2. Mục đích nghiên cứu
2.2.3.2 Thang đo liên quan tới hành vi nhà quản lý
Khẩu vị rủi ro (Risk Tolerance): Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để xây dựng thang đo về khẩu vị rủi ro của mỗi cá nhân. Khởi đầu từ thang đo của Babbie (1993) với 100 câu hỏi ban đầu, sau khi trải qua nhiều nỗ lực của các nhà nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn nữa một thang đo với độ tin cậy cao, hợp lý và dễ dàng sử dụng cho người dùng, Grable và Lytton (1999) đã phát triển và rút gọn thang đo và tập trung vào 3 khía cạnh chính có khả năng xảy ra rủi ro cho mỗi cá nhân. Các câu hỏi 4, 7 và 8 đo lường mức độ chấp nhận rủi ro có thể phát sinh từ các quyết định đầu tư (Investment Risk). Các câu hỏi 1, 5 và 6 đo lường mức độ chấp nhận rủi ro từ sự kỳ vọng giá trị thu được trong tương lai (Speculative Risk) và các câu còn lại 2, 3 và 9 được sử dụng đểđo lường mức độ chấp nhận rủi ro từ sự trải nghiệm của bản thân và những người quen biết (Risk Comfort & Experience). Người trả lời phiếu khảo sát sẽ phải lựa chọn một trong nhiều phương án trả lời được liệt kê sẵn. Có 6 câu hỏi với 4 lựa chọn trả lời khác nhau, 1 câu hỏi với 3 lựa chọn trả lời khác nhau và 2 câu hỏi còn lại với hai lựa chọn trả lời. Điểm
số được tính cho các phương án trả lời được sắp xếp theo trình tự từ 1 tới 4 tương ứng với các lựa chọn “a”, “b”, “c” và “d”. Tuy nhiên, đối với các câu hỏi có 2 phương án trả lời thì lựa chọn “b” được tính là 3 điểm. Nội dung câu hỏi được trình bày chi tiết trong phần phụ lục, Phần A (chi tiết A1) của Bảng khảo sát.
Sự lạc quan (Optimism): Để đo lường sự lạc quan tác giả sử dụng phép đo lường thông qua thang đo Revised Life Orientation Test ( viết tắt LOT-R) được xây dựng bởi các nhà tâm lý Scheier và Carver (1985). Thang đo này đã từng được sử dụng trong lĩnh vực tâm lý học bởi Scheier, Carver và Bridges (1995) và được áp dụng trong lĩnh vực kinh tế bởi tác giả Graham và các đồng sự (2009) và Berg (2011). Thang đo bao gồm 6 câu hỏi khác nhau để người trả lời có thể biểu hiện mức độ lạc quan của mình đối với các sự kiện quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Nội dung câu hỏi được trình bày chi tiết trong phần phụ lục, Phần A (chi tiết A2) của Bảng khảo sát.
Tác giả sử dụng thang đo Likert đểđo lường mức độđồng ý của nhà quản lý đối với mỗi tình huống (câu hỏi) được đưa ra. Nó được chia thành 5 mức, từ “hoàn toàn không đồng ý”, “không đồng ý”, “không có ý kiến”, “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” tương ứng với thang điểm được cho từ “1” tới “5”. Tuy nhiên, các câu hỏi đánh số thứ tự là 2, 4 và 5 là những câu hỏi có cách tính điểm ngược lại. Người trả lời được yêu cầu lựa chọn thái độ đồng tình của mình đối với mỗi câu hỏi ở các mức khác nhau để chỉ ra mức độ lạc quan. Nếu người trả lời có mức điểm trung bình cho các câu trả lời từ 3 trở lên là những người lạc quan (Graham và các đồng sự, 2009; Berg, 2011).
Tính bất định (Intolerance to Ambiguity): Tác giả sử dụng thang đo là bài kiểm tra tâm lý được xây dựng và phát triển bởi Budner (1992). Thang đo này gồm 9 câu hỏi tập trung cho ba tình huống cơ bản và cũng đã được sử dụng trong việc phân tích tài chính hành vi bởi tác giả Berg (2011). Các câu hỏi 1, 3 và 8 xem xét mức độ đồng ý của người trả lời đối với những vấn đề mang tính khó khăn trong việc đưa ra các dự đoán. Những câu hỏi 2, 6 và 7 lại đề cập đến việc người trả lời
có chấp nhận các tình huống, sự kiện mang tính mới mẻ, chưa từng gặp qua. Phần câu hỏi còn lại đặt người trả lời ở việc xem xét các sự việc trong hoàn cảnh phức tạp. Bằng việc sử dụng thang đo Likert, tác giả tiếp tục chia thang đo thành 5 mức độ khác nhau từ “hoàn toàn không đồng ý”, “không đồng ý”, “không có ý kiến”, “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” tương ứng với thang điểm được cho từ “1” tới “5”. Trong 9 câu hỏi của thang đo thì các câu hỏi 2, 4, 8 và 9 có cách tính điểm ngược lại so với các câu hỏi còn lại. Sau khi tổng hợp số điểm của mỗi người trả lời, ai có số điểm từ 2,88 trở lên chứng tỏ người đó e ngại sự bất định càng nhiều (Budner, 1962). Nội dung câu hỏi được trình bày chi tiết trong phần phụ lục, Phần A (chi tiết A3) của Bảng khảo sát.
Sự chinh phục (Sensation Seeking): Để đo lường mức độ ưa thích sự chinh phục của một cá nhân, Zuckerman, Eysenck (1978) đã xây dựng một thang đo gồm 40 câu hỏi dành cho những người được khảo sát. Sau khi trải qua nhiều nỗ lực trong việc phát triển thang đo của nhiều nhà tâm lý, cuối cùng tác giả Hoyle và các đồng sự (2002) đã thành công trong việc điều chỉnh và rút gọn thang đo sự chinh phục xuống còn 8 câu hỏi. Bộ câu hỏi được chia thành 4 phần, phần thứ nhất gồm câu số 1 và số 5 thể hiện mức độ chấp nhận của người trả lời trong việc tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ, độc đáo (experience seeking). Phần thứ hai gồm câu số 2 và số 6 thể hiện việc tìm kiếm những cảm giác phiêu lưu, mạo hiểm (thrill and adventure seeking). Phần tiếp theo gồm câu 3 và 7 thể hiện sự nổi loạn (disinhibiting) và 2 câu còn lại thể hiện sự nhàm chán (boredom susceptibility). Tác giả tiếp tục sử dụng thang đo Likert để đo lường mức độ chấp nhận mỗi tình huống ở mỗi câu hỏi theo các mức độ tăng dần từ “hoàn toàn không đồng ý”, “không đồng ý”, “không có ý kiến”, “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” tương ứng với thang điểm được cho từ “1” tới “5”. Thang đo này cũng được sử dụng trong bài nghiên cứu của Berg (2011). Kết quả được tìm thấy trong nghiên cứu của Berg là các nhà quản lý đều là những người ưa thích sự chinh phục, có đến 87% số người trả lời có sốđiểm trên 2,5. Nội dung câu hỏi được trình bày chi tiết trong phần phụ lục, Phần A (chi tiết A4) của Bảng khảo sát.