Gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG HÀNH VI NHÀ QUẢN LÝ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP.PDF (Trang 73)

2. Mục đích nghiên cứu

3.2 Gợi ý chính sách

Từ kết quả của bài nghiên cứu về tác động của hành vi nhà quản lý đối với quyết định cấu trúc vốn, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, kết quả bài nghiên cứu cung cấp những bằng chứng cần thiết để giúp hội đồng quản trị công ty đưa ra các chính sách thích hợp trong việc xem xét tuyển dụng các nhà quản lý. Thông thường, khi tuyển chọn nhân sự cho vị trí quản lý, hội đồng quản trị xem xét đến các yếu tố như lý lịch trích ngang, ngành nghề chuyên môn, kinh nghiệm hay sự thành công trước đó. Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu này hội đồng quản trị cần xem xét thêm đặc điểm của nhà quản lý để có thể dự đoán được việc lựa chọn các quyết định tài chính nói chung cũng như quyết định cấu trúc vốn nói riêng khi họ trở thành những người quản lý cho công ty. Việc xem xét đến các đặc điểm của nhà quản lý giúp ban quản trị đưa ra những chính sách về lương, thưởng, … để phát huy ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của nhà quản lý, giúp họ dẫn dắt, điều hành công ty đạt được mục tiêu chung của đơn vị và luôn đặt lợi ích của đơn vị lên trên hết.

Thứ hai, bên cạnh việc giúp hội đồng quản trị công ty có những điều chỉnh về các chính sách áp dụng đối với vị trí quản lý để đạt mục tiêu của tổ chức, kết quả nghiên cứu này còn giúp cho những nhà quản lý hiểu được quyết định cấu trúc vốn thực ra bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân trong đó có cả những đặc điểm tính cách của họ. Từ đó, những nhà quản lý có thể cải thiện và từng bước điều chỉnh để ngày càng nâng cao chất lượng trong việc ra các quyết định tài chính đối với công ty.

Thứ ba, nếu xem tất cả các yếu tốđều giống nhau ngoại trừ việc nhà quản lý là những người có quan điểm nhìn nhận khác biệt với thị trường vốn về tốc độ tăng trưởng cũng như mức độ rủi ro của dòng thu nhập trong tương lai của từng công ty thì hội đồng quản trị nên lựa chọn những nhà quản lý có mức độ thiên lệch nhận thức vừa phải vì khi đó nhà quản lý có thể dẫn dắt, điều hành hoạt động của công

ty đạt được mục tiêu sớm hơn và góp phần nâng cao giá trị công ty hơn những nhà quản lý khác.

Thứ tư, nghiên cứu này cũng góp phần ủng hộ cho một cấu trúc vốn bao gồm cả nợ và vốn cổ phần bởi vì việc sử dụng một chính sách tài trợ bằng nợ vay vừa phải sẽ làm gia tăng giá trị cho công ty thông qua việc làm giảm các mâu thuẫn cơ bản trong hoạt động của công ty (mâu thuẫn giữa cổđông và nhà quản lý, mâu thuẫn giữa cổđông và trái chủ).

Cuối cùng, bài luận văn này là một trong số ít những nghiên cứu về đặc điểm của nhà quản lý đối với quyết định cấu trúc vốn. Nghiên cứu nỗ lực giải thích, đo lường sự tác động của sự lạc quan, khẩu vị rủi ro, sự chinh phục và tính bất định đối với quyết định cấu trúc vốn bằng phân tích định lượng. Vì vậy, bài luận văn này cũng bắt đầu mở ra một hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực tài chính hành vi trong việc phân tích tác động của đặc điểm nhà quản lý đối với việc ra các quyết định tài chính, cụ thể là quyết định cấu trúc vốn tại Tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Kết luận chương 3

