Một số biện pháp hạn chế lỗi dùng từ và đặt câu cho học sinh

Một phần của tài liệu Các biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5 (Trang 47)

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.4 Một số biện pháp hạn chế lỗi dùng từ và đặt câu cho học sinh

Ở ví dụ trên, câu “Lá chuối có thể gói bánh, gói giò” không ăn nhập với cáccâu kề nó trong văn bản. Vì những câu kể nó đang tả về đặc điểm của cây chuối. Cách chữa lỗi này là gạch bỏ những câu lạc chủ đề trong văn bản.

3.3.4.2 Lỗi câu không phù hợp với phong cách

Ví dụ: Những múi mít chín rất chi là thơm.

(Vũ Khôi Nguyên – Lớp 5A3) Ở ví dụ trên, cụm từ “rất chi là” không phù hợp với phong cách viết văn của học sinh tiểu học. Tùy từng bài viết cụ thể mà chúng ta có thể bỏ đi hoặc thay thế bằng cụm từ, câu khác cho phù hợp.

3.4 Một số biện pháp hạn chế lỗi dùng từ và đặt câu cho học sinh tiểu học lớp 4 – 5 lớp 4 – 5

Qua nghiên cứu cơ sở lí luận; nghiên cứu về nội dung, phương pháp dạy học từ và câu ở tiểu học ; thực trạng trình độ, kỹ năng dùng từ, đặt câu của học sin tiểu học, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng viết văn của các em.

3.4.1 Biện pháp thực hành từ ngữ - làm giàu vốn từ cho học sinh

Trong chương trình và sách giáo khoa Tiếng việt tiểu học được xây dựng theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học thì trong giờ Luyện từ và câu (cả tiết lí thuyết và thực hành), học sinh đều được trực tiếp phân tích ngữ liệu rút ra từ bài học. Hơn nữa, việc làm giàu vốn từ cho học sinh cũng được chú trọng qua các bài Mở rộng vốn từ theo chủ đề, chủ điểm. Tuy nhiên để rèn kỹ năng dùng từ cho chọ sinh tiểu học thì phải chú trọng trong các giờ thực hành luyện tập. Thông qua các giờ học này sẽ góp phần hạn chế được việc sử dụng từ sai ngữ pháp của các em học sinh.

Có ba dạng bài tập từ ngữ cho học sinh:

3.4.1.1 Các bài tập dạy nghĩa từ

Để tăng vốn từ cho học sinh tiểu học phải cung cấp những từ mới cho các em do đó công việc đầu tiên của người giáo viên là phải làm cho học sinh hiểu nghĩa của từ. Nó là nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Để dạy nghĩa từ, trước hết giáo viên phải hiểu nghĩa từ và biết giải thích phù hợp với mục đích dạy học, phù hợp với đối tượng học sinh. Một số biện pháp giải nghĩa:

- Giải nghĩa bằng trực quan chủ yếu sử dụng ở các lớp đầu cấp. Tương ứng với biện pháp này là các bài tập giải nghĩa từ như: Nhìn vào hình vẽ, em hãy chỉ xem đâu là đỉnh núi, sườn núi, chân núi...

- Giải nghĩa bằng ngữ cảnh là để cho từ xuất hiện trong một nhóm từ, một câu, một bài để làm rõ nghĩa của từ. Nghĩa của từ được bộc lộ nhờ ngữ cảnh.

Ví dụ: Để giải nghĩa từ náo nức giáo viên đưa ra câu Chúng em náo nức đón Tết.

- Giải nghĩa bằng cách so sánh đối chiếu với từ khác. Có thể xây dựng bài tập giải nghĩa theo kiểu Sách, vở có gì khác nhau?

- Giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Tương ứng là các bài tập yêu cầu giải nghĩa bằng đồng nghĩa: Ngày khai trường còn gọi là ngày ?, hay yêu cầu học sinh điền vào chỗ trống từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.

- Giải nghĩa bằng định ngữ là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu nội dung bằng một định nghĩa, ví dụ: Tổ quốc là đất nước mình. Đây là biện pháp giải nghĩa từ phổ biến nhất, làm cơ sở cho rất nhiều bài tập dạy nghĩa khác nhau.

+ Bài tập cho sẵn cả nội dung (nghĩa từ) và tên gọi (từ) chỉ yêu cầu học sinh phát hiện ra sự tương ứng giữa chúng (bài tập nối cột).

