Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa (Trang 37)

6. Kết cấu luận văn

1.3.1 Các nhân tố bên ngoài

1.3.1.1 Sự phát triển kinh tế chính trị xã hội

Môi trƣờng kinh tế luôn có sự biến động, kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của con ngƣời ngày càng cao. Ngƣời lao động mong muốn có thu nhập cao hơn, có vị trí tốt hơn trong xã hội, do đó nhu cầu học tập, tích lũy kiến thức, kỹ năng chuyên môn ngày càng cao và cần thiết. Môi trƣờng kinh tế sẽ kích thích ngƣời lao động tham gia đào tạo, học tập nhiều hơn, tạo động lực cho họ làm việc và đạt đƣợc những thành quả lớn trong công việc.

Môi trƣờng chính trị ổn định sẽ làm cho tổ chức và ngƣời lao động có tâm lý tốt, yên tâm sống, làm việc và học tập hơn. Nhà quản lý sẽ yên tâm triển khai các hoạt động đào tọa và đầu tƣ vào đào tạo. Khi đó, công tác đào tạo có hiệu quả hơn.

Môi trƣờng văn hóa trong và ngoài tổ chức đều có tác động ít nhiều đến công tác đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức. Nếu mọi ngƣời trong tổ chức hay xã hội đều coi trọng việc nâng cao trình độ hiểu biết thì số lƣợng lao động mong muốn đƣợc học tập sẽ tăng lên nhiều hơn. Họ có ý thức hơn, nỗ lực phấn đấu hơn trong việc đào tạo để tích lũy kiến thức nâng cao năng lực bản thân, đạt hiệu quả cao trong công việc, do đó công tác đào tạo nguồn nhân lực sẽ đạt kết quả cao hơn.

1.3.1.2 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quốc gia

Môi trƣờng pháp lý của tổ chức có các quy định, quy chế ảnh hƣởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực. Chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực trƣớc hết phải tuân theo các quy định và quy chế của tổ chức, tạo sự thống nhất, linh hoạt, tránh những tác động tiêu cực, vi phạm các quy định của tổ chức.

27

Chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc có ảnh hƣởng rất lớn đến các hoạt động của tổ chức nói chung cũng nhƣ công tác đào tạo nguồn nhân lực nói riêng. Trong đó có những chính sách về lao động và việc làm, chính sách hỗ trợ đào tạo Nhân lực, đó là những công cụ Nhà nƣớc đƣa ra để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.

1.3.1.3 Sự phát triển khoa học công nghệ

Ngày nay, việc áp dụng khoa học công nghệ vào cuộc sống luôn đƣợc chú trọng. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển hiện đại, điều này đã kéo theo sự thay đổi của hàng loạt các hoạt động trong tổ chức nhƣ thay đổi về dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị, cách thức quản lý, tác phong làm việc. Do có sự tiến bộ về khoa học công nghệ nên công tác đào tạo giảm bớt đƣợc nhiều hạn chế nhất định về công cụ giảng dạy, phƣơng pháp đào tạo,… Tóm lại, đối với mỗi tổ chức việc phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác đào tạo nhân lực là vô cùng cần thiết. Qua phân tích những nhân tố đó sẽ giúp tìm ra đƣợc những thuận lợi và khó khăn, những nhân tố thúc đẩy và kìm hãm đến các hoạt động của quản trị nhân lực nói chung và công tác đào tạo nhân lực nói riêng, từ đó xây dựng các chƣơng trình hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố tích cực phát triển và giảm bớt các yếu tố tiêu cực. Vì vậy, các cán bộ phụ trách đào tạo phải phân tích một cách cụ thể, chính xác những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác đào tạo nhân lực để cải tiến, đổi mới các phƣơng pháp cũng nhƣ quy trình đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo từ đó nâng cao chất lƣợng nhân lực trong tổ chức cũng nhƣ đáp ứng đƣợc các yêu cầu đặt ra của công việc.

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)