Nguyên nhân chung và biện pháp khắc phục

Một phần của tài liệu Các biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5 (Trang 38)

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Nguyên nhân chung và biện pháp khắc phục

3.1.1 Nguyên nhân chung

Số lỗi dùng từ, đặt câu mà học sinh mắc phải trong bài tập làm văn viết của học sinh là tương đối nhiều. Đây là tình trạng báo động đối với quá trình dạy học Tập làm văn. Có nhiều nguyên nhân cả về khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng trên. Vì vậy việc tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục các lỗi đó là việc làm rất cần thiết và quan trọng.

Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là do trong các tiết học về lập dàn ý, tìm ý, làm văn miệng… học sinh chưa được rèn luyện kĩ về cách dùng từ, đặt câu. Hơn nữa, học sinh chưa chuẩn bị kĩ và đầy đủ thì giáo viên không đủ thời gian để chỉnh sửa cho học sinh.

Mặt khác, học sinh lớp 4 - 5 thuộc lứa tuổi từ 11 đến 12 tuổi, là giai đoạn có nhiều biến đổi tâm lí, hoạt động. Ở lứa tuôit này, nhận thức của học sinh có những đặc điểm sau:

+ Về tri giác: vẫn còn mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và không chủ động, do đó nhiều khi các em phân biệt đối tượng trong bài Tập làm văn viết của mình bị nhầm lẫn.

+ Về tư duy: tư duy của các em còn mang màu sắc cụ thể và hình thức bằng cách dựa vào các đặc điểm của đối tượng, hiện tượng và chi tiết của sự việc, hiện tượng cụ thể.

+ Về trí nhớ: về phát triển trí nhớ từ ngữ- logic vẫn còn chịu ảnh hưởng của trí nhớ máy móc, làm được bài tập ứng dụng là do làm đi làm lại nhiều lần, làm được lúc đó nhưng thời gian sau thì lại quên.

+ Về khả năng chú ý: chú ý có chủ định phát triển hơn ngay cả khi có động cơ xa. Nhưng một khi giờ học không hấp dẫn thì chú ý có chủ định lại không bền.

+ Về khả năng tưởng tượng: khả năng tưởng tượng phát triển phong phú mang tính hiện thực hơn. Tuy nhiên tưởng tượng của các em còn tản mạn, ít có tổ chức.

Chính từ những đặc điểm nhận thức trên nên mặc dù ngôn ngữ của hoc sinh phát triển mạnh mẽ cả về ngữ pháp và từ vựng. Vốn ngữ pháp được tăng nhanh nhờ các em được học nhiều môn, diện tiếp xúc càng được mở rộng, cách diễn đạt ngày càng thêm phong phú nhưng học sinh vẫn mắc các lỗi về dùng từ, đặt câu dẫn đến việc lúng túng khi trình bày bài viết.

Ngoài ra, trong tổ chức các hoạt động học tập còn nhiều điểm chưa hợp lí. Việc sửa các lỗi dùng từ, đặt câu không được thực hiện một cách bài bản. Trong giờ trả bài tập làm văn viết, phần sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài văn thường diễn ra nhanh chóng và mang tính chất hình thức. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học, học sinh ít được tham gia vào việc học tập một cách chủ động. Việc trả lời câu hỏi để tìm hiểu, phân tích ngữ điệu hình thành kiến thức chủ yếu được thực hiện ở một số học sinh khá giỏi trong lớp.

Vấn đề đặt ra là phải đưa ra những biện pháp khắc phục những lỗi sai nêu trên và phương pháp dạy học hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn ở tiểu học.

3.1.2 Biện pháp khắc phục

Qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận, nghiên cứu phương pháp dạy học Tập làm văn và thực trạng các lỗi dùng từ, đặt câu trong bài tập làm văn viết của học sinh, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng bài tập làm văn viết của học sinh tiểu học.

Đầu tiên, trong các tiết Tập làm văn, học sinh phải chuẩn bị kĩ lưỡng, phải được giáo viên chỉnh sửa, uốn nắn ngay từ lúc còn làm văn miệng, để khi làm bài văn viết học sinh không bị mắc lỗi về dùng từ, đặt câu.

Đối với nguyên nhân về khả năng nhận thức của học sinh có thể được khắc phục được nếu các em luyện tập nhiều lần và có sự kiên trì hướng dẫn của giáo viên.

Sự phối hợp đồng bộ giữa các môn học là điều kiện quan trọng và nhất thiết phải thực hiện để nâng cao chất lượng toàn diện của học sinh. Có thể nói, quan điểm tích hợp trong việc lồng ghép các môn học đã đem lại hiệu quả cao. Tư liệu cho phân môn Tập làm văn chính là từ phân môn Tập đọc. Để rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu của phân môn Luyện từ và câu thì Tập làm văn là nơi thể hiện rõ nhất sản phẩm. Vì vậy phải chú ý phân bố hợp lí giữa các phân môn Tiếng Việt.

Việc chữa các lỗi trong bài văn của học sinh cần được tổ chức một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Khi hướng dẫn học sinh lỗi cần:

- Đưa ra các lỗi sau điển hình - Chỉ ra chỗ sai

- Xác định nguyên nhân dẫn đến chỗ sai

- Đối chiếu lỗi sai và lỗi đã được sửa để rút ra những lưu ý cần thiết Trong bài làm của học sinh, giáo viên dùng bút để gạch chân những chỗ sai và sửa sang bên cạnh. Khi chữa, cần tôn trọng ý định của người viết, tuyệt nhiên không biến đổi các câu sai thành câu hoàn toàn khác.

Một phần của tài liệu Các biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)