Xác định hiệu lực một số thuốc tẩy giun Oesophagostomosis cho lợn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của giun tròn Oesophagostomum spp. ký sinh ở lợn tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị. (Trang 51)

Để xác định hiệu lực một số thuốc tẩy giun Oesophagostomosis cho lợn trên diện rộng ngoài thực địa chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Chúng tôi chia lợn thành 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 30 lợn nhiễm giun

tròn Oesophagostomum spp. với cường độ nhiễm 700 trứng/gam phân trở lên.

Nhóm lợn 1 gồm 30 lợn nhiễm giun Oesophagostomum spp. dùng Wormecide Oral Suspension, liều 7,5 mg/kg TT, cho lợn uống một lần.

Nhóm lợn 2 gồm 30 lợn nhiễm giun Oesophagostomum spp. dùng Fensol - Safety, liều 10 mg/kg TT, dùng một liều duy nhất, cho lợn uống hoặc trộn vào thức ăn.

Đếm số trứng giun Oesophagostomum spp./gam phân trước khi cho lợn dùng thuốc, sau khi cho lợn dùng thuốc 15 ngày lấy phân lợn xét nghiệm và định lượng số trứng/gam phân để xác định tỷ lệ hiệu lực và tỷ lệ sạch giun của thuốc. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8: Hiệu lực của một số thuốc tẩy giun tròn Oesophagostomum spp. cho lợn trên thực địa

Thuốc và liều lượng

Số lợn được tẩy (con) Sạch trứng sau tẩy 15 ngày Độ an toàn của thuốc Số lợn (con) Tỷ lệ (%) Số lợn an toàn (con) Tỷ lệ an toàn (%) Fensol - Safety (10 mg/kg TT) 30 30 100 30 100 Wormecide Oral Suspension (7,5 mg/kg TT) 30 30 100 30 100 Tính chung 60 60 100 60 100

Kết quả bảng 4.8 cho thấy:

Thuốc Fensol - safety (liều10mg/Kg TT) tẩy cho 30 lợn nhiễm

Oesophagostomum spp. Sau dùng thuốc 15 ngày kiểm tra lại phân thấy 30 lợn

Thuốc Wormecide Oral Suspension (liều 7,5 mg/Kg TT) tẩy cho 30 lợn nhiễm Oesophagostomum spp. Sau dùng thuốc 15 ngày kiểm tra lại phân thấy 30 lợn sạch trứng giun và an toàn, hiệu lực thuốc đạt 100%.

-Hai loại thuốc trên đều rất an toàn đối với lợn. Khi dùng thuốc, cả 60 lợn không có phản ứng phụ; lợn ăn uống, đi lại bình thường, không có biểu hiện khác thường so với trước khi dùng thuốc. Chúng tôi đã khuyến cáo người chăn nuôi dùng thuốc Fensol - Safety và Wormecide Oral Suspension để tẩy Oesophagostomum spp. cho lợn. Hai loại thuốc này đều an toàn đối với lợn, đồng thời giá thành thấp và rất dễ sử dụng.

4.4. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh Oesophagostomum spp. cho lợn

Oesophagostomum spp. ký sinh gây tác hại lớn đối với cơ thể lợn: Làm

cho lợn gầy còm, chậm lớn, thiếu máu, rối loạn tiêu hoá, gây những bệnh tích đại thể và vi thể rõ rệt tại vị trí ký sinh. Do vậy, việc xây dựng quy trình phòng chống tổng hợp bệnh do giun tròn Oesophagostomum spp. gây ra ở lợn là rất cần thiết.

Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài cùng với nguyên lý phòng chống bệnh giun sán nói chung chúng tôi đề xuất một số biện pháp phòng chống bệnh do giun tròn Oesophagostomum spp. cho lợn như sau:

* Tẩy Oesophagostomum spp. cho lợn: để tẩy giun có hiệu quả, cần phải chọn thuốc tẩy giun đạt các yêu cầu: hiệu quả cao, ít độc, không nguy hiểm, phổ tác dụng rộng, dễ sử dụng và giá thành hợp lý.

Quy trình tẩy giun như sau:

- Ưu tiên tẩy Oesophagostomum spp. cho những lợn bị nhiễm nặng hoặc có biểu hiện lâm sàng của Oesophagostomosis.

- Định kỳ tẩy giun cho cả đàn lợn hoặc khi thấy lợn có triệu chứng lâm sàng của bệnh.

- Đối với lợn nái và lợn hậu bị cần tẩy giun trước khi đẻ. Đối với lợn đực giống thì 3 tháng tẩy 1 lần. Đối với lợn nuôi thịt, tẩy giun vào lúc hơn 2 - 3 tháng tuổi.

* Xử lý phân để diệt trứng Oesophagostomum spp. Hàng ngày thu gom phân lợn ở chuồng nuôi, tập trung vào một nơi, vun thành đống rồi phủ bùn dày 10 - 15 cm. Sau 3 - 4 tuần, nhiệt độ đống ủ tăng lên 55 - 600

C sẽ diệt được toàn bộ trứng và ấu trùng giun. Có thể trộn thêm tro bếp, vôi bột và lá xanh vào phân để tăng nhiệt độ của phân ủ.

* Vệ sinh chuồng nuôi lợn: chuồng nuôi lợn phải thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; chuồng phải luôn khô ráo, sạch sẽ vì đây là nơi lợn thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh giun sán, nhất là với những bệnh giun tròn truyền trực tiếp như bệnh Oesophagostomum spp. ở lợn.

* Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn: cần tăng cường nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn, đặc biệt là giai đoạn lợn còn non và lợn sinh trưởng mạnh nhằm nâng cao sức đề kháng của lợn với bệnh tật, trong đó có bệnh

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của giun tròn Oesophagostomum spp. ký sinh ở lợn tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị. (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)