Như vậy, chương này đã trình bày các kết quả nghiên cứu về tác động của đặc điểm nhà quản lý đối với quyết định cấu trúc vốn. Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo được sử dụng trong việc đo lường các biến độc lập tác giả sử dụng phân tích tương quan để tìm ra mối quan hệ giữa các đặc điểm của nhà quản lý gồm: Khẩu vị rủi ro, sự lạc quan, sự chinh phục và tính bất định đối với quyết định cấu trúc vốn. Việc kiểm tra đa cộng tuyến đã được tác giả thực hiện để đảm bảo các biến là độc lập và phù hợp để đưa vào phân tích tiếp theo (phân tích hồi quy). Phần còn lại của chương, tác giả trình bày một số kiến nghị để ứng dụng các kết quả nghiên cứu đạt được đối với HĐQT, nhà quản lý và các nhà nghiên cứu quan tâm tới lĩnh vực nghiên cứu này.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các nhà quản lý ưa thích rủi ro, thích sự chinh phục thì sử dụng các nguồn tài trợ dài hạn nhiều hơn các nhà quản lý thông thường. Ngược lại, những nhà quản lý lạc quan, e ngại sự bất định lại thích sử dụng nguồn tài trợ từ lợi nhuận giữ lại và việc phát hành trái phiếu chuyển đổi hơn.

KẾT LUẬN, HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI &

HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Kết luận

Nhìn chung bài nghiên cứu đã trả lời được hai câu hỏi lớn trong phần mục tiêu nghiên cứu của tác giả. Thứ nhất, có tồn tại mối quan hệ giữa những đặc điểm của nhà quản lý đối với quyết định cấu trúc vốn của một doanh nghiệp. Thứ hai là, kết quả nghiên cứu đã cho thấy mức độảnh hưởng của từng đặc điểm của nhà quản lý đối việc việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng như các nguồn tài trợ cho các dự án đầu tư dài hạn của công ty.

Tổng hợp lại các kết quả nghiên cứu trong bài cho thấy rằng các nhà quản có sự nhận định sai lệch so với thị trường vốn (nhận định sai so với thị trường) về rủi ro có thể xảy ra đối với dòng thu nhập trong tương lai thích sử dụng tài trợ bằng nợ vay hơn là phát hành cổ phần. Những nhà quản lý này là những người ưa thích rủi ro và thích sự chinh phục. Bên cạnh đó, những nhà quản lý ác cảm với những mất mát, thua lỗ (e ngại tính bất định) thì thận trọng hơn trong việc sử dụng nợ để tài trợ cho các dự án đầu tư dài hạn và họ ưu tiên sử dụng tài trợ từ phát hành trái phiếu chuyển đổi hơn. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu là khá mờ nhạt đối với việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng như lựa chọn các nguồn tài trợ là nợ dài hạn đối với những nhà quản lý lạc quan, những người luôn tin rằng tốc độ tăng trưởng của công ty cao hơn so với đánh giá của thị trường. Kết quả này chưa làm sáng tỏ kỳ vọng của tác giả trong việc cho rằng những nhà quản lý lạc quan hơn thì ưa thích tài trợ bằng nợ vay hơn.

Ngoài việc xem xét sự thiên lệch hành vi của nhà quản lý đối với quyết định cấu trúc vốn thì kết quả nghiên cứu còn cho thấy rằng quy mô công ty và giới tính của nhà quản lý cũng góp phần tác động tới quyết định cấu trúc vốn của một doanh nghiệp. Cụ thể, những công ty có quy mô lớn thì ít phát hành cổ phiếu trong khi ưu

tiên phát hành nợ nhiều hơn cho việc tài trợ. Bên cạnh đó, những nhà quản lý nam thì thích sử dụng nợ vay dài hạn hơn còn những nhà quản lý nữ lại lựa chọn nợ vay ngắn hạn nhiều hơn.

Phần cuối của bài nghiên cứu tác giả còn trình bày các gợi ý về chính sách đối với hoạt động của công ty, đối với cá nhân mỗi nhà quản lý cũng như cho những nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực tài chính hành vi ở Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng.

