Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG HÀNH VI NHÀ QUẢN LÝ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP.PDF (Trang 38)

2. Mục đích nghiên cứu

2.1.4 Phân tích hồi quy

Trong khi phân tích tương quan kiểm tra lại sự mật thiết và xu hướng của các mối quan hệ thì phân tích hồi quy được tác giả sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập với các biến phụ thuộc. Phương pháp này sẽ cho phép tác giả đưa ra những bằng chứng xác thực để giải quyết mục đích thứ hai của luận văn. Để đo lường mức độ giải thích của các biến sự lạc quan, khẩu vị rủi ro, sự chinh phục, tính bất định và các biến hỗ trợ khác với quyết định cấu trúc vốn, tác giả sử dụng phân tích hồi quy đa biến thứ bậc. Sở dĩ lựa chọn hồi quy đa biến thứ bậc vì nó cho phép xem xét mức độ tác động lần lượt của từng nhóm biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Đầu tiên tác giả xem xét mức độ tác động của các biến liên quan tới tình hình công ty như ngành nghề kinh doanh, quy mô và yếu tố xuất khẩu đối với quyết định cấu trúc vốn bằng cách đưa các biến đại diện cho các yếu tố này vào phương trình trước (Mô hình 1). Tiếp theo đó, tác giả đưa các biến đại diện cho các thông tin liên quan hỗ trợ hành vi nhà quản lý như giới tính, tuổi, trình độ học vấn và chức vụ vào phương trình để xem xét tác động của nó đối với quyết định cấu trúc vốn (Mô hình 2). Cuối cùng, tác giảđưa các biến độc lập chính đại diện cho hành vi nhà quản lý là sự lạc quan, khẩu vị rủi ro, sự chinh phục và tính bất định vào mô hình để đánh giá tác động của các biến giải thích đối với biến được giải thích (Mô hình 3).

Phương trình hồi quy được thiết lập như sau:

Yi: là biến phụ thuộc đại diện cho đòn bẩy tài chính (tỷ lệ Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu); sáu nguồn tài trợ (bao gồm: Lợi nhuận để lại, Vay ngắn hạn ngân hàng, Vay dài hạn ngân hàng, Phát hành trái phiếu, Phát hành trái phiếu chuyển đổi và Phát hành cổ phần mới)

Ui là véc tơ biến độc lập đại diện cho các yếu tố liên quan tới thông tin về công ty, trong đó i đại diện cho ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, quy mô công ty và yếu tố xuất khẩu.

Xi là véc tơ biến độc lập đại diện cho các yếu tố liên quan tới nhà quản lý, trong đó i đại diện cho giới tính, tuổi, trình độ học vấn và chức vụ

Zi là véc tơ biến độc lập đại diện cho các yếu tố liên quan tới hành vi nhà quản lý, trong đó i đại diện cho sự lạc quan, khẩu vị rủi ro, sự chinh phục và tính bất định.

β0, β1, β2 và β3là các véc tơ hệ số tương ứng lần lượt với các véc tơ biến độc lập Ui, Xi và Zi của phương trình.

2.2 Dữ liệu

Để thực hiện bài nghiên cứu này tác giả thu thập dữ liệu dựa trên hai khía cạnh là dữ liệu về cá nhân nhà quản lý và dữ liệu tài chính về công ty.

2.2.1 Đối tượng khảo sát

Việc ra quyết định liên quan tới các chính sách tài chính nói chung và quyết định cấu trúc vốn nói riêng thường được thực hiện bởi các nhà quản lý cấp trung trở lên. Do đó, dữ liệu được thu thập qua các nhà quản lý từ cấp trung trở lên đang làm việc cho các công ty cổ phần hoạt động ở thành phố Hồ Chí Minh hiện có niêm yết chứng khoán trên sàn chứng khoán Tp.HCM (HOSE).

2.2.2 Phương thức khảo sát

Có nhiều phương thức khảo sát khác nhau dành cho một cuộc điều tra, có thể là phỏng vấn trực tiếp, gọi điện thoại, gửi email. Tuy nhiên những hình thức này gặp phải một số những trở ngại nhất định cho người nghiên cứu vì đôi khi người trả lời không phản ánh hết những thông tin cần được khảo sát. Do đó, để thực hiện bài nghiên cứu này tác giả sử dụng phát phiếu điều tra bằng bảng câu hỏi và gửi tới những người được trả lời. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng thêm một công cụ khác là gửi bảng hỏi lên một số trang web để thuận lợi hơn cho người trả lời. Phương pháp này phát huy ưu điểm đó là không bị bó buộc về thời gian, không gian và các thông tin được cung cấp hoàn toàn được bảo mật do người được trả lời không cần để lại thông tin cá nhân trên phiếu khảo sát.

Phiếu khảo sát được phát cho 4 nhóm đối tượng. Nhóm 1 gồm các nhà quản lý tham dự các buổi tập huấn về thuế do Cục thuế Tp.HCM và các chi cục thuế tổ chức. Nhóm 2 gồm các học viên đang theo học các chứng chỉ Giám đốc tài chính, Giám đốc điều hành. Nhóm 3 là các học viên đang theo học các lớp về chứng khoán như Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán, Phân tích và đầu tư chứng khoán. Cuối cùng, nhóm 4 là các học viên đang theo học các lớp cao học của trường Đại Học Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh.

2.2.3 Cấu trúc bảng hỏi & Thang đo

2.2.3.1 Cấu trúc bảng hỏi

Vấn đề khó khăn khi xây dựng bảng hỏi là đưa ra những câu trả lời phù hợp để cá nhân bắt buộc phải chọn một trong số đáp án để trả lời những câu hỏi được khảo sát. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các câu hỏi phản ảnh hành vi nhà quản lý (sự lạc quan, khẩu vị rủi ro, sự chinh phục và tính bất định) đã được xây dựng và phát triển bởi các nhà tâm lý học trên thế giới và cũng đã được sử dụng bởi các nhà kinh tế như Graham, Campbell, Puri (2010); Berg (2011). Các câu hỏi trong phiếu khảo sát được tập trung vào các yếu tố liên quan tới cấu trúc

vốn, hành vi nhà quản lý và các thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định cấu trúc vốn. Phiếu khảo sát được chia làm ba phần. Phần thứ nhất (Phần A) là những câu hỏi liên quan tới đặc điểm của nhà quản lý như sự lạc quan, khẩu vị rủi ro, sự chinh phục và tính bất định. Phần thứ hai (Phần B) là các câu hỏi về thông tin tài chính, bao gồm những câu hỏi về tỷ số nợ và các nguồn tài trợ được sử dụng. Phần cuối cùng (Phần C) là những câu hỏi thu thập thông tin chung liên quan tới các yếu tố hỗ trợ, bổ sung cho việc ra quyết định của các nhà quản lý, gồm các câu hỏi liên quan tới ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, quy mô công ty, yếu tố xuất khẩu, giới tính, tuổi, trình độ học vấn và chức vụ của nhà quản lý.

Sau khi chọn lọc và hiệu chỉnh câu hỏi dựa trên các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, tác giả tiến hành phát phiếu thử cho 30 người được trả lời ngẫu nhiên để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng hỏi qua đó ghi nhận ý kiến ban đầu của những người được khảo sát để hoàn thiện bảng hỏi và tiến hành phát chính thức.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG HÀNH VI NHÀ QUẢN LÝ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP.PDF (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)