Qua việc khảo sát thực trạng các lỗi dùng từ, đặt câu trong bài tập làm văn viết của học sinh khối lớp 4 - 5, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:
Trước hết, nguyên nhân dẫn đến tình hình học sinh mắc lỗi trong bài văn viết là do kết quả dạy học các phân môn của môn Tiếng Việt nói chung và dạy phân môn Tập làm văn nói tiêng chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy cần phải điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học Luyện từ và câu, Tập đọc nói chung và dạy học phân môn Tập làm văn nói riêng cho phù hợp với đặc điểm của học sinh tiểu học để học sinh dễ dàng nắm được những kiến thức về dùng từ, đặt câu. Đặc biệt là phải làm sao cho học sinh phân loại, nhận diện các lỗi dùng từ, đặt câu trong bài tập làm văn viết, từ đó học sinh sẽ lưu ý và khắc phục những lỗi đó. Cần chú trọng hơn đến việc gắn việc dạy Tập làm văn với quá trình lĩnh hội và sản sinh lời nói gắn với hoạt động giao tiếp. Để thực hiện được điều này chúng ta cần chú ý một số đặc điểm sau:
Về sách giáo khoa và phân bố chương trình, nhìn chung đã có nhiều bài tập giúp các em nắm vững cách viết đúng câu, tuy nhiên theo các giáo viên tiểu học thì số lượng bài tập còn chưa thật phong phú, đa dạng (các bài tập chủ yếu xoay quanh các dạng bài thông thường như: điền từ, phát hiện lỗi sai, luyện đặt câu...). Chính vì vậy chúng tôi mong muốn trong chương trình, sách giáo khoa sẽ tiếp tục bổ sung các đề bài, gợi mở sự sáng tạo cho học sinh nhằm góp phần phục vụ cho quá trình viết văn.
Với tư cách là một giáo viên tiểu học chúng ta cần nắm chắc nội dung dạy học các kiến thức và kĩ năng làm văn viết cần trang bị cho học sinh. Hơn nữa, chúng ta cần nắm chắc được ý dồ của sách giáo khoa, thấy được ưu, nhược điểm của chương trình để phát huy những điểm mạnh, khắc phục hạn chế, nhược điểm của nó.
Mặt khác, chúng ta cần xác định được một thái độ nhận thức đúng đắn. Một người giáo viên tiểu học cần có thái độ mềm dẻo, không tuyệt đối hóa, phiến diện, cứng nhắc, phải biết lựa chọn ngữ điệu điển hình, chắc chắn, tránh các trường hợp mơ hồ, có vấn đề còn nhiều tranh cãi. Đặc biệt, không lấy quyền làm thấy để đưa ra kết luận cuối cùng khi mà bản thân sự kiện khoa học chưa có tính thuyết phục.
Về phương pháp, khi tổ chức quá trình dạy học môn Tập làm văn ở Tiểu học, giáo viên cần nắm được đặc điểm của học sinh để luôn đảm bảo thống nhất giữa nội dung và hình thức trong bài Tập làm văn viết của học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diệp Quang Ban (2002), Giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt – tập 2, Nxb Giáo dục.
2. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2003), Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb Giáo dục
3. Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ - tập 2, Nxb Giáo dục
4. PGS Cao Xuân Hạo (chủ biên 2002), Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục, Nxb Khoa học xã hội.
5. Bùi Văn Huệ (2006), Tâm lí học Tiểu học, NXB Đại Học Sư Phạm. 6. Đỗ Việt Hùng (2008), Sổ tay kiến thức tiếng Việt tiểu học, Nxb Giáo dục 7. Trần Mạnh Hưởng – Lê Hữu Tỉnh (2008), Giải đáp 188 câu hỏi về giảng dạymôn Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Giáo dục.
8. Lê Phương Nga (1998), Dạy học ngữ pháp ở Tiểu học, Nxb Giáo dục. 9. Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh, Nguyễn Trí (1999),
Phươngpháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Nxb Trường ĐHSP Hà Nội 10. Nguyễn Minh Thuyết, Hoàng Hòa Bình (2009), Sổ tay ngữ pháp Tiếng việtTiểu học, Nxb Giáo dục
11. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1996), Tiếng việt thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
12. Bùi Minh Toán, Lê A (2002), Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục. 13. Nguyễn Trí (2007), Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học (theo chươngtrình mới), NXB Giáo dục.
14. Nguyễn Trí (2000), Dạy Tập làm văn ở trường tiểu học, Nxb Giáo dục 15. Bộ giáo dục và đào tạo, Trường ĐHSP Hà Nội 2, Phương pháp dạy họcTiếng Việt ở Tiểu học, NXB Đại Học Sư Phạm
PHỤ LỤC
LIỆT KÊ MỘT SỐ CÂU SAI THƯỜNG GẶP TRONG BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT CỦA HỌC SINH LỚP 4 – 5
1. Đến mùa quả chín, chim chóc về bắt sâu bọ cho khỏi chết quả.