Hạn chế của đề tài & hướng nghiên cứu tiếp theo

Kết quả nghiên cứu của luận văn nghiên cứu tác động của hành vi nhà quản lý đối với quyết định cấu trúc vốn đã đóng góp được những bằng chứng thực nghiệm nhất định trong lĩnh vực tài chính hành vi kể cả về mặt lý thuyết lẫn thực tế. Tuy nhiên, đề tài vẫn còn một số những hạn chế nhất định mà tác giả chưa thực hiện được trong nghiên cứu này.

Thứ nhất: Quy mô mẫu còn nhỏ. Chỉ với 98 bảng khảo sát hoàn chỉnh thu thập được từ nghiên cứu nên các kết quả nghiên cứu chưa đủ để đại diện cho tất cả các nhà quản lý ở Tp.HCM.

Thứ hai: Chưa có sự kiểm tra thông tin thu nhận được với thông tin được công khai, niêm yết. Việc phát phiếu khảo sát được thực hiện đại trà và người được khảo sát không phải kê khai thông tin cá nhân, nơi công tác nên tác giả khó kiểm tra được mức độ chính xác của thông tin.

Thứ ba: Số lượng tính cách được phân tích trong bài còn ít. Mỗi cá nhân có nhiều tính cách khác nhau như sự lạc quan, sự chinh phục, e ngại tính bất định, khẩu vị rủi ro, sự bảo thủ, sự cầu thị, sự quyết đoán, chính sách lương, thưởng…Mỗi tính cách có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến quyết định cấu trúc vốn, do đó cần đưa thêm các đặc điểm khác vào mô hình nghiên cứu để làm rõ hơn mức độ ảnh hưởng của nhân tố hành vi đối với việc ra quyết định của nhà quản lý.

Để khắc phục những hạn chế trên cần có những nghiên cứu với quy mô lớn hơn, đáng tin cậy hơn. Bên cạnh đó có thể bổ sung các biến đại diện cho đặc điểm của nhà quản lý như sự bảo thủ, tính quyết đoán, sự cầu thị, … để làm sáng tỏ hơn mức độ tác động của đặc điểm nhà quản lý đối với quyết định cấu trúc vốn và các quyết định khác của nhà quản lý trong việc điều hành hoạt động của doanh nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Nguyễn Chiểu, (2011), “Nghiên cứu ứng dụng tâm lý học vào tài chính” ,

http://updatebook.net/tai-chinh-thue-19/nghien-cuu-ung-dung-tam-ly-hoc- vao-tai-chinh-15420/

2. Nguyễn Thị Thu Hà, (2010), “Các lý thuyết cấu trúc vốn”,

http://www.saga.vn/Taichinh/Cautrucvon/19522.saga

3. Phan Thị Bích Nguyệt (2008), Đầu Tư Tài Chính, Nhà Xuất Bản Thống Kê 4. Hoàng Quân và Quý Phúc , (2010), “Tài chính hành vi: Giải thích một số hiện

tượng bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, http://www.baomoi.com/Tai-chinh-hanh-vi-Giai-thich-mot-so-hien-tuong-bat- thuong-tren-TTCK-VN/127/4698938.epi

5. Lý Ngọc Phượng (2012), “Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM

6. Trần Ngọc Thơ (2006), Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại, Nhà Xuất Bản Thống Kê

Tài liệu nước ngoài

1. Baker, M., Ruback, R., and Wurgler, J. (2004). Behavioral Corporate Finance: A Survey. NBER Working Paper, No. W10863 .

2. Ben-David, I., Harvey C. R., and Graham J.R. (2007). Managerial Overconfidence and Corporate Policies. NBER Working Paper No. W13711. 3. Berg (2011). The Impact of Personality Traits on Capital Structure Decisions.

