Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của giun tròn Oesophagostomum spp. ký sinh ở lợn tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị. (Trang 27)

Theo Trịnh Văn Thịnh (1978) [17], lợn nhiễm các loài giun tròn nặng nhất là từ 2 - 4 tháng tuổi, trên một tỷ lệ nhiễm chung là 49 - 65,9%. Qua mổ khám cho thấy, các loại giun sán chính ở lợn là Ascaris suum, Metastrongylus

spp., O. dentatum, Trichocephalus suis.

Bùi Lập (1979) [12] cho biết, lợn dưới 2 tháng tuổi nhiễm 7 loài giun sán trong đó có Oesophagostomum. Các loài nhiễm tăng theo tuổi lợn là:

Fasciolopsis buski, Stephanurus dentatus và O. dentatum.

Lương Văn Huấn (1994) [3] nghiên cứu mức độ nhiễm giun sán ở 3 khu vực miền Trung, Đông và đồng bằng Sông Cửu Long cho biết tỷ lệ nhiễm giun

O. dentatum ở 3 vùng tương ứng là: 32,1%; 34,9% và 28,6%.

Đăng Khải (1996) [4] đã mổ khám toàn diện cơ quan tiêu hoá của 900 lợn ở 6 tỉnh, thành thuộc miền Tây Nam Bộ và miền Đông Nam Bộ, kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm các loài giun sán ở lợn khá cao: Ascaris suum 31,04%;

O. dentatum 23,88% và Trichocephalus suis 10,99%.

Nghiên cứu hiệu lực của các thuốc tẩy giun tròn trên lợn, Phan Lục và cs (2000) [14] đánh giá: thuốc levamisole, pyrantel, dichlorvos, febendazole, Ivermectin có hiệu quả rất mạnh (++++) đối với Oesophagostomum spp.; thuốc piperazine có hiệu quả một phần (+) và thuốc thiabendazole không có hiệu quả trong điều trị bệnh Oesophagostomum spp. lợn (-).

Phạm Đức Chương và cs (2003) [1] cho biết: thuốc thiophanate dùng liều một lần 50 - 100 mg/kg TT có tác dụng khá tốt với các giai đoạn trưởng thành và ấu trùngOesophagostomum spp., giun tóc, giun dạ dày và giun lươn ký sinh ở lợn.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [6] về tình hình bệnh tiêu chảy ở lợn sau cai sữa và tỷ lệ nhiễm giun, sán ở lợn tiêu chảy tại Thái Nguyên cho thấy: lợn trạng thái phân bình thường có 68/326 lợn nhiễm Oesophagostomum spp., với tỷ lệ là 20,86%; trong đó ở mức nhẹ có 55/68 lợn nhiễm, chiếm tỷ lệ 80,88%; ở mức trung bình 13/68 lợn nhiễm, chiếm tỷ lệ 19,12%; không có lợn nào nhiễm ở mức nặng. Ở lợn bị tiêu chảy có 83/348 lợn nhiễm với tỷ lệ là 23,85%; trong đó ở mức nhẹ có 52/83 lợn nhiễm, chiếm tỷ lệ 62,65%; ở mức trung bình 31/83 lợn nhiễm, chiếm tỷ lệ 37,35%; không có lợn nào nhiễm ở mức nặng. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả nhận xét: tuy không có lợn tiêu chảy nào nhiễm Oesophagostomum spp. nặng, nhưng mức độ nhiễm trung bình cao hơn rõ rệt so với lợn phân bình thường.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [9]: lợn con có tỷ lệ nhiễm

Oesophagostomum spp. thấp, ngược lại sau khi ấu trùng nhiễm vào lợn lớn

thì gây ra bệnh rất nặng và trên ruột có rất nhiều u kén.

Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2010) [20] cho biết: tỷ lệ lợn nhiễm

Oesophagostomum spp. ở Cần Thơ là 53,33%, với cường độ nhiễm nhẹ và trung

bình. Thuốc albendazole với liều 5 mg/kg TT và thuốc ivermectin 0,3 mg/kg TT cho hiệu quả tẩy Oesophagostomum spp. lợn là 100% sau một lần tẩy duy nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của giun tròn Oesophagostomum spp. ký sinh ở lợn tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị. (Trang 27)