- Phương pháp xác định khối lượng lợn:
Khối lượng của lợn được xác định bằng cách cân (đối với lợn nhỏ) hoặc đo (đối với lợn lớn) và tính khối lượng theo công thức: Pkg = 87,5 x VN2 x DT.
Trong đó:
P: khối lượng lợn (kg)
VN: vòng ngực đo bằng thước dây (cm) DT: dài thân đo bằng thước dây (cm)
- Phương pháp xác định hiệu lực của một số thuốc tẩy
Oesophagostomum spp.
Sử dụng thuốc để tẩy cho những lợn bị nhiễm Oesophagostomum spp. Sau khi cho lợn sử dụng thuốc 15 ngày, lấy mẫu phân xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn để xác định hiệu lực tẩy của thuốc. Nếu không tìm thấy trứng
Oesophagostomum spp. trong phân thì xác định thuốc có hiệu lực triệt để. Nếu
vẫn thấy trứng trong phân nhưng với số lượng giảm rõ rệt thì xác định thuốc có hiệu lực nhưng chưa triệt để. Nếu số lượng trứng Oesophagostomum spp. không giảm so với trước khi dùng thuốc hoặc giảm không đáng kể thì xác định thuốc không có hiệu lực với Oesophagostomum spp.
Sau khi xác định được thuốc có hiệu lực tốt với Oesophagostomum spp. trên số lượng ít lợn, tiếp tục dùng thuốc đó cho số lượng lớn lợn ngoài thực địa. Kiểm tra lại phân sau 15 ngày dùng thuốc để xác định hiệu lực của thuốc.
3.4.8. Bố trí thí nghiệm
* Thí nghiệm 1:
Theo dõi sự phát triển của trứng Oesophagostomum spp. trong môi trường hoá chất khác nhau.
- Thí nghiệm: dùng 6 đĩa petri chứa sẵn các dung dịch NaCl, NaOH, Ca(OH)2, mỗi dung dịch chứa trong 2 đĩa có nồng độ 3% và 5%. Nuôi trứng
Oesophagostomum spp. ở nhiệt độ phòng thí nghiệm.
- Chỉ tiêu theo dõi: sự biến đổi của trứng và ấu trùng trong các môi trường nuôi. Ghi chép, chụp ảnh mô tả những biến đổi của trứng và ấu trùng trong thời gian nuôi.
* Thí nghiệm 2:
Gây nhiễm ấu trùng L3 của giun tròn Oesophagostomum spp. cho lợn. * Chọn 10 lợn 2 tháng tuổi khỏe mạnh, không mắc bệnh truyền nhiễm, xét nghiệm phân lợn xác định tình trạng nhiễm giun tròn. Tẩy giun tròn cho những lợn thí nghiệm và xét nghiệm phân trong 2 tuần đảm bảo sạch giun trước khi gây nhiễm.
* Chia lợn thành 2 lô thí nghiệm:
- Lô 1 gồm 5 lợn, gây nhiễm ở mức 1.000 - 1.500 ấu trùng L3/lợn. - Lô 2 gồm 5 lợn, gây nhiễm ở mức 2.500 - 3.000 ấu trùng L3/lợn. Gây nhiễm bằng cách cho lợn nuốt ấu trùng L3 vào đường tiêu hóa của lợn. Sau gây nhiễm được 5 tuần bắt đầu xét nghiệm phân hàng ngày bằng phương pháp Fulleborn tìm trứng Oesophagostomum spp.
* Chỉ tiêu theo dõi: thời gian bắt đầu thấy trứng giun tròn
Oesophagostomum spp. trong phân sau gây nhiễm. Từ chỉ tiêu này xác định
* Thí nghiệm 3:
Đánh giá hiệu lực tẩy trừ Oesophagostomum spp. của Wormecide Oral Suspension, Fensol - Safety trên diện rộng.
Thí nghiệm tiến hành trên thực địa, tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Bố trí 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 30 lợn nhiễm giun tròn Oesophagostomum
spp. với cường độ nhiễm 700 trứng/gam phân trở lên.
Nhóm lợn 1 gồm 30 lợn nhiễm giun Oesophagostomum spp., dùng Wormecide Oral Suspension, liều 7,5 mg/kg TT, cho lợn uống một lần.
Nhóm lợn 2 gồm 30 lợn nhiễm giun Oesophagostomum spp., dùng Fensol - Safety, liều 10 mg/kg TT, dùng một liều duy nhất, cho lợn uống hoặc trộn vào thức ăn.
Đếm số trứng giun Oesophagostomum spp./gam phân trước khi cho lợn dùng thuốc, sau khi cho lợn dùng thuốc 15 ngày lấy phân lợn xét nghiệm và định lượng số trứng/gam phân để xác định tỷ lệ hiệu lực và tỷ lệ sạch giun của thuốc.
Chỉ tiêu theo dõi:
+ Hiệu lực tẩy trừ giun tròn Oesophagostomum spp. của Wormecide
Oral Suspension, Fensol - Safety qua định lượng trứng/gam phân ở ngày 15 ngày sau khi dùng thuốc.
+ Tỷ lệ sạch giun tròn Oesophagostomum spp. của các thuốc trên. + Độ an toàn của thuốc đối với lợn.