(Mai Thanh Tùng – Lớp 5A3)
2. Mẹ em ra chợ mua đặt lên bàn thờ.
(Vũ Công Toàn – Lớp 4A2)
3. Nhìn từ xa em thấy cây bàng to lùm xùm.
(Đào Văn Hùng – Lớp 5A5)
4. Cây nở hoa từ lúc nào em cũng không hay biết.
(Lê Nguyên – Lớp 4A1)
5. Những cành đào lá tươi tốt xum xuê.
(Vi Ngọc Quân – Lớp 4A3)
6. Bên cạnh cây còn có mấy cây dưa leo quấn quanh cây và leo lên rất cao như muốn nói chuyện với cây.
(Nguyễn Thị Thư – Lớp 5A1)
7. Tớ có một việc này nhờ cậu có được không.
(Ngô Thanh Dương – Lớp 5A2)
8. Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào bà cũng ăn.
(Lại Quốc Huy – Lớp 4A5)
9. Thôi cây bút viết mãi cũng mỏi.
(Hà Mạnh Tuấn – Lớp 4A4)
10.Và luôn cố gắng chăm ngoan, vâng lời cha mẹ.
11. Mình có một ước mơ muốn chia sẻ với bạn là ước mơ bạn và mình và tất cả mọi người xung quanh mình đều được hạnh phúc và vui vẻ.
(Nguyễn Văn Mạnh – Lớp 5A4)
12. Mắt bà em rất mờ, ôi đôi mắt hiền từ.
(Đào Duy Long – Lớp 5A2)
13. Ở đầu đường có một ngôi nhà rất xinh.
(Phan Thu Hằng - Lớp 4A4)
14. Mỗi khi em đi học về nó lao ra sủa ầm ĩ.
(Nguyễn Khánh Linh – Lớp 4A2)
15. Em nhìn bên cạnh những người bắt cá rất nhiều.
(Nguyễn Ngọc Oanh – Lớp 5A4)
16. Nó là người bạn thân thiết nhất trong đời em.
(Vũ Văn Long – Lớp 5A3)
17. Chiếc áo có cái cổ rất đẹp màu hồng.
(Phan Hồng Anh – Lớp 4A5)
18. Đã theo em suốt thuở còn bé.
(Phạm Thế Hùng – Lớp 4A2)
19. Nó thân thuộc với em từ mấy năm từ năm lớp 1 đến lớp 5.
(Ngô Mai Hương – Lớp 5A4)
20. Mỗi khi buồn em lại trở nên vui vẻ vì có nó làm bạn.
(Nguyễn Văn Công – Lớp 4A2)
21. Hôm nay em đi học về thì thấy ông em đang ngồi tỉ mỉ chẻ tăm.
(Vũ Ngọc Hoa – Lớp 5A1)
22. Cô giáo em có đôi bàn tay rất đẹp, đẹp lắm ý.
(Phạm Phương Hoa – Lớp 4A5)
23. Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ.
24. Trên mặt sông rất nhiều chiếc thuyền đang thả lưới bắt cá.
(Nguyễn Văn Tú – Lớp 5A2)
25. Đã nhiều tháng rồi bút đã hơi cũ không còn viết trơn nữa.
(Ngô Bích Ngọc – Lớp 4A2)
26. Có hàng cây xanh mát, các cột đén nhiều màu sắc.
(Đào Thị Mai – Lớp 4A4)
27. Mồm con chó nhà em : chưa đầy một gang tay.
(Vũ Văn Kiên – Lớp 4A3)
28. Trong mấy ngày tết có nải chuối đặt lên bàn thờ thì thật là đẹp.
(Nguyễn Mạnh Dũng – Lớp 4A3)
29. Ngày tết là ngày vui chơi, nghỉ ngơi của mọi người: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị em.
(Ngô Thị Mai – Lớp 4A5)
30. Đường phố em mỗi nhà trồng một cây xanh.
(Nguyễn Kiều Anh – Lớp 5A2)
31. Trong mỗi nhà có một cành đào.
(Vũ Văn Lợi – Lớp 4A3)
32. Hôm nay trời mưa nhưng đường không trơn lắm.
(Lê Văn Nguyên – Lớp 5A3)
33. Trời đẹp vì có mây xanh nắng vàng hoa cỏ thơm ngát.
(Dương Ngọc Hoa – Lớp 4A2)
34. Nhà em có rất nhiều người thân của em nhưng em quý nhất là bà em.
(Lê Hương Lan – Lớp 4A5)
35. Nhà em có một con chó. Đầu nó có hình cái yên xe đạp.
36. Mùa hè mỗi lần đi học là một ánh nắng nhẹ nhàng dọi xuống con đường thân quen, mỗi lần như vậy em lại chìa bàn tay ra đón những ánh nắng ban mai nhẹ nhàng.
