Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của giun tròn Oesophagostomum spp. ký sinh ở lợn tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị. (Trang 29)

Vấn đề điều trị bệnh Oesophagostomum spp. đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu từ lâu. Klexov và Kulikov (1931) cho rằng, phương pháp có hiệu lực điều trị bệnh Oesophagostomum spp. tốt hơn cả là dùng dung dịch iot pha loãng (0,8 - 1g iot trong 1000 ml nước). Miaxnikova (1937) đã chứng minh hiệu quả thụt 0,5% Focmalin với liều 2000 ml cho lợn nặng 124 - 140 kg. Chữa bằng focmalin nên tiến hành ở chỗ nhốt đặc biệt, nền chuồng nghiêng 30 - 400, để đầu lợn thấp hơn phần sau thân. Như vậy, thuốc ngấm nhiều nhất trong ruột già, tức là ngấm nhiều ở chỗ giun ký sinh. Chebotarev và cs (1945), Serbovit (1948) và Noxik (1949) đã chứng minh,

phenothiazin có hiệu lực cao trong việc dùng chữa Oesophagostomosis cho

lợn. Nên dùng phenothiazin với liều 0,1 - 0,3 g/kg TT. Noxik khuyên, nên cho

Phenothiazin riêng từng con với một ít thức ăn, liều 0,1 g/1 kg TT, hai lần và

cách nhau một ngày (dẫn theo Skrjabin và cs, 1963) [24].

Skrjabin và cs (1963) [24] cho biết: khi gây nhiễm thực nghiệm trên lợn bằng ấu trùng cảm nhiễm O. longicaudum, thấy có sự tạo thành các hạt ký sinh trong thành ruột sau 2 ngày nhiễm bệnh. Sau 17 ngày, đa số ấu trùng chui ra khỏi hạt, ký sinh trong ống ruột ở giai đoạn phát triển thứ 4. Sau 35 ngày cảm nhiễm thấy có hiện tượng mất các hạt ký sinh, ở chỗ hạt đó chỉ thấy

mô niêm mạc dày lên. Giun O.longycaudum đạt đến giai đoạn trưởng thành sau 50 ngày cảm nhiễm.

Kyobekga (1979) đã dùng piperazin cho 86 lợn con ở 2 tuần tuổi, trộn với thức ăn liều 26 mg/kg TT bằng cách chia nhóm mỗi ngày. Trong lô đối chứng, tác giả đã dùng 103 lợn có độ tuổi và khối lượng tương đương ở các điều kiện chăm sóc tương tự. Kiểm tra giun sán trong phân của lợn con 2,5 - 3 tháng tuổi và những con non ở trên sân chơi mà đất bị nhiễm trứng Oesophagostomum

spp., giun đũa, giun tóc và các loại giun khác. Tác giả nhận định, hiệu lực phòng

bệnh của thuốc piperazin đối với Oesophagostomum spp. là 30%, giun đũa 67,2%, giun tóc 16,4%. Mức độ an toàn của những lợn con ở nhóm thí nghiệm 4 tháng tuổi là 74,7% (dẫn theo Skrjabin và cs, 1963) [24].

Tác giả Hagsten (2000) [23] cho rằng: thực chất của bất kỳ chương trình khống chế giun sán nào thì việc phá vỡ vòng đời của chúng cũng là cần thiết. Điều này phụ thuộc trước hết vào sự ô nhiễm ở nơi đó. Mức độ ô nhiễm có thể chia ra theo các loại cao, trung bình, thấp và rất thấp.

+ Mức độ ô nhiễm cao là những nơi lợn sống rất bẩn hoặc trên các bãi chăn. Trong điều kiện như vậy, lợn nái và lợn hậu bị cần được tẩy giun sán vào giữa thời kỳ mang thai và trước khi đẻ. Lợn đực nên thực hiện theo từng quý, các loại lợn khác nên điều trị 3 lần vào lúc 20 kg, 50 kg, 75 kg.

+ Mức độ ô nhiễm trung bình là, gia súc được kết hợp nuôi nhốt trong chuồng có nền ván gỗ hoặc nền bê tông, đã được dùng nhiều năm. Trong trường hợp này cần tẩy giun cho lợn nái trước khi đẻ, lợn đực nên tẩy 3 tháng 1 lần. Các loại lợn khác nên tẩy vào lúc khoảng 20 kg, 50 kg.

+ Lợn nuôi trên sàn lưới thép có độ ô nhiễm thấp hơn. Ở loại ô nhiễm này, lợn nái cần tẩy giun trước khi đẻ, 6 tháng tẩy một lần cho lợn đực. Với lợn khác chỉ cần tẩy giun khi lợn có khối lượng 50 kg là đủ.

Archie (2000) [22] nhận xét: ấu trùng trên đồng cỏ chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu. Điều kiện tối ưu cho ấu trùng giai đoạn 3 phát triển là ẩm độ tương đối cao và nhiệt độ môi trường 18 - 26o

C. Điều kiện khô và nóng diệt ấu trùng, điều kiện lạnh làm chậm lại quá trình nở và phát triển của ấu trùng. Lai M. và cs (2010) [27] cho biết: trong tổng số 2971 mẫu phân lợn lấy từ các trang trại lợn ở Trùng Khánh - Trung Quốc được xét nghiệm có: 362 mẫu (12,18%) nhiễm Ascaris suum, 301 mẫu (10,13%) nhiễm Trichuris suis, 301 mẫu (10,13%) nhiễm Oesophagostomum spp., 491 mẫu (16,53%) nhiễm

Eimeria spp., 149 mẫu (5,02%) nhiễm Isopora suis, 677 mẫu (22,79%) nhiễm

Balantidium coli và 196 mẫu (6,60%) nhiễm Cryptosporidium spp.

Kagira J.M. và cs (2010) [26] đã xét nghiệm phân của 360 lợn từ 135 trang trại ở Kenya cho biết: tỷ lệ nhiễm giun Oesophagostomum spp. là 75%,

Strongyloides ransomi là 37% và Ascris suum là 18%.

* Như vậy, đã có nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về bệnh

giun tròn Oesophagostomum spp. ở lợn. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về bệnh này tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy, cần nghiên cứu để có biện pháp phòng trị Oesophagostomosis cho đàn lợn ở huyện Phú Lương, góp phần làm tăng năng suất chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của giun tròn Oesophagostomum spp. ký sinh ở lợn tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị. (Trang 29)