4. Bertrand, M., and Schoar A. (2003). Managing with Style: The Effects of Managers on Firm Policies. Quarterly Journal of Economics, 118 , 1169- 1208.

5. Blackburn, R. (1969). Sensation Seeking, Impulsivity and Psychopathic Personality. Journal of Consulting and Clinical Psychology, 33(5) , 571-574. 6. Budner, N. (1962). Intolerance of Ambiguity as a Personality Variable.

Journal of Personality, 30(1) , 29-50.

7. Cain, M.D., and McKeon, S.B. (2010). Sensation Seeking and Firm Risk: Evidence from ECO Pilots. Working Paper .

8. Camerer, C., and Weber, M. (1992). Recent Developments in Modelling Preferences: Uncertainty and Ambiguity. Journal of Risk and Uncertainty, 5 , 325-370.

9. Chen, C.J., and Yu, C.M. (2010). FDI, Export, and Capital Structure: An Agency Theory Perspective. Working Paper .

10.Chrysikopoulou, E. (2011, March 25). The Impact of Personality Traits on Capital Structure Decisions. Maastricht.

11.Daskalakis, N., Kokkinaki, F., Kalogeras, N., Hoffmann, A., and Chrysikopoulou, E. (2011). What Drives Capital Structure Decisions? The Role of Personality Traits in Corporate Financial Decisions Making.

12.Gilson, S. C. (1997). Transactions Costs and Capital Structure Choice: Evidence from Financially Distressed Firms. The Journal of Finance, 52(1) , 161-196.

13.Grable, J. (2000). Financial Risk Tolerance and Additional Factors that Affect Risk Taking in Every Day Money Matters. Journal of Business Psychology, 14(4), 625-630.

14.Grable, J.E., and Lytton, R.H. (1999). Financial Risk Tolerance Revisited: The Development of a Risk Assessment Instrument. Financial Services Review, 8 , 163-181.

15.Graham, J.R., Harvey, C.R., and Puri, M. (2009). Managerial Attitudes and Corporate Actions. SSRN eLibrary .

16.Grinblatt, M. a. (2009). Sensation Seeking, Overconfidence, and Trading Activity. Journal of Finance, 64(2) , 549-578. Page !|!56"!

17.Hackbarth, D. (2008). Managerial Traits and Capital Structure Decisions. Journal of Finance and Quantitative Analysis, 43(4) , 843-882.

18. Heaton, J. B. (2002). Managerial Optimism and Corporate Finance. Financial Management, 31(2) , 33-45.

19. Heaton, J. B. (2006). Solvency Tests . SSRN eLibrary .

20.Hommel, U., Frenkel, M., and Rudolf, M. (2005). Risk Management: Challenge and Opportunity. Berlin : Springer.

21.Reliability and Validity of a Brief Measure of Sensation Seeking. Personal Individual Differences, 32 , 401–414.

22. Huang, J., and Kisgen, D. J. . (2009). Gender and Corporate Finance. SSRN eLibrary .

23. Jensen, M. C., and Meckling, W. H. (1976). Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure. Journal of Financial Economics , 3 (4), 305-360. Page !|!57"!

24. Ju, N., and Miao, J. (2009). Ambiguity, Learning, and Asset Returns. AFA 2009 San Francisco Meetings Paper .

25. Kahneman, D., and Tversky, A. (1974). Judgment under Uncertainty: Heuristics and Biases. Science 185 , 1124-1131.

26. Kahneman, D., and Tversky, A. (1979). Prospect Theory: An Analysis of Decision under Risk. Econometrica, 47(2) , 263-292.

27.Knight, F. (2002). Risk, Uncertainty and Profit. Washington, D.C.: BeardBooks.

28. Landier, A. and Thesmar, D. (2005). Financial Contracting with Optimistic Entrepreneurs: Theory and Evidence. Working Paper, University of Chicago . 29. Landier, A., and Thesmar, D. (2009). Financial Contracting with Optimistic

Entrepreneurs. The Review of Financial Studies, 22 , 117-150.