+ Bài tập cho sẵn từ, yêu cầu học sinh xác lập nội dung tương ứng. Ví dụ : Tổ quốc là gì?. Đây là dạng bài tập tương đối khó với học sinh tiểu học. Tuy nhiên khi giải nghĩa được thì ngôn ngữ và tư duy của học sinh sẽ trở nên rõ ràng và sâu sắc hơn. Bài tập này chỉ áp dụng với học sinh tiểu học cuối cấp.

Tuy nhiên việc phân chia thành các biện pháp và các bài tập giải nghĩa như trên chỉ là tương đối. Khi giải nghĩa từ đôi khi phải linh hoạt kết hợp các biện pháp khác nhau. Mặt khác, cũng phải chú ý đến từng trường hợp cụ thể khi lựa chọn các biện pháp giải nghĩa từ.

3.4.1.2 Các bài tập hệ thống hóa vốn từ

Cơ sở của các bài tập này là do từ có quan hệ ngữ nghĩa – trường nghĩa, do quy luật tồn tại của từ trong ý thức con người. Từ trong đầu óc con người được sắp xếp theo một hệ thống liên tưởng nhất định. Toàn bộ loại bài tập hệ thống hóa vốn từ yêu cầu học sinh tìm những từ theo một dấu hiệu chung nào đó. Phổ biến nhất là mở rộng vốn từ theo chủ đề.

+ Đưa ra bài tập liên tưởng theo một dấu hiệu ngữ nghĩa nào đó. Ví dụ: Tìm những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm trong các từ dưới đây.

+ Đưa ra bài tập liên tưởng theo các lớp từ vựng. Ví dụ: Tìm từ cùng nghĩa, tìm từ trái nghĩa.

+ Bài tập tìm các từ có cùng cấu tạo. Ví dụ: Tìm từ ghép có tiếng hải

với nghĩa là biển.

Giải các bài tập hệ thống hóa vốn từ, học sinh sẽ xây dựng được những nhóm từ khác nhau. Yêu cầu giáo viên cần có vốn từ cần thiết và biết phân loại các từ. Các bài tập đưa ra vừa sức với học sinh tiểu học, có sức cuốn hút gây ở học sinh hứng thú.

3.4.1.3 Các bài tập sử dụng từ

Mục đích cuối cùng của dạy từ là để học sinh sử dụng được từ trong hoạt động nói năng và trong việc viết văn. Qua khảo sát cho thấy học sinh tiểu

học hiểu được nghĩa từ nhưng không biết sử dụng sao cho hợp lí, đạt hiệu quả giáo tiếp và lỗi dùng từ sai xảy ra rất nhiều. Để hạn chế tối đa tình trạng này trong các giờ Luyện từ và câu nên tổ chức cho học sinh làm các bài tập sử dụng từ. Các bài tập này sẽ rèn luyện cho học sinh kỹ năng dùng từ bởi lẽ để làm được các bài tập này học sinh phải vận dụng các quan hệ ngôn ngữ, quan hệ liên tưởng để lựa chọn và kết hợp từ. Các bài tập sử dụng từ sẽ giúp học sinh nắm nghĩa và khả năng kết hợp của từ do đó hạn chế được lỗi dùng từ sai nghĩa, sai ngữ pháp.

3.4.1.3.1 Các bài tập điền từ

Kiểu bài tập này được sử dụng nhiều.

- Cho trước các từ, yêu cầu học sinh tìm trong số các từ đã cho những từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn, bài cho sẵn.

- Không cho trước các từ mà để học sinh tự tìm trong vốn từ của mình rồi điền vào.

Khi hướng dẫn làm bài tập này, giáo viên thao tác: + Hướng dẫn học sinh nắm nghĩa các từ đã cho.

+ Xem xét kĩ đoạn văn có chỗ trống (đã viết lên bảng phụ).

+ Học sinh đọc lần lượt từng câu của đoạn văn cho sẵn, dừng lại ở chỗ trống, cân nhắc xem có thể điền từ nào để cho câu văn đúng nghĩa, phù hợp với toàn đoạn.

+ Học sinh đọc lại toàn đoạn để kiểm tra, thấy nghĩa của câu, của bài đều thích hợp thì bài tập đã được giải đúng.

3.4.1.3.2 Bài tập tạo ngữ

Bài tập này nhằm luyện cho học sinh biết kết hợp từ.

