tượng tại phường Nông Tiến
79,86 71,68 59,54 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1 2 3 Tỷ lệ % Nhóm đối tượng
Hình 4.2: Sự hiểu biết về các hình thức chuyển quyền sử dụng đất theo nhóm đối tượng tại phường Nông Tiến
Trong đó:
1. Sự hiểu biết đúng của nhóm đối tượng CBQL về chuyển QSDĐ
2. Sự hiểu biết đúng của nhóm đối tượng NDSXPNN về chuyển QSDĐ 3. Sự hiểu biết đúng của nhóm đối tượng NDSXNN về chuyển QSDĐ
Qua hình 4.2 ta thấy, tỷ lệ hiểu biết đúng về chuyển QSDĐ ở nhóm đối tượng CBQL là cao nhất (79,86%), thấp hơn là nhóm đối tượng NDSXPNN (71,68%), thấp nhất là nhóm NDSXNN ( 59,54%). Tuy nhiên sự chênh lệch giữa các nhóm đối tượng không quá cao, từ 59,54 – 79,86%. Những người thuộc nhóm CBQL là những người đại diện cho quyền lợi và lợi ích của nhân dân, vì vậy họ là những người đi trước tìm hiểu những thay đổi, đổi mới về
mọi mặt trong lĩnh vực quản lí đất đai, vì thế sự hiểu biết của họ cũng chắc hơn so với hai đối tượng còn lại.
4.3.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển quyền sửdụng đất và nguyên nhân, giải pháp khắc phục. dụng đất và nguyên nhân, giải pháp khắc phục.
4.3.3.1. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển quyền sử
dụng đất
* Thuận lợi
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế - xã hội nói chung đã phần nào kéo theo sự thông thoáng trong chính sách của Nhà nước, đồng thời với sự quan tâm của các cấp, các ngành, công tác quản lý Nhà nước đã có sự thay đổi lớn. Các thủ tục rườm rà không cần thiết đã được loại bỏ khiến cho công tác quản lý được dễ dàng hơn không gây phiền hà cho người dân.
Sự ra đời của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (1 cửa) phần nào đã góp phần giúp phường trong công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả để hạn chế
* Khó khăn
- Về cơ sở vật chất: Nơi làm việc của cán bộđịa chính phường còn nhỏ
hẹp, chặt chội, trang thiết bị còn thiếu và đã cũ hỏng (máy tính, máy in…)
- Về nguồn nhân lực: Cán bộ làm công tác chuyển QSDĐ còn ít, khối lượng công việc nhiều.
- Sự am hiểu của người dân về pháp luật còn nhiều yếu kém.
Và một tồn tại, khó khăn lớn nhất trong công tác chuyển QSDĐ trong giai đoạn này chính là vấn đề về thời gian thực hiện các hình thức so với quy
định của Pháp luật. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho người dân.
4.3.3.2. Một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục
* Một số nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thời gian trả kết quả chậm như vậy là bởi rất nhiều lý do, một vài lý do cơ bản nhất đó là:
- Do người dân chưa thực sự hiểu về luật pháp, chưa nắm bắt được những thủ tục, giấy tờ cần thiết khi thực hiện một nội dung chuyển quyền nào
đó. Trong quá trình làm thủ tục chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho hay thừa kế QSDĐ, người dân nộp hồ sơ khiến cho việc thẩm định rất khó khăn, cán bộ
thẩm định phải trả lại hồ sơ hoặc phải chờ người dân cung cấp đủ giấy tờ cần thiết mới có thể tiến hành theo các trình tự pháp luật. Ngoài ra còn nguyên nhân khác đó là do người dân còn chậm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Do tại phường cán bộ địa chính chưa làm chặt chẽ, đầy đủ về các thủ tục. Ví dụ như trong hồ sơ chuyển nhượng đất ở, cán bộ địa chính lại chưa trích lục định vị đất ở. Hoặc có thể việc xác nhận về một nội dung nào đó chưa đúng theo quy định.
