Nguyên nhân và các biện pháp sửa lỗi đặt câu

Một phần của tài liệu Các biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5 (Trang 42)

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.3Nguyên nhân và các biện pháp sửa lỗi đặt câu

3.3.1 Các lỗi về cấu tạo ngữ pháp của câu

3.3.1.1 Câu không đủ thành phần

3.3.1.1.1 Câu thiếu thành phần chủ ngữ

Câu thiếu thành phần chủ ngữ xuất hiện nhiều bởi nhiều khi học sinh nhầm đối tượng mới chỉ ở tư duy chưa được thực hiện hóa ở câu với chủ ngữ. Trong tư duy của các em, đối tượng cần nói đến hiện ra rất rõ, các em chỉ quan tâm đến việc diễn tả những hoạt động, tính chất, trạng thái của đối tượng. Do vậy, các em viết câu không có thành phần chủ ngữ và yên trí rằng câu đã trọn nghĩa. Câu thiếu thành phần chủ ngữ cũng có thể do học sinh lầm tưởng trạng ngữ là chủ ngữ.

Ví dụ : Mùa xuân đến, nở rất nhiều hoa.

(Mai Thế Dương – Lớp 4A3) Câu trên sửa lại là : Mùa xuân đến, hoa nở rất nhiều.

3.3.1.1.2 Câu thiếu thành phần vị ngữ

Lỗi câu thiếu thành phần vị ngữ xuất hiện tương đối nhiều trong bài làm văn viết của học sinh.

Ví dụ : Cái cặp có nhiều màu sắc.

(Vũ Hồng Đăng – Lớp 4A5) Ở ví dụ trên, học sinh dễ nhầm tưởng là câu vì dường như chúng đã đủ chủ ngữ và vị ngữ. Nhưng “cái cặp” trong câu trên là ngữ danh từ không xác định, vì thế chúng chưa thể làm vị ngữ. Học sinh không hiểu phần lớn các danh từ có “cái, những...” mở đầu là danh từ không xác định, muốn xác định ta phải thêm định ngữ ở sau.

3.3.1.1.3 Câu thiếu thành phần chủ ngữ và vị ngữ

Nguyên nhân của những loại lỗi này là do học sinh không hiểu rõ ràng chủ ngữ không thể đứng sau quan hệ từ, không hiểu rằng các danh từ chỉ thời gian như khi, lúc...cần phải có định ngữ. Mặt khác, thường là bộ phận đứng sau quan hệ từ được phát triển dài khiến cho học sinh tưởng nó đã có nội dung thông báo.

Ví dụ : Khi ông mặt trời chiếu những tia nắng đầu tiên xuống.

(Phạm Tiến Đạt – Lớp 4A4) Nếu tách riêng câu sai ra khỏi văn bản thì về mặt lí thuyết có hai cách chữa: hoặc bỏ các quan hệ từ để cho phần còn lại trở thành câu hoặc xem phần đã có là trạng ngữ rồi thêm một hoặc một mệnh đề (một kết cấu chủ - vị) để tạo câu mới. Nếu đặt câu sai vào văn bản trong mối quan hệ với các câu khác để nắm được mục đích thông báo của người viết thì có thể chọn một trong hai cách.

Ở ví dụ trên có hai cách chữa như sau :

Cách thứ nhất : Ông mặt trời chiếu những tia nắng đầu tiên xuống.

Cách thứ hai : Khi ông mặt trời chiếu những tia nắng đầu tiên xuống, con đường đã tấp nập người qua lại.

3.3.1.2 Câu thừa thành phần

Câu thừa thành phần đây là loại lỗi tương đối phổ biến trong các bài văn của học sinh. Nguyên nhân của loại lỗi này la do ki năng viết câu của học sinh còn kém, các em đã sắp xếp thành ý trong đầu để viết ra câu nhưng khi diễn đạt ý lại rơi vào tình trạng kể lan man, lủng củng.

Ví dụ : Những quả xoài xanh khi chín có mùi thơm và ăn thì ngọt lịm.

(Vi Xuân Quân – Lớp 5A2) Cách chữa là: ta bỏ các bộ phận thừa đi.

3.3.1.3 Câu không phân định thành phần

Nguyên nhân của những loại lỗi này khá phức tạp, trước hết là do học sinh không chuẩn bị cho mình một nội dung cần viết nên không phân cách được trong tư duy ra từng ý rạch ròi. Các em gần như trong tình trang vô thức, nhớ từ nào là viết ngay vào trong bài, không tìm cách tổ chức, sắp xếp các từ, cụm từ để biểu đạt nội dung. Đây là loại lỗi nặng, khó chữa, nhiều khi phải trao đổi trực tiếp với học sinh mới biết các em muốn diễn đạt điều gì để chữa cho đúng. Có thể liệt kê các lỗi không phân định thành phần như sau:

3.3.1.3.1 Câu không xác định được thành phần

Ví dụ : Không hôm nào mẹ em còn sót một bông hoa nào mang về.

(Vũ Tiến Đoàn – Lớp 4A5) 3.3.1.3.2 Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần

Ví dụ : Em thấy việc làm sai viết tên mình ra bàn.

(Nguyễn Trần Ngọc Như – Lớp 4A5) Câu này cần sắp xếp lại các thành phần câu cho đúng trật tự ngữ pháp. Câu đúng là : Em thấy việc viết tên mình ra bàn là việc làm sai.