(Nguyễn Viết Đoan – Lớp 5A3)
37. Bóc vỏ ra là em cắn một miếng rất mát và ngọt và thơm rồi em nhè ra tầm bốn, năm hột.
(Đỗ Mai Anh – Lớp 4A2)
38. Vì đã cho em biết thế nào là tình bạn.
(Ngô Thị Mai Trang – Lớp 5A5)
39. Dòng sông, đồng ruộng, nó như những người bạn của em.
(Phạm Thế Hùng – Lớp 4A5)
40. Con chó làm như thế vì nó rất sợ những ánh nắng chói chang.
(Phạm Hải My – Lớp 4A2)
41. Nếu bạn muốn mình chia sẻ ước mơ thì hãy gửi thư đến địa chỉ Khu 5, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
(Hà Mạnh Tuấn – Lớp 5A3)
42. Tôn thêm vẻ đẹp của ngôi trường.
(Phạm Ngọc Quỳnh – Lớp 5A1)
43. Lúc cây vẫn còn bé thì thân nó rất nhỏ lá thì rất to cành thì bé gốc thì có nhiều rễ non.
(Đào Như Tâm – Lớp 4A5)
44. Tuổi thọ của cây xoài rất là cao nên nó có thể sống rất lâu ít nhất cũng phải hơn 80 năm.
(Nguyễn Thị Chinh – Lớp 5A2)
45. Không ngờ bạn Lan có một chiếc cặp đẹp đến mức như vây.
(Nguyễn Hải Phong – Lớp 4A4)
46. Hồi nhà em nuôi nó thì nó mới chỉ 2 tháng tuổi.
47. Những chùm xoài xanh chỉ to bằng cái cổ tay.
(Vũ Mai Linh – Lớp 4A5)
48. Em rất thích nó vì nó luôn ở bên cạnh em cho em những bài học bổ ích. (Phạm Huy Minh – Lớp 5A4)
49. Bố em trồng cách đây hai năm rưỡi rồi.
(Nguyễn Mạnh Quân – Lớp 4A3)
50. Cây xoài bây giờ khoảng 1 năm.
(Phạm Phương Thảo – Lớp 4A5)
51. Phần cuối của lá na nhọn như đầu kim.
(Nguyễn Kim Anh – Lớp 5A2)
52. Vào mùa hè những cành xoài lại đâm hoa kết trái.
(Hoàng Thu Hiền – Lớp 5A3)
53. Con đường này là con đường ngoằn nghèo dẫn đến trường em.
(Nguyễn Hồng Vân – Lớp 5A2)
54. Thỉnh thoảng lại có tiếng lộp bộp của xe đạp và xe máy.
(Lê Quốc Đoàn – Lớp 4A1)
55. Con đường này bằng phẳng đều tăm tắp.
(Đỗ Huyền Trang – Lớp 4A2)
56. Tớ chúc cậu học giỏi như năm lớp 3 thế thì lớp 4 cậu phải học giỏi cậu được mấy con 10.
(Vi Hồng Vân – Lớp 4A1)
57. Hôm nay mình biết cậu có thời gian và mình gửi thư cho cậu và giao tiếp với cậu.
(Phạm Việt Hương – Lớp 5A2)
58. Em sẽ giữ gìn nó cẩn thận kể cả nó cũ thì em cũng không từ bỏ nó đến khi nó rách.
59. Thân áo có hình tam giác.
(Nguyễn Quốc Doanh – Lớp 4A3)
60. Em biết, đời học sinh ai cũng có ít nhất một chiếc áo trắng, nhưng khi mặc chiếc áo này em cảm thấy một hơi ấm áp của mẹ.
( Vũ Văn Phong – Lớp 4A5)
61. Cổ áo được cấu tạo bằng cổ chéo.
(Hoàng Hoàng Thanh – Lớp 5A2) 62. Đã chín rồi những quả nhót vàng, chuyển sang đỏ.
(Đỗ Quang Tùng – Lớp 5A1)
63. Mùa xuân bắt đầu từ tháng 1 trong tháng.
(Bùi Đức Hiếu – Lớp 4A3)
64. Giờ đây em đã lớn, tạm biệt với con đường.
(Vũ Mai Linh – Lớp 4A5)
65. Nhưng nếu không có những ánh nắng ban mai chói chang nữa thì cây cối sẽ ủ rũ vì không có ánh nắng.
(Phạm Đức Minh – Lớp 5A2)
66. Cảnh vật khoe sắc.
(Đỗ Minh Châu – Lớp 4A5)
67. Không cho ai phá con đường.
(Phan Thùy Trang – Lớp 4A4)
68. Năm nay em lớn lên rồi nên còn rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ.
(Nguyễn Trung Hiếu – Lớp 5A3)
69. Và bộ lông bên ngoài của nó và bốn cái chân của nó thon thả rất đẹp.
(Đoàn Thu Hồng – Lớp 4A3)
70. Đến trưa những bông hoa chụp lại.
