Các giải pháp tiếp tục đổi mới chính sách về việclà mở nước ta:

Một phần của tài liệu Thực trạng chính sách về việc làm ở nước ta (Trang 38 - 41)

3. 1 ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH VỀ VIỆCLÀM Ở NƯỚC TA

3.3.1 Các giải pháp tiếp tục đổi mới chính sách về việclà mở nước ta:

• Có tư duy mới trong hoạch định chính sách việc làm và hướng vào đẩy mạnh phát triển các chương trình kinh tế – xã hội, tập trung vào các chương trình có tính mòi nhọn, có nhiều khả năng khai thác và phát huy nội lực về nguồn tài nguyên, thiên nhiên và nguồn nhõ lực, đảm bảo cho sự phát triển bề vững, từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

• Chính sách việc làm hướng vào đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, từng bước chuyển dịch cơ cấu ngành nghề phù hợp với đặc điểm của từng vùng, địa phương, nhằm khai thác tối đa nguồn tài nguyên, đất đai và nguồn lực con người, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động tại nơi cư trú.

• Xây dựng cơ chế, chính sách về việc làm, khuyến khích tạo động lực và hỗ trợ các chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động, nhất là doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân phát triển sản xuất, kinh doanh, tao nhiều việc làm cho người lao động.

• Có chính sách ưu đãi đầu tư và mức thuế ưu đãi theo Luật khuyến khích đầu tư trong chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách phát triển ngành nghề nông thôn; chính sách khuyến khích đầu tư vào vùng sõu, vựng nghốo, vựng khó khăn; chính sách khuyến khích người sử dụng lao động đổi mới công nghệ. Thể chế hoá về mặt Nhà nước về đảm bảo quyền được tôn trọng trong thu nhập và tài sản hợp pháp của người sử dụng lao động.

• Chính sách về việc làm tập trung vào nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, đặc biệt lao động nông thôn, để giải quyết có hiệu quả nhu cầu việc làm toàn xã hội hiện nay.

• Chính sách về việc làm tích cực góp phần khai thác tối đa thị trường lao động nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Xây dựng cơ chế chính sách tạo nguồn để tổ chức đào tạo nghề và ngoại ngữ cho người lao động trước khi sang nước bạn làm việc; có chính sách bảo vệ quyền lợi và uy tín của người lao động Việt Nam làm việc ở các nước.

• Chương trình việc làm quốc gia, đặc biệt là quỹ quốc gia về việc tăng nguồn quỹ, mở rộng hoạt động dịch vụ việc làm đối với khu vực nông nghiệp nông thôn, tập trung hai vấn đề: vay vốn tổ chức sản xuất kinh doanh, mở cỏc lớp đào tạo ngắn ngày với nhu cầu chuyển nghề trong chuyển đổi cơ cấu ngành nghề.

KẾT LUẬN

Chính sách về việc làm đang là một trong những lĩnh vực xã hội có tính toàn cầu, là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia.

Đối với nước ta, một nước nghèo và chậm phát triển hiên đang đứng trước nguy cơ còn tụt hậu xa hơn về kinh tế với các nước xung quanh, với những hậu quả nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Vấn đề việc làm đã và đang là vấn đề vừa cơ bản và lâu dài, vừa cấp bách trước mắt, là vấn đề nổi cộm và nhạy cảm nhất hiện nay, có ý nghĩa to lớn cả về mặt kinh tế – xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Vì vậy chính sách về việc làm không những có ý nghĩa quyết định trong sự đổi mới và phát triển kinh tế, mà còn thể hiện rõ năng lực tổ chức quản lý của bộ máy Nhà nước.

Trong công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện, trước hết là sự chuyển đổi cơ chế quản lý để xõy dựng một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần và mở rộng quan hệ quốc tế, vấn đề việc làm và chính sách về việc làm đã được nhận thức và giải quyết theo một cách mới, những nhận thức và giải pháp mới, chú ý đến cả hai mặt kinh tế và xã hội của vấn đề việc làm. Thừa nhận sức lao động là hàng hoá trong điều kiện của CNXH khoa học tạo ra thị trường sức

lao động có sự quản lý của Nhà nước đã phát huy các giải pháp xã hội hoá giải quyết việc làm, kích thích mọi nỗ lực và khởi sắc đời sống kinh tế – xã hội nước ta.

Đặt vấn đề chính sách về việc làm trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và các chính sách khác, đổi mới cơ cấu lao động phù hợp với đổi mới cơ cấu kinh tế, gắn việc làm với năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động, tức là coi trọng mặt kinh tế của việc làm, lấy tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân làm mục đích, trong đó có thu nhập của người lao động để có chính sách việc làm phù hợp với cơ chế mới.

Tuy nhiên, việc làm không chỉ là một vấn đề kinh tế, mà còn là một vấn đề xã hội. Con người trong việc làm không chỉ là phương tiện mà còn là mục đích. Đặt việc làm trong chiến lược phát huy nguồn lực con người là gắn việc làm với việc khai thác, phân bổ, đào tạo và bồi dưỡng nguồn lao động, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay, từ đó có chính sách về việc làm một cách thích hợp, hiờu quả.

Xem xét vấn đề chính sách về việc làm để giải quyết việc làm từ góc độ lý thuyết chưa phải là tất cả. Điều quyết định là sù triển khai đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp trong thực tiễn đời sống kinh tế – xã hội của đất nước với phương châm xã hội hoá vấn đề giải quyết việc làm, trong đó vai trò quản lý, định hướng của Nhà nước XHCN có ý nghĩa to lớn. Các giải pháp bao gồm cả về cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng lao động, hình thanh thị trường lao động để di chuyển nguồn nhân lực theo chiều ngang, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong quản lý lao động và giải quyết việc làm. Từ đó chính sách về việc làm mới thực sự có ý nghĩa kinh tế – xã hội thiết thực.

Một phần của tài liệu Thực trạng chính sách về việc làm ở nước ta (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w