n v tíh: giĐơị ườ
2.2.2- Đánh giá việc thực hiện chính sách về việclàm
+ Quá trình đổi mới chính sách việc làm gắn liền với quỏ trỡnh đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới toàn diện từ nhận thức, quan điểm đến nội dung, hình thức, với phương châm giải quyết việc làm là trách nhiệm của toàn xã hội, Nhà nước tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, luật pháp và có chính sách hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế trong xã hội, những vùng, miền trọng điểm cần tập trung.
+ Chính sách về việc làm dần được hoàn thiện theo hướng luật pháp hoá, thể chế hoá cụ thể về trách nhiệm của Nhà nước, các cấp, ngành trong việc tổ chức nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp; đồng thời quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện chính sách về việc làm ở nước ta.
+ Xuất phát từ thực tiễn, chính sách việc làm hình thành và phát triển nhiều giải pháp mới cho vấn đề giải quyết việc làm, đặc biệt là việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển và tạo việc làm. Nhà nước đó cú cỏc chính sách huy động đa dạng nguồn vốn đầu tư phát triển, gồm: Vốn Ngân sách nhà nước, vốn của doanh nghiệp, vốn của nhân dân, vốn đầu tư nước ngoài, trong đó quan trọng nhất là nguồn vốn trong nước. Tổng nguồn vốn đầu tư xã hội thực hiện trong mười năm qua (theo giá 1995) khoảng 635 ngàn tỷ đồng, tương đương với khoảng 57 tỷ USD. Nguồn vốn đầu tư này đã đóng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế, tạo mở việc làm. Đồng thời nhà nước cũng tăng cường hỗ trợ trực tiếp người lao động để tạo việc làm và tăng thu nhập. Đặc biệt nhà nước đã dành ngân sách đầu tư cho quỹ quốc gia giải quyết việc làm, để thực hiện các hoạt động cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, không phải thế chấp, theo các dự án nhỏ tạo việc làm khu vực kinh tế các thể, hộ gia đình; hỗ trợ các đối tượng chính sách và những người yếu thế có việc làm; hình thành và phát triển hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm và các cơ sở đào tạo nghề xã hội.
+ Quá trình thực hiện chính sách việc làm đã tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển đổi cơ cấu nganfh, nghề, cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động
vào các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch, những ngành, nghề sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh, giảm dần lao động nông nghiệp.
+ Cùng với quá trình thực hiện các chính sách việc làm, tác động đến biến động về cung, cầu lao động, hình thành thị trường lao động, làm cầu nối cho người có nhu cầu tuyển lao động và người có nhu cầu tìm việc làm, thích ứng với nền kinh tế thị trường, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm dần tính bức xúc về việc làm trong giai đoạn hiện nay, giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng thời gian sử dụng ở nông thôn...
+ Hệ thống dịch vụ việc làm là một trong những hoạt động của chương trình quốc gia về việc làm được hình thành và ngaỳ càng được mở rộng về quy mô, nâng cao về mặt chất lượng, đáp ứng yêu cầu về việc làm của người lao động.
+ Thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo việc làm với nhiều hình thức, đa dạng, phong phú và được mọi ngành, mọi cấp, các tổ chức chính trị – xã hội và người lao động hưởng ứng tích cực.
• Những tồn tại và bất cập trong thực hiện chính sách về việc làm
+ Tuy đã có nhiều hoạt động tập trung cho việc phát triển sản xuất, tạo mở việc làm, nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn ở mức cao, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn còn thấp, cơ cấu và chất lượng lao động chuyển dịch còn chậm, năng suất lao động thấp. Sự chuyển biến nhận thức về lao động, việc làm chưa đồng bộ giữa các cấp, các ngành, nhất là trong bố trí chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển để thu hót lao động, giải quyết việc làm, thu nhập, nhất là nông nghiệp, nông thôn.
+ Còn thiếu chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, huy động mọi nguồn lực, phát triển các thị trường (trong đó có thị trường lao động) để tăng trưởng kinh tế và tạo mở việc làm. Chế độ tiền lương, tiền công và thu nhập chưa thể hiện sự công bằng trong phân phối và tôn vinh lao động sáng tạo, trọng dụng
nhân tài; chưa trở thành động lực để người lao động toàn tâm, toàn ý với công việc và nâng cao năng suất lao động nói chung, từng ngành nghề nói riêng.
+ Việc tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm ở một số địa phương còn lung tung, chưa huy động tận lực khai thác bằng các nguồn lực về lao động và tai nguyên để phát triển sản xuất tại chỗ, thu hót lao động chưa có việc làm, do đó giảm tác động tích cực của chính sách về việc làm.