Yêu cầu đổi mới chính sách về việclà mở nước ta:

Một phần của tài liệu Thực trạng chính sách về việc làm ở nước ta (Trang 32 - 34)

3. 1 ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH VỀ VIỆCLÀM Ở NƯỚC TA

3.1.2Yêu cầu đổi mới chính sách về việclà mở nước ta:

• Đổi mới cơ bản nhận thức, quan niệm về việc làm và chủ trương tạo việc làm cho người lao động, từ chỗ Nhà nước chịu trách nhiệm là chính được đảm bảo bằng nguồn ngân sách Nhà nước. Nay việc làm là trách nhiệm của mọi ngành, mọi cấp và mọi người trong cộng đồng xã hội với các nguồn lực từ nhiều nguồn khác nhau, nhằm mục đích cuối cùng là tạo việc làm, thu nhập cho bản thân và gia đình, xã hội, nói cách khác, xã hội hoá giải quyết việc làm.

Giải quyết việc làm trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường, có sự hoạt động của thị trường lao động là vấn đề rất mới mẻ ở nước ta. Mặc dù, có thể tiếp thu kinh nghiệm của thế giới, song vấn đề cơ bản và quan trọng là chúng ta phải từng bước xây dựng một hệ thống lý thuyết mới trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực và việclàm của Việt Nam phù hợp với cơ chế thị trường. Phương pháp tiếp cận chủ yếu là dựa trờn phương pháp tiếp cận thực chứng. Việc nghiên cứu chính sách phát triển nguồn nhân lực và việc làm phải xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống và nắm bắt đúng mạch của cuộc sống. Từ đó, phải tiến hành tổng kết lý luận, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu mô hình để hình thành lý luận mới về lĩnh vực này.

Vấn đề đặc biệt quan trọng trước tiên về hệ thống lý luận mới trong lĩnh vực việc làm ở Việt Nam là phải bắt đầu từ việc nghiên cứu cơ cấu lực lượng lao động, để từ đó hoàn thiện hệ thống khái niệm cơ bản (người có việc làm, thất nghiệp, thiếu việc làm, không có việc làm...) Trong đó khái niệm thế nào là người có việc làm, là loại khái niệm gốc. Theo quan niệm mới, người có việc làm

là người làm việc trong những lĩnh vực, ngành nghề, đang hoạt động có Ých, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho xã hội.

Với khái niệm này, sẽ làm cho nội dung của việc làm được mở rộng trong tất cả các thành phần kinh tế, trong mọi hình thức và cấp độ của tổ chức sản xuất kinh doanh và sự đan xen giữa chỳng. Nú cũng không bị hạn chế về mặt không

gian... với một chính sách cởi mở theo hướng người lao động được tự do hành nghề, tự do liên doanh, liên kết, tự do thuê mướn lao động theo pháp luệt và sự hướng dẫn của Nhà nước để tự tạo việc làm cho mình và thu hút thờm lao động xã hội. Quan niệm việc làm trước đây chỉ thừa nhận người có việc làm khi làm việc trong khu vực kinh tế xã hội chủ nghĩa với hai thành phần chủ yếu (quốc doanh, tập thể) và do Nhà nước bố trí từ A đến Z đã được lật ngược lại. Quan niệm mới về việc làm đã tạo ra khả năng to lớn giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người.

• Đổi mới nội dung và hình thức quá trình tạo việc làm, đặt vị trí người lao động vào vị trí trung tâm, tạo cho họ có nhiều cơ hội để tự tạo việc làm cho mình và cho người khắc; người sử dụng lao động được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo mở việc làm; Nhà nước tập trung ban hành luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo môi trường và cơ hội thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển, thu hót nhiều lao động, góp phần giải quyết việc làm ngày càng nhiều, càng hiệu quả.

• Mở rộng và đa dạng hoá hình thức, mô hình tổ chức giải quyết việc làm ở các địa phương, các ngành, các cấp, đơn vị cơ sở với sự tham gia tích cực chủ động của các tổ chức đoàn thể xã hội. Có chính sách hỗ trợ phát triển việc làm khu vực kinh tế tư nhân, các thể, hộ gia đình, đối tượng yếu thế trong xã hội. Phát triển các nguồn tạo việc làm trong nước và nước ngoài, phát huy thế mạnh của một nước có nguồn nhân lực dồi dào.

• Chính sách việc làm hoàn thiện trên cơ sở hình thành đồng bộ các chính sách tài chính, đầu tư, thị trường lao động, xuất khẩu hàng hoá theo hướng được pháp luật hoá, tạo khung pháp lý hoàn chỉnh, đảm bảo cho quỏ trỡnh thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng chính sách về việc làm ở nước ta (Trang 32 - 34)