(Nguyễn Viết Đoan – Lớp 4A2)
71. Thân cây hỏ bàng ngón tay nhỏ.
72. Cây cao to, rễ cây và lan rộng rất dài.
(Tô Chúc Quyên – Lớp 4A3)
73. Cây xoài giống cây chuối nên không nỏ đi thứ gì.
(Trần Thu Trang – Lớp 4A4)
74. Còn gì tuyệt vời hơn là sau mỗi bữa ăn được ăn một miếng soài.
(Trần Ngọc Anh – Lớp 4A2)
75. Thân cây to, da xù xì có chỗ chóc ra cả mảng.
(Nguyễn Thị Dung – Lớp 5A1)
76. Bức thư này cháu xin gửi cho chú, rất nhớ những ngày tháng buồn vui.
(Phan Hoàng Yến Nhi – Lớp 4A2)
77. Đến trường thì phải đi qua một con sông.
(Vũ Kim Hiền – Lớp 5A3)
78. Con chó nhà em là thế đây.
(Phạm Thảo Nhi – Lớp 5A1)
79. Bố mẹ em luôn ở bên em nuôi em ăn học.
(Nguyễn Thùy Dương – Lớp 5A2)
80. Chả biết cậu thích gì nhỉ!
(Mai Lệ Thanh – Lớp 4A3)
81. Ở làng em có cây gạo đầu làng nó ra hoa gạo rất đẹp.
(Vũ Ngọc Khánh – Lớp 4A5)
82. Và một buổi chiều, những chiếc lá rơi.
(Nguyễn Phương Anh – Lớp 5A2)
83. Không hôm nào mẹ còn sót một bông hoa nào mang về.
(Hà Ngọc Vi – Lớp 4A1)
84. Mẹ em ngắt một quả xoài chín vào cho em ăn.
(Tô Thanh Trang – Lớp 5A2)
85. Cây hoa này để trang trí cho đẹp và cắm trên bàn.
86. Mùa thu đã qua xong rồi đến mùa quả.
(Nguyễn Thu Trang – Lớp 4A1)
87. Mỗi khi em về chiếc áo bay lên như một đàn có đang bay đi.
(Hà Thị Hồng – Lớp 5A2)
88. Khi em đội mũ vào thì rất là ấm đầu và che tai cho em đỡ khỏi bị ốm.
(Vũ Mạnh Đức – Lớp 5A1)
89. Trên đường, dòng người đi lại thật ồn ã giống như những chú kiến chăm chỉ.
(Trần Thị Như Tâm – Lớp 4A5)
90. Bước chân dẻo dai của em vẫn tiếp tục đi trên đường.
(Mai Thế Dương – Lớp 4A3)
91. Chứng kiến cảnh đó, con đường mới đau lòng thay.
(Phùng Ngọc Dũng – Lớp 5A2)
92. Đặc biệt chúng ta vứt giấy ra đường bừa bãi, nó rất buồn.
(Vũ Văn Lượng – Lớp 4A5)
93. Cây có bốn bộ phân là rễ cây, thân cây, cành cây to bằng ngón tay, bộ phận thứ cuối cùng là là cây to bằng hai ngón tay.
(Đặng Ngọc Hân – Lớp 5A3)
94. Những bác cò bay lả bay la, rồi đột nhiên hạ cánh xuống bờ ao để tìm cá.
(Vũ Thu Hiền – Lớp 4A4)
95. Em rất thích cây hồng xiêm có quả ngon, ngọt.
(Lê Vi Na – Lớp 4A2)
96. Hôm chủ nhật bố em cho em lên nhà bà ngoại em chơi.
(Lê Xuân Quân – Lớp 5A5)
97. Cây trồng ở vườn trên.
98. Trên ngọn những chiếc lá non đang trổ.
(Vi Ngọc Liên – Lớp 4A3)
99. Bầu trời như muốn ban mai cho cây hoa này một mùi hương thoang thoảng cứ bay xa.
(Hoàng Thảo Nguyên – Lớp 4A2)
100. Để hỏi thăm sức khỏe ông bà bạn mình muốn nói với bạn là chúc ông bà bạn khỏe mạnh.
(Tạ Hải Yến – Lớp 4A4)
101. Có khỏe không?
(Nguyễn Trung Hiểu – Lớp 5A5)
102. Mình ước mơ bà mình lại sống lại chơi với mình.
(Phạm Hoàng Hương Thảo – Lớp 4A5)
103. Nhánh hoa màu vàng nhạt.