* Một số giải pháp khắc phục
- Đối với người dân: Tuyên truyền rộng rãi về pháp luật đất đai cho người dân thông hiểu những quy định của hoạt động quản lý nhà nước nói chung và công tác chuyển QSDĐ nói riêng. Phổ biến cho người dân về thời gian thực hiện, trình tự thủ tục cần thiết khi tham gia vào các hình thức chuyển QSDĐ. Chỉ cho người dân nơi mà họ cần đến để làm các thủ tục chuyển quyền theo nhu cầu của họđể tránh việc phải đi lại nhiều lần.
- Đối với các cán bộđịa chính phường: nên tổ chức các buổi tập huấn,
đào tạo cán bộ thường xuyên để nâng cao chuyên môn, trình độ nghiệp vụ
trong quá trình thực hiện công việc của mình để giúp cho các cán bộ thực hiện
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua quá trình thu thập, điều tra phân tích số liệu, đề tài đã thu được một số kết quả sau:
Kết quả chuyển quyền sử dụng đất theo số liệu thứ cấp tại phường Nông Tiến cho thấy: Từ năm 2012 – 2013 có tất cả 598 trường hợp chuyển quyền với 98419 m2. Và chỉ diễn ra trên 4 hình thức đó là chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế
và thế chấp bằng giá trị QSDĐ.
Qua điều tra phỏng vấn người dân trên địa bàn phường Nông Tiến dựa vào phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn ta thấy sự hiểu biết đúng của người dân về chuyển QSDĐ là 75,99%.
Trong 3 nhóm đối tượng điều tra thì nhóm đối tượng CBQL có sự hiểu biết đúng về chuyển QSDĐ cao nhất đạt 79,86% và nhóm SXNN là thấp nhất
đạt 59,54%, nhóm có sự hiểu biết trung bình là nhóm SXPNN đạt 71,68%.
5.2. Đề nghị
Để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác chuyển quyền sử dụng đất nói riêng và khắc phục những khó khăn, hạn chế đang tồn tại, thì ban lãnh đạo và ban quản lý cần có những biện phá cụ thể trong thời gian tới:
- Chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật nói chung và Luật Đất đai nói riêng tới người dân hơn nữa.
- Có kế hoạch xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ các cán bộđịa chính.
- Cần có sựđiều chỉnh phù hợp và linh động các thủ tục hành chính, trình tự thực hiện các hoạt động chuyển QSDĐ.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn nhằm tạo điều kiện cho cán bộ trao
đổi ý kiến, học hỏi và giải quyết các vấn đề vướng mắc trong công tác quản lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Đất đai 2003, Nxb Chính trị quốc gia
2. Nghị định 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai 2003
3. Thông tư 29/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính
4. Bộ Tư pháp & Bộ Tài nguyên & Môi trường (2005), Thông tư liên tịch số
05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/06/2005 “Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ, tài sản gắn liền với đất”.
Chính phủ (2004), Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về hướng
dẫn thi hành Luật đất đai 2003.
5. Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT của Bộ Tư pháp và Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/06/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ, tài sản gắn liền với đất
6. Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT/BTP/BTNMT ngày 13/06/2006 của Bộ
Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế
chấp, bảo lãnh QSDĐ, tài sản gắn liền với đất.
7. Quyết định số 93/ QĐ- TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ V/v Ban hành Quy chế thực hiện một cửa, cơ chế một cửa liên thông tai cơ
quan hành chính nhà nước địa phương.
8. Nguyễn Thị Lợi (2008), Bài giảng đăng ký thống kê đất đai, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
9. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007) Bài giảng Pháp luật đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
10. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình quản lý Nhà nước về đất đai,
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
11.UBND phường Nông Tiến (2011), báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳđầu (2011 – 2015) phường Nông Tiến – TP Tuyên Quang
12. UBND phường Nông Tiến (2012). Sổ theo dõi chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp QSDĐ năm 2012 – 2013.