hóa chất khác nhau
Chúng tôi đã tiến hành thử sức đề kháng của trứng theo thí nghiệm sau: Dùng 6 đĩa petri chứa sẵn các dung dịch NaCl, NaOH, Ca(OH)2, mỗi dung dịch chứa trong 2 đĩa có nồng độ 3% và 5%. Nuôi trứng Oesophagostomum spp. ở nhiệt độ phòng thí nghiệm. Hàng ngày lắc đảo đĩa petri để tăng hàm lượng oxy hoà tan. Kết quả được thể hiện rõ ở bảng 4.6:
Bảng 4.6. Sức đề kháng của trứng Oesophagostomum spp. trong một số môi trường hoá chất.
Ngày
Số trứng trong mỗi
nồng độ
Tỷ lệ trứng còn sống (%)
NaCl NaOH Ca(OH)2
3% 5% 3% 5% 3% 5%
1 100 - 150 40 50 65 70 55 65
2 100 - 150 60 50 35 30 45 35
3 100 - 150 0 0 0 0 0 0
Qua bảng 4.6 cho thấy trứng có khả năng sống trong các môi trường hóa chất ngắn, tỷ lệ trứng còn sống giảm dần theo từng ngày, tỷ lệ ấu trùng còn sống trong môi trường NaOH ít hơn so với các hoá chất Ca(OH)2, NaCl. Tỷ lệ trứng còn sống trong các môi trường hóa chất trên cho đến ngày thứ 3 là không có.
- Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [5], biện pháp phòng bệnh tổng hợp đối với các bệnh giun tròn nói chung ở lợn gồm: có thể tiêu diệt trứng giun bằng cách ủ phân hoặc các biện pháp lý hóa, các loại thuốc hóa học diệt trứng giun có hiệu quả như creolin, axit cacbonic, dung dịch NaOH 3%.. - Từ thử nhiệm trên thấy rằng, NaOH là có khả năng tiêu diệt trứng tốt hơn cả, bên cạnh đó Ca(OH)2 có tác dụng diệt trứng Oesophagostomum spp. khá tốt. Do vậy có thể dùng Ca(OH)2 để tiêu diệt, đây là loại hóa chất rẻ và dễ kiếm do vậy có thể áp dụng rộng rãi và phổ biến, nhằm phòng trừ bệnh
Oesophagostomosis ở lợn.