2. Mục đích nghiên cứu
1.2.4 Sự chinh phục (Sensation Seeking) và cấu trúc vốn
“Sự chinh phục là biểu hiện của việc chấp nhận rủi ro cho tất cả các loại rủi ro có thể xảy ra ở các khía cạnh khác nhau. Trong thực tế, biểu hiện của sự chinh phục có thể là nhân tố phổ biến của những mối liên hệ trong việc chấp nhận rủi ro khác nhau”. (“Sensation seeking is related to risk taking in all kinds of risk areas. In fact, the sensation seeking trait may be the common factor that accounts for the relationships among different kinds of risk taking.” – Psychologist Marvin Zuckerman (2007, p.65))
Sự chinh phục là một trong những tính cách của con người thể hiện khát vọng vượt lên mọi khó khăn, gian nan, thử thách trong mọi lĩnh vực của đời sống. Theo Zuckerman, một nhà nghiên cứu tâm lý người Canada, người đã thực hiện những nghiên cứu về những tính cách của cá nhân và cách thức đo lường sự ảnh hưởng của chúng đối với nhiều lĩnh vực của đời sống. Theo ông, sự chinh phục
(sensation seeking) là việc tìm kiếm những trải nghiệm và cảm xúc mới lạ, đa dạng bởi việc vượt qua những rào cản, định kiến truyền thống từ các lĩnh vực tâm lý, xã hội, tài chính và thậm chí cả đạo lý thông thường.
Nghiên cứu “Sensation Seeking and Firm Risk: Evidence from CEO Pilots” của Cain và McKeon (2009) nhận định rằng thiên lệch nhận thức do sự chinh phục còn mạnh hơn thiên lệch nhận thức do quá tự tin (hay còn gọi thiên lệch nhận thức về rủi ro – Phần 1.3.1). Kết quả cho thấy rằng những nhà quản lý đánh giá thấp rủi ro đối với dòng thu nhập trong tương lai của công ty (hơn cả những nhà quản lý tự tin) do đó họ luôn có xu hướng tìm kiếm các cơ hội đầu tư mang lại tỷ suất sinh lời cao vì thế cũng sẽ phải gánh chịu các rủi ro cao hơn. Bên cạnh đó, việc lựa chọn nguồn tài trợ được sử dụng cho các dự án đầu tư phải là tận dụng được các ưu thế về tấm chắn thuế do đó nợ sẽ được ưu tiên lựa chọn hơn, không những sử dụng nợ mà họ còn sử dụng nợ ở mức cao hơn những nhà quản lý khác. Chính vì sử dụng nguồn tài trợ từ nợ để đầu tư vào các dự án có tỷ suất sinh lời cao hơn nên công ty sẽ khai thác được các cơ hội đầu tư tốt, nâng cao hiệu quả hoạt động và giá trị công ty. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề là việc đầu tư quá mức cũng như công ty có khả năng phải đối mặt với tình trạng kiệt quệ tài chính trong tương lai nếu các dòng thu nhập đột ngột thay đổi, vì thế sẽ làm giảm giá trị công ty.
Tiếp nối các nghiên cứu trước đó, Berg (2011) xem xét sự ảnh hưởng của thiên lệch nhận thức do sự chinh phục đối với quyết định cấu trúc vốn trong bài
“The Impact of Personality Traits on Capital Structure Decisions”. Tương tự như các nhà nghiên cứu khác, Berg cũng cho rằng những nhà quản lý đánh giá thấp rủi ro đối với dòng thu nhập (hay thiên lệch nhận thức do sự chinh phục) thích sử dụng vay nợđể tài trợ cho các dựđầu tư dài hạn hơn là phát hành cổ phần vì có thể tận dụng được tấm chắn thuế lãi vay để gia tăng giá trị cho công ty. Sau khi thực hiện phân tích, tác giả nhận thấy rằng bên cạnh nguồn tài trợ là vay nợ thì những
nhà quản lý thiên lệch nhận thức do sự chinh phục còn thích sử dụng cả trái phiếu chuyển đổi trong cấu trúc vốn.