu cầu đào tạo và lên kế hoạch/thực hiện chƣơng trình đào tạo. Nếu hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, chất lƣợng cao thì sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện chƣơng trình đào tạo đạt kết quả cao và ngƣợc lại. Tức là quy trình đào tạo đƣợc thực hiện trong điều kiện tốt thì sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

31

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu

Phƣơng pháp nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng và quyết định đến kết quả thành công của Luận văn do đó tác giả sử dụng nhiều phƣơng pháp để hỗ trợ và kiểm tra lẫn nhau nhằm khẳng định các kết quả nghiên cứu. Đầu tiên tác giả sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu thông qua khảo sát bằng câu hỏi nhằm phát hiện những vấn đề cần quan tâm. Sau đó tác giả chọn phƣơng pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn chuyên sâu để tìm hiểu bản chất, đặc tính của các đối tƣợng nghiên cứu.

2.1.1 Phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu

Các bƣớc phân tích đƣợc tác giả tiến hành nhƣ sau:

Sơ đồ 2.1 Mô hình nghiên cứu

Chọn mẫu

Xây dựng bộ phiếu câu hỏi Phát và thu phiếu hỏi Tổng hợp KQ khảo sát Phân tích KQ khảo sát Tìm các nguyên nhân Tiến hành khảo sát CBCNV Xác định hiện trạng vấn đề Xác định nguyên nhân chính Xác định giải pháp Lựa chọn giải pháp tốt nhất

32

2.1.1.1 Xây dựng bộ phiếu câu hỏi

Để đánh giá công tác đào tạo của Agribank Chi nhánh Đống Đa thì tác giả phát phiếu điều tra trên cơ sở xây dựng bộ câu hỏi phù hợp với đặc điểm công tác đào tạo tại Chi nhánh, xem xét các ý kiến nhận xét đánh giá của cán bộ công nhân viên về công tác đào tạo nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hƣởng đến thành công và thất bại của công tác đào tạo từ đó xác định các vấn đề để tháo gỡ nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực .

Chi tiết phiếu câu hỏi về một chƣơng trình đào tạo ở phụ lục 01 gồm 3 phần chính:

Phần 1: Thông tin về đối tƣợng khảo sát: Họ và tên, độ tuổi, đơn vị công tác, trình độ học vấn.

Phần 2: Các câu hỏi đóng đƣợc thiết kế nhằm đánh giá công tác đào tạo tại NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa gắn với các nội dung sau:(bảng phiếu điều tra phụ lục 2.1)

- Đánh giá tổng quát các khóa học - Đánh giá phƣơng pháp giảng dạy - Cách thức tổ chức khóa học

Nhân viên sẽ trả lời bằng cách lựa chọn câu trả lời theo thang đo 5 mức: Kém, yếu, trung bình, khá, tốt.

Phiếu khảo sát câu hỏi thông tin về công tác đào tạo tại Chi nhánh ở phụ lục 2.2 nhằm nêu lên trựng trạng đào tạo tại Chi nhánh qua nhận xét của cán bộ công nhân viên.

2.1.1.2 Chọn mẫu

Mẫu là một phần của tổng thể đƣợc lựa chọn theo cách thức nhất định với một dung lƣợng hợp lý phù hợp với nội dung cần nghiên cứu. Mẫu đƣợc chọn trong nghiên cứu này là toàn thể cán bộ công nhân viên làm việc tại NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa. Đối tƣợng này bao gồm các cấp trƣởng, phó phòng ban, giám đốc, phó giám đốc các phòng giao dịch trực thuộc, nhân viên tại Ngân hàng. Tác giả làm công tác đào tạo tại Phòng Hành chính nhân sự tại Ngân hàng nên có địa chỉ email và số điện thoại của từng cán bộ. Bảng câu hỏi nghiên cứu đƣợc gửi qua mail và trực tiếp đến tay ngƣời đƣợc hỏi. Tổng số có 145 phiếu đã đƣợc phát ra.

33

2.1.1.3 Tổ chức thu thập và xử lý số liệu

Phát phiếu điều tra với đối tƣợng là cán bộ Công nhân viên chức Chi nhánh Đống Đa. Sau khi thu phiếu điều tra sẽ bỏ đi những phiếu không đạt yêu cầu. Các phiếu điều tra đạt yêu cầu sau đó sẽ đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống kê, so sánh và mô tả các kết quả thu đƣợc.

2.1.2 Phương pháp nghiên cứu định tính

2.1.2.1 Phương pháp phỏng vấn sâu

Bên cạnh phƣơng pháp điều tra, tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn để nguồn thông tin thu thập đƣợc đa dạng, khách quan hơn. Phƣơng pháp phỏng vấn sẽ giúp xác định rõ hơn tồn tại, hạn chế trong khâu đào tạo tại Agribank Đống Đa từ đó có những giải pháp phù hợp.

Đối tƣợng của phỏng vấn bao gồm:

+ Phỏng vấn lãnh đạo công ty và trƣởng phòng nhân lực

+ Địa điểm phỏng vấn: Tại Phòng khách NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa.