3.3.2 Các lỗi về nghĩa

Tỉ lệ học sinh có câu mắc lỗi về nghĩa tương đối lớn và nhiều kiểu loại. Ở đây, chúng tôi chỉ đưa ra một số lỗi điển hình mà học sinh thường mắc phải.

3.3.2.1 Câu sai nghĩa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Những cây cột điện được nối chằng chịt trên đường.

(Phạm Hà My – Lớp 5A4) Nguyên nhân của những câu sai trên là do học sinh thiếu kiến thức thực tế. Vì vậy để chữa những lỗi này cần sửa những chi tiết phi thực tế trong câu.

Câu sửa lại là : Những sợi dây điện được nối chằng chịt trên đường. 3.3.2.2 Câu không rõ nghĩa

Ví dụ: Hôm nay trời rét nhưng em có chiếc áo sơ mi.

3.3.2.3 Câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các vế câu

Tư duy của học sinh Tiểu học còn đơn giản, vì vậy khi diễn đạt các nội dung phức tạp bằng các câu ghép, các em gặp rât nhiều khó khăn. Trong bài làm của học sinh xuất hiện nhiều lỗi câu ghép.

Ví dụ: Mẹ em bảo vì quả chuối có rất nhiều vitamin nên con phải chăm sóc cây chuối thật tốt.

(Vũ Trần Đăng Khôi – Lớp 4A1) Các câu trên sai vì không có sự tương hợp giữa nội dung của các vế câu và các cặp quan hệ từ nên có thể chữa lại bằng cách : thay quan hệ từ hoặc sửa lại nội dung vế câu.

Câu trên được sửa lại như sau: Mẹ em bảo vì quả chuối có nhiều vitamin nên con phải ăn nhiều chuối.

Hoặc : Mẹ em bảo vì chuối cung cấp cho ta rất nhiều vitamin nên con phải chăm sóc cây chuối thật tốt để cây ra nhiều quả.

3.3.2.4 Câu có các thành phần không đồng chức đồng loại

Ví dụ: Cây bàng rất cao và rất thân thiết với chúng em.

(Nguyễn Ánh Trâm – Lớp 4A4) Các ví dụ trên không có sự tương hợp giữa các thành phần đồng chức. Câu đúng là : Cây bàng rất cao và thân cây rất to.

3.3.3 Lỗi về dấu câu

3.3.3.1 Lỗi không dùng dấu câu

Lỗi không dùng dấu câu là những lỗi sai do không dùng dấu câu ở những chỗ cần thiết. Thường học sinh mắc lỗi do không sử dụng dấu chấm kết thúc câu và dấu phẩy ngăn cách thành phần câu. Có những bài viết không có một dấu câu nào.

Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh đã vi phạm nguyên tắc sử dụng dấu câu. Việc không sử dụng dấu câu gây khó khăn cho giao tiếp. Người

đọc không thể nhanh chóng nắm bắt nội dung các em cần diễn đạt hoặc không xác định được ý muốn diễn đạt.

Ví dụ: Trong vườn nhà em có rất nhiều cây ăn quả nào là mít bồng chuối hồng xiêm nhưng em thích nhất là cây ổi.

(Đoàn Cao Hồng Nhung – Lớp 4A2).

Cách chữa lỗi này là tách đoạn ra thành từng câu điền dấu chấm, viết hoa cho đúng. Học sinh thường bỏ không sử dụng dấu phẩy ngăn cách các trạng ngữ và nòng cốt câu, ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập, ngăn cách các bộ phận đồng chức. Khi chữa, ta cần thêm dấu phẩy vào các vị trí cần thiết.

Câu trên được chữa lại như sau: Trong vườn nhà em có rất nhiều cây ăn quả. Nào là mít, bồng, chuối, hồng xiêm nhưng em thích nhất là cây ổi. 3.3.3.2 Lỗi sử dụng dấu câu sai

Lỗi sử dụng dấu câu sai là lỗi của những câu đã sử dụng dấu câu khi không cần thiết hoặc sử dụng lẫn lộn các dấu câu.

Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh sử dụng dấu câu không hợp lí, không đúng quy tắc: dùng dấu chấm ngắt câu khi chưa đủ ý; dùng dấu phẩy ngăn cách các thành phần chủ- vị; ngăn cách động từ với bổ ngữ, dùng dấu hai chấm ngăn cách hai vế câu khi vế nọ không có ý giải thích cho vế kia. Phổ biến nhất là lỗi các câu được dùng dấu chấm tùy tiện khi chưa hết ý, cắt đôi câu ra một cách vô lí.

Ví dụ: Hôm nay: là một ngày đẹp trời.

(Lê Văn Hân – Lớp 4A4) Câu đúng là : Hôm nay là một ngày đẹp trời.

3.3.4 Lỗi ngoài câu

3.3.4.1 Lỗi câu không phù hợp với câu khác trong văn bản

Ví dụ: Ở góc vườn nhà em có một cây chuối tiêu. Cây cao quá đầu người. Thân cây chuối nhẵn và tròn. Lá chuối có thể gói bánh, gói giò. Hoa

chuối màu đỏ tía. Bên trong hoa chuối là những quả chuối non bé bằng ngón tay út của em. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Các biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5 (Trang 42)