- Bài tập cho sẵn hai dãy yếu tố, yêu cầu học sinh chọn từng yếu tố của dãy này ghép với một hoặc một số yếu tố của dãy kia cho thích hợp.

Ví dụ: Ghép các từ cũi, chuồng, tàu vào trước các từ sau: ...ngựa, ...lợn, ...chó.

- Bài tập yêu cầu học sinh tự tìm thêm từ mới có khả năng kết hợp với từ đã cho.

Ví dụ : Tìm từ đặt trước hoặc sau từ dũng cảm để tạo thành những cụm từ có nghĩa.

Biện pháp làm bài tập này là giáo viên cho học sinh thử ghép mỗi từ ở dãy này với từng từ ở dãy kia, đọc lên rồi vận dụng kinh nghiệm nói năng của mình đẻ xem xét những cách nào chấp nhận được để nối cho đúng.

3.4.1.3.3 Bài tập dùng từ đặt câu

Với một hoặc một số từ cho trước, yêu cầu học sinh tự đặt câu. Ví dụ: Đặt ba câu với các từ sau: khai giảng, dạy bảo, gọn gàng.

Khi đặt câu học sinh sẽ thể hiện sự hiểu biết của mình về nghĩa của từ, cách thức kết hợp từ với nhau.

3.4.1.3.4 Bài tập viết đoạn văn

Bài tập viết đoạn văn đây là một yêu cầu khó với học sinh tiểu học. Chỉ áp dụng kiểu bài này với học sinh cuối cấp.

Ví dụ : Hãy dùng từ ngữ ở phần I để viết thành đoạn văn ngắn nói về một vấn đề thích hợp do em tự chọn.

Để giải được bài tập này học sinh phải vận dụng cả hai kỹ năng dùng từ (dùng các từ đã nêu) và kỹ năng viết câu thành đoạn (đoạn văn có nội dung chấp nhận được).

3.4.1.3.5 Bài tập chữa lỗi dùng từ

Bài tập chữa lỗi dùng từ là bài tập đưa ra những câu dùng từ sai, yêu cầu học sinh nhận ra và sửa chữa. Dạng bài tập này không nhiều tuy nhiên trên thực tế có thể sử dụng bài tập này ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào thấy cần thiết. Ở đâu có hoat động nói năng của học sinh, ở đó có thể sử dụng kiểu bài tập này. Những lỗi dùng từ cần lấy chính trong thực tế hoạt động nói, viết của học sinh. Giáo viên cũng có thể đưa ra những lỗi dự tính học sinh dễ mắc phải. Nhiệm vụ của học sinh là phát hiện và tự chữa những lỗi này.

Bài tập từ ngữ có mặt trong tất cả các phân môn Tiếng Việt cho nên có thể làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh qua các giờ học khác: Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn... Tất cả các giờ học Tiếng Việt phải hỗ trợ để làm giàu vốn từ nhưng điều đó không có nghĩa là biến chúng thành giờ dạy từ. Ngoài ra, còn có thể làm giàu vốn từ cho học sinh qua các môn học khác: Toán, Tự nhiên và xã hội... Vì môn học nào cũng có thể dạy từ, ở đâu có khái niệm mới, có truyền thụ kiến thức thì ở đó có dạy từ.

3.4.2 Biện pháp nâng cao chất lượng viết câu cho học sinh tiểu học

- Trong khi cho học sinh làm các bài thực hành viết câu, giáo viên phải hướng dẫn các em thói quen xác định yêu cầu của đề bài hay chính là việc trả lời ba câu hỏi:

+ Yêu cầu của đề bài thuộc dạng gì?

+ Với dạng yêu cầu đó thì câu cần viết đã được biết trước các yếu tố gì? (Ví dụ: Biết trước cấu trúc ngữ pháp, chủ ngữ, vị ngữ, ý...)

+ Cần bổ sung các yếu tố nào để hoàn thiện câu.

- Với mỗi loại bài tập cần hình thành cho học sinh cách khái quát để giải quyết được vấn đề.

Ví dụ : Dạy phân tích thành phần câu, mô hình khái quát để giải quyết loại bài tập này là:

+ Tìm nội dung thông báo chính của câu.

+ Tìm chủ thể thông báo, nội dung thông báo có liên quan tới chủ thể thông báo.

+ Xác định những từ đảm nhiệm vai trò chủ thể thông báo và nội dung thông báo có liên quan tới chủ thể thông báo. Đối chiếu những từ ấy xem chúng giữ chức năng gì?