30. Lowe, R. A., and Ziedonis, A. A. (2004). Overoptimism and the Performance of Entrepreneurial Firms. Working paper.

31. MacCrimmon, K.R., and Wehrung, D.A. (1990). Characteristics of Risk Taking Executives. Management Science, 36(4) , 422-435.

32. Malmendier, U., and Tate, G. (2004). CEO Overconfidence and Corporate Investment. Journal of Finance, 60(6) , 2661-2700.

33. Miller, M. H. (1977). Debt and Taxes. The Journal of Finance, 32(2) , 261- 275.

34.Puri, M. and Robinson, D.T. (2006). Who are Entrepreneurs and Why do They Behave That Way. RICAFE2 Conference, London .

35. Puri, M., and Robinson,D.T. (2005). Optimism, Entrepreneurship and Risk- Taking. Working Paper, Duke University .

36.Shefrin, H. (2002). Beyond Greed and Fear: Understanding Behavioral Finance and the Psychology of Investing. New York: Oxford University Press. 37. Titman, S., and Wessels, R. (1988). The Determinants of Capital Structure Choice. The Journal of Finance, 43(1) , 1-19.

38. Tversky, A., und Kahneman, D. (1992). Advances in Prospect Theory: Cumulative Representation of Uncertainty. Journal of Risk and Uncertainty, 5 , 297-323.

39.Zuckerman M., Eysenck S., and Eysenck H. J. (1978). Sensation Seeking in England and America: Cross-Cultural, Age, and Sex Comparisons. Journal of Consulting and Clinical Psychology, 46 , 139-149.

40. Zuckerman, M. (2007). Sensation Seeking and Risky Behavior. American Psychological Association.

41. Zuckerman, M., and Kuhlman, D.M. (1978). Sensation Seeking and Risk Taking in Response to Hypothetical Situations. Meeting of International Association of Applied Psychology. Munich.

BẢNG KHẢO SÁT

PHẦN A: ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ QUẢN LÝ

A1. Ý kiến của Anh /Chị về những nội dung sau (khoanh tròn vào mục lựa chọn)?

1. Nếu Anh /Chị được tham dự một trò chơi trên truyền hình, Anh/Chị sẽ chọn cơ hội nhận phần thưởng nào sau đây?

a. 30 triệu đồng tiền mặt với xác suất trúng thưởng 100% b. 150 triệu đồng tiền mặt với xác suất trúng thưởng 50% c. 300 triệu đồng tiền mặt với xác suất trúng thưởng 25% d. 3.000 triệu đồng tiền mặt với xác suất trúng thưởng 5%

2. Anh /Chị nhận được một kỳ nghỉ dài hạn “Chỉ có một lần trong đời”, nếu quyết định đi chơi, Anh/Chị sẽ mất công việc hiện tại. Anh/Chị sẽ làm gì?

a. Hủy bỏ kỳ nghỉ

b. Chấp nhận kỳ nghỉ nhưng với một thời gian ngắn hơn

c. Đi nghỉ như kế hoạch vì Anh/Chị cần nghỉ ngơi để chuẩn bị tìm kiếm một công việc mới

d. Kéo dài kỳ nghỉ bởi vì đây có thể là cơ hội cuối cùng đi chơi với những người bạn thân

3. Một vài chuyên gia kinh tế dựđoán rằng giá của tài sản như vàng và bất động sản sẽ tăng, giá trái phiếu có thể giảm. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đồng ý rằng trái phiếu chính phủ thì tương đối an toàn. Hiện tại, hầu hết các tài sản đầu tư của Anh /Chị là trái phiếu chính phủ có lãi suất cao. Anh/Chị sẽ làm gì?

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG HÀNH VI NHÀ QUẢN LÝ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP.PDF (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)