QUAN ĐIỂM TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH VỀ VIỆCLÀ MỞ NƯỚC TA.

Một phần của tài liệu Thực trạng chính sách về việc làm ở nước ta (Trang 34 - 37)

3. 1 ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH VỀ VIỆCLÀM Ở NƯỚC TA

3.2- QUAN ĐIỂM TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH VỀ VIỆCLÀ MỞ NƯỚC TA.

Đổi mới chính sách về việc làm ở nước ta cần nắm vững quan điểm sau: • Coi chính sách giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, lành mãnh xã hội, đáp ứng yêu cầu bức xúc về lao động, việc làm, thu nhập của dân cư nước ta.

• Chính sách giải quyết việc làm phải tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành pjhần kinh tế đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều việc làm và phát triển thị trường lao động; đẩy mạnh hợp tác và xuất khẩu lao động.

• Chính sách về việc làm góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Kết hợp tăng trưởng việc làm với không ngừng nâng cao chất lượng việc làm, thu nhập của người lao động.

• Chính sách về việc làm hướng vào tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp giải quyết việc làm thông qua thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia về việc làm, nhất là các hoạt động tín dụng uư đãi để tạo việc làm; thông tin tư vấn và giới thiệu việc làm, dạy nghề và đào tạo lại nghề cho người lao động.

Trên cơ sở quan điểm đối với chính sách về việc làm, cần tiếp tục đổi mới các chính sách cụ thể về việc làm, đặc biệt các chính sách hỗ trợ trực tiếp như: đào tạo nghề, dịch vụ việc làm, khuyến khích sử dụng nhiều lao động, lao động đặc thù và các chính sách tạo việc làm khác. Đó là:

+ Đa dạng hoá chính sách phát triển việc làm theo yêu cầu thị trường: - Đổi mới và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, loại bỏ các cản trở và tạo điều kiện, môi trường kinh doanh bình đẳng, hiệu quả và có tính cạnh tranh để huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

- Cải cách và đơn giản hoỏ cỏc thủ tục hành chính; công khai hoá và thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước trong quan hệ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các chủ thể kinh

tế bình đẳng trong việc tiếp cận với các chính sách: đầu tư, tín dụng, đất đai... để mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo nhiều việc làm.

- Xây dựng hệ thống chính sách khuyến khích tạo động lực và hỗ trợ các chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động, nhất là doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt chính sách ưu đãi đầu tư và mức thuế ưu đãi theo Luật Khuyến khích đầu tư trong chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách khuyến khích phát triển ngành, nghề nông thôn; chính sách khuyến khớc đổi mới công nghiệp, sử dụng nhiều lao động trên phạm vi cả nước.

* Chính sách phát triển nâng cao trình độ nguồn nhân lực:

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi học tập, rèn luyện thường xuyên, độc lập phát huy sáng tạo. Đổi mới chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ tri thức, tôn trọng và tôn vinh nhân tài đất nước.

- Chuẩn hoá về chất lượng đào tạo nghề, cả nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy và phương thức đào tạo đội ngò lao động có chất lượng cao phù hợp với yêu cầu mới.

- Có chính sách khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư cho việc đào tạo nghề cho người lao động đủ khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khoa học kỹ thuật tiên tiến.

- Ưu tiên và hỗ trợ lao động chất lượng cao trong đào tạo, hướng dẫn nghề cho người lao động.

* Chính sách phân bố lại lao động giữa cỏc vựng:

- Đổi mới chính sách di dân và phát triển cỏc vựng kinh tế mới, khai thác tiềm năng các vùng đất nước theo hướng ổn định nơi định canh, định cư, giải quyết việc làm cho người lao động. Quy hoạch và có chính sách đầu tư hỗ trợ ổn định di dân tự do.

- Có chính sách thu hót lao động, đặc biệt là lao động đã được đào tạo đến phát triển kinh tế , xã hội ơ các vùng cao, vựng sõu, vựng xa, biên giới và hải đảo, làm nòng cốt phát triển ngành nghề tại chỗ để thu hót lao động địa phương.

- Có chính sách huy động thanh niên tình nguyện đi xây dựng các công trình trọng điểm, cỏc vựng có điều kiện kinh tế, xó hội còn nhiều khó khăn để phát triển kinh tế tạo việc làm.

* Chính sách phát triển thị trường lao động:

+ Tạo môi trường và điều kiện để phát triển thị trường, thống nhất, cạnh tranh lành mạnh, có sự quản lý, kiểm soát và điều tiết của Nhà nước.

+ Chớnh sách khuyến khích, hỗ trợ mở rộng thị trường xuất khẩu lao động và chuyên gia. Thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động trên cơ sở đóng góp doanh nghiệp, người lao động và Nhà nước nhằm hỗ trợ mở rộng thị trường, giải quyết các trường hợp rủi ro, bất khả kháng. Xây dựng chính sách ưu đãi về thuế trong hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia; thực hiện công khai và giảm tối đacỏc khoản đóng góp của người lao động; cải cách thủ tục hành chính, tạo sự thông thoáng và giảm phiền hà cho người lao động và doanh nghiệp.

+ Có chính sách hỗ trợ đào tạo lại và giải quyết việc làm cho lao động dôi dư trong sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước và cỏc nhúm yếu thế trên thị trường lao động; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động.

+ Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; nghiên cứu ban hành chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện; xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm, có điều kiện ổn định cuộc sống, đào tạo lại giúp họ sớm tham gia thị trường lao động.

3.3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH VỀ VIỆC LÀM Ở NƯỚC TA:

Một phần của tài liệu Thực trạng chính sách về việc làm ở nước ta (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w