+ Nội dung phỏng vấn gồm các câu hỏi sau:

Câu 1: Anh chị cho biết ai là ngƣời xác định nhu cầu đào tạo?

Câu 2: Họ đã dựa trên cơ sở nào để xác định nhu cầu đào tạo, phƣơng pháp nào đƣợc sử dụng?

Câu 3: Việc xác định nhu cầu đào tạo đã chính xác chƣa? Câu 4: Ngân hàng đã đề ra mục tiêu đào tạo nhƣ thế nào?

Câu 5: Ai là ngƣời lựa chọn đối tƣợng đào tạo và lựa chọn trên những tiêu chí gì?

Câu 6: Những ai tham gia xây dựng chƣơng trình đào tạo?

Câu 7: Các phƣơng pháp đào tạo đƣợc lựa chọn trong thời gian qua? Câu 8: Ai là ngƣời tính các chi phí đào tạo?

34

Câu 10: Trong quá trình đào tạo, việc kiểm tra đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? Câu 11: Những ai tham gia đánh giá kết quả đào tạo?

35

CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

3.1. Tổng quan về Agribank Chi nhánh Đống Đa

3.1.1. Giới thiệu chung về Agribank Chi nhánh Đống Đa

Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa

Tên viết tắt: NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa

Địa chỉ: Số 211 Phố Xã Đàn, Phƣờng Nam Đồng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

Số Điện thoại: 043.5737.564 Email: cndongda@gmail.com

NHNo&PTNT Việt Nam thành lập ngày 26/03/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng bộ trƣởng (nay là chính phủ), trên cơ sở tiếp nhận từ ngân hàng nhà nƣớc; tất cả cá Chi nhánh Ngân hàng nhà nƣớc huyện, phòng tín dụng nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh ngân hàng nhà nƣớc tỉnh, thành phố. Ngân hàng phát triển Nông nghiệp trung ƣơng đƣợc hình thành trên cơ sở vụ tín dụng Nông Nghiệp ngân hàng nhà nƣớc và một số cán bộ của vụ tín dụng thƣơng nghiệp, ngân hàng đầu tƣ và xây dựng, vụ kế toán và một số đơn vị khác. NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa đƣợc thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Chi nhánh quận Đống Đa trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Hà Nội, đi vào hoạt động từ ngày 29/02/2008 theo quyết định số 140/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 29/02/2008 về việc điều chỉnh Chi nhánh NHNo&PTNT Quận Đống Đa phụ thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội về phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam có trụ sở tại số 211 Phố Xã Đàn, Phƣờng Nam Đồng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Ngày 09 tháng 08 năm 2013 Sở kế hoạch đầu tƣ thành phố Hà Nội cấp

36

giấy phép đăng ký kinh doanh đổi tên Chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa thành NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa.

Trải qua quá trình hoạt động, đƣợc sự quan tâm của NHNo&PTNT Việt Nam về kiện toàn bộ máy và đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, từ trụ sở làm việc chật hẹp, trang thiết bị lạc hậu, đến nay NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa đã có trụ sở làm việc khang trang, trang thiết bị làm việc hiện đại đáp ứng đƣợc nhu cầu và nhiệm vụ đƣợc giao. Song song với việc xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn bộ máy NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa rất quan tâm đến việc đào tạo nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, đầu tƣ trang thiết bị làm việc cho các đơn vị và các Phòng giao dịch trực thuộc.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

Mô hình cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam đƣợc xây dựng theo mô hình đổi mới, hiện đại hóa Ngân hàng, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của Chi nhánh.

- Điều hành hoạt động của Chi nhánh là Giám đốc chi nhánh.

- Giúp việc điều hành Chi nhánh có 03 Phó Giám đốc, hoạt động theo sự phân công, ủy Quyền của Giám đốc.

- Chi nhánh loại III trực thuộc, các Phòng nghiệp vụ và Phòng giao dịch trực thuộc của NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa đƣợc tổ chức thành 02 khối: Khối trực tiếp kinh doanh, khối quản lý Nội bộ.

Khối trực tiếp kinh doanh gồm: 1. Chi nhánh Loại III Thanh Xuân 2. Phòng Kế hoạch kinh doanh 3. Phòng kế toán ngân quỹ

4. Phòng giao dịch số 23, 24, 25, Xã Đàn, 32, 33, 34, 46 5. Phòng Dịch vụ và Marketing

37 Khối quản lý nội bộ:

6. Phòng Hành chính nhân sự

7. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa

(Nguồn: NHNo&PTNT Việt Nam)

3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ

3.1.3.1. Chức năng

- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa trên địa bàn theo địa giới hành chính.

- Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo ủy quyền của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác đƣợc giao hoặc lệnh của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa. Giám đốc Phó GĐ Chi nhánh loại III Thanh Xuân Phó GĐ Phòng HCNS Phòng KTKS NB 8 PGD trực thuộc Phó GĐ Phòng KHK D Ph òng KT NQ Ph òng Dịc h vụ M KT

38

3.1.3.2. Nhiệm vụ

* Huy động vốn:

- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dƣới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nƣớc; ngoài nƣớc đồng Việt Nam và ngoại tệ.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phƣơng và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Đƣợc phép vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)