Ví dụ: Dạy đặt câu:

+ Xác định cấu trúc ngữ pháp của câu.

+ Tìm từ để diễn đạt nội dung của câu và tuân theo cấu trúc ngữ pháp đã định.

+ Diễn đạt thành câu hoàn thiện. + Kiểm tra và sửa chữa câu vừa đặt.

- Để học sinh ham thích rèn luyện viết câu và viết câu có hiệu quả thì cần cho học sinh thực hành viết câu với:

+ Các dạng bài khác nhau: đặt câu, điền từ, viết đoạn...

+ Các hình thức làm bài khác nhau : theo lớp, theo nhóm, cá nhân. + Các phương pháp khác nhau, cách thức thực hiện khác nhau: viết câu trong viết kịch bản để đóng kịch, thi viết câu nhanh, trò chơi tìm từ nhanh, thi ứng đáp câu đúng...

+ Đưa ra các tình huống giáo tiếp đa dạng trong thực tiễn đời sống. - Việc sửa lỗi câu còn được tổ chức một cách cần thận, tỉ mỉ. Khi hướng dẫn học sinh sửa lỗi câu cần:

+ Đưa ra các câu có lỗi sai điển hình. + Chỉ ra lỗi sai.

+ Xác định nguyên nhân dẫn đến lỗi sai.

+ Đối chiếu câu đã sửa và câu sai, rút ra lưu ý khi viết câu.

- Dạy viết câu không chỉ gói gọn trong phạm vi phân môn Luyện từ và câu, các phân môn khác của môn Tiếng Việt mà ở tất cả các môn học. Đồng thời phối hợp rèn kỹ năng viết câu với các kỹ năng sử dụng từ.

- Thường xuyên đánh giá chất lượng viết câu của học sinh và khảo sát định ký vở viết các môn của học sinh để xác định học sinh đang yếu về phần nào. Từ đó xác định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.

Trên đây là một số biện pháp hạn chế lỗi dùng từ, đặt câu cho học sinh Tiểu học. Những biện pháp này sẽ giúp các em thực hành từ ngữ, từ đó làm

phong phú vốn từ, mở rộng vốn từ, nâng cao khả năng giải nghĩa từ và biết cách hệ thống hóa vốn từ theo chủ điểm. Đồng thời thông qua một số những bài tập thực hành viết câu sẽ giúp cho học sinh hoàn thiện kĩ năng viết câu đúng. Nhờ vậy các em sẽ hạn chế được tối đa các lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết của mình.

KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong khuôn khổ khóa luận này, chúng tôi mới chỉ tiến hành điều tra thực trạng các lỗi trong bài tập làm văn viết của học sinh khối lớp 4 - 5 Trường Tiểu học Phù Lỗ A, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đậy là một trường mà thành phần học sinh bao gồm cả nông thôn và thành thị. Kết quả thống kê chưa thể đánh giá chất lượng bài văn miêu tả của học sinh tiểu học nói chung, nhưng nó cũng phản ánh thực trạng những lỗi mà học sinh thường mắc phải trong bài văn miêu tả.

Bước vào nghiên cứu đề tài Các biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5 và đi vào tìm hiểu thực tế việc dạy và học phân môn Tập làm văn ở trường tiểu học, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu các lỗi trong bài văn viết, tìm ra nguyên nhân và biện pháp sửa các lỗi này là việc làm hết sức cần thiết.

Chúng tôi mong muốn rằng, đề tài sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả ở trong nhà trường tiểu học. Cũng chính việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng tôi nắm vững kiến thức về phân môn Tập làm văn và tự trang bị cho mình những tri thức phong phú, đầy đủ hơn. Đó là điều kiện để sau này chúng tôi có thể truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách dễ dàng. Hơn nữa, việc được tiếp xúc với giáo viên và học sinh, tìm hiểu thực tế dạy học ở trường tiểu học đã đem lại cho bản thân nhiều bài học thực tế giúp chúng tôi có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong bước đường dạy học của bản thân sau này.

Chúng tôi cũng mong rằng, đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh, giúp các em hệ thống được nhũng lỗi sai cơ bản, nguyên nhân và cách khắc phục. Từ đó, các em có những lưu ý trong bài viết của mình, giúp các em bình tĩnh, tự tin hơn khi viết bài.

Một phần của tài liệu Các biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)