Tình hình nguồn vốntại công ty

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Giải pháp Tăng lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn Quyết Chiến (Trang 32)

- Phó giám đốc điều hành và phó giám đốc kỹ thuật: là những ngườ

2.1.3.1.Tình hình nguồn vốntại công ty

Sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả và hợp lý luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp hiên nay quan tâm. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải có cơ cấu nguồn vốn phù hợp. Cơ cấu nguồn vốn phản ánh kết cấu tỷ lệ của từng bộ phân nguồn vốn cấu thành nên nguồn vốn của doanh nghiệp. Nghiên cứu nguồn vốn ta sẽ nhận thức được tầm quan trọng của từng bộ phận, đồng thời qua cơ cấu nguồn vốn của Công ty ta sẽ biết được Công ty đã sử dụng vốn của mình hợp lý hay không, điều đó được thể hiện qua biểu 2.1:

Giám đốc

Phó giám đốc điều hành Phó giám đốc kinh doanh

Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh vật tư Phòng tổ chức hành chính

Biểu 2.1: Bảng cơ cấu vốn

ĐVT: Triệu Đồng

Chỉ Tiêu Năm 2010Giá trị Giá trịNăm 20112011/2010 Giá trịNăm 20122012/2011

A: NỢ PHẢI TRẢ 6.105 6.719 110,06 10.921 162,54I. Nợ Ngắn Hạn 6.105 6.719 110,06 10.921 162,54 I. Nợ Ngắn Hạn 6.105 6.719 110,06 10.921 162,54 1. Phải trả người bán 3.860 3.303 85,57 5.961 180,47 2. Người mua trả tiền trước 1.066 2.049 192,21 3.274 159,79 3. Thuế và các khoản phải trả 130 149 114,62 235 157,72 4. Phải trả người lao động 1.049 1.217 116,02 1.451 119,23

II. Nợ Dài Hạn - - - - -

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 2.320 3.844 165,69 4.473 116,361.Vốn chủ sở hữu 1.900 1.900 100,00 1.900 100,00 1.Vốn chủ sở hữu 1.900 1.900 100,00 1.900 100,00 2. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 1.944 462,86 2.573 132,36

TỔNG NGUỒN VỐN 8.426 10.562 125,35 15.395 145,76

Qua bảng phân tích cho thấy

Năm 2010: tổng nguồn vốn của công ty là:8,426 triệu đồng tập trung chủ yếu từ nợ phải trả chiếm 72,46% so với tổng nguồn vốn. Nợ phải trả chiếm một tỉ trọng khá cao so với tông nguồn vốn trong đó nợ ngắn hạn chiếm 100%. Vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng tương đối thấp chỉ có 27,54% điều này có thể thấy công ty đang thực hiện tốt việc chiếm dụng vốn từ khách hàng, như vây có thể giảm được chi phí về vốn tuy nhiên việc chiếm dụng vốn này cũng rất nguy hiểm có thể đưa công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nếu các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán. Do đó công ty cần cân nhắc trong việc chiếm dụng vốn này và có thể tự chủ được nguồn tài chính của mình, không gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán và giải quyết các vấn đề tài chính

Năm 2011 tổng nguồn vốn là 10.562 triệu đồng. Nợ phải trả chiếm một tỷ trọng rất cao tới 63,61% so với tổng nguồn vốntại công ty. Nợ phải trả gồm hai phần là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn,trong đó nợ ngấn hạn chiếm toàn bộ 100% tổng nợ phải trả. Điều này chứng tỏ công ty cũng vẫn đang thực hiện rất tốt việc chiếm dụng vốn của khách hàng làm tăng lợi nhuận thu được. Mặt khác vốn chủ sở hữu của công ty chỉ chiếm có 36,39% điều này là không tốt đối vớicông ty. Vì công ty có thể gặp khó khăn trong vấn đề tài chính, nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng được các khoản nợ phải trả khi đến hạn.

So với năm 2010, tổng nguồn vốn tăng lên 2.136 triệu đồng (tăng 25,35% trong đó, nợ phải trả tăng 613 triệu đồng với tỷ lệ 10,06 %, chứng tỏ các khoản nợ phải trả tăng lên cả về quy mô sự tăng đó chủ yếu là do các khoản nợ ngắn hạn tăng lên hoàn toàn cụ thể là tăng 5.371 triệu đồng tăng 10,06%. Vốn chủ sở hữu cũng tăng lên 1.523 triệu đồng. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu năm 2011 so với năm 2010 tăng tận 65,69%. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính đang đi lên, nguồn vốn để đầu tư vào việc kinh doanh đang được chú trọng. Do đó mà công ty không phải đi vay mượn vốn dài hạn.

Năm 2012 tổng nguồn vốn của công ty là 15.395 triệu đồng. Vốn chủ sở hữu là 4.473 triệu đồng, nợ phải trả là 10.921 nghìn đồng So với năm 20011 tổng nguồn vốn đã tăng lên là 45,76%, trong đó vốn chủ chỉ tăng là 16,36%, vốn chủ sở hữu vẫn giữ nguyên, nguồn kinh phí , quỹ tăng 32,36%, đây là một kết quả đáng mừng cho thấy công ty đã chú trọng đến việc tổ chức sản xuất, khai thác và huy động vốn của mình. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên đã làm giảm gánh nặng về các khoản nợ phải trả cho công ty. Nợ phải trả tăng 4.203 triệu đồng với tỷ lệ là 62,54 %. Trong đó, phải trả người bán tăng rất cao lên tới 80.47%, người mua trả tiền trước cũng tăng 59,79%, thuế và các khoản phải thu tăng 57,72%, phải trả người lao đông tăng 19,23 %. Đây là các nguyên nhân dẫn đến việc nợ phải trả tâng lên cao, thông qua các số liệu này chứng tỏ công ty chưa có những biện pháp nào nhằm hạn chế việc gia tăng các khoản nợ.

Qua kết quả phân tích diễn biến trong 3 năm cho thấy nguồn vốn của công ty đều tăng do tăng các khoản nợ phải trả cả về quy mô lẫn kết cấu, còn nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng lên nhưng tăng không được đều đặn , năm 2010 vốn chủ sở hữu tăng lên khá cao đây là dấu hiệu tốt cho công ty điều này cho thấy chính sách tài trợ của công ty là sử dụng nguồn vốn của bản thân và tình hình tài chính của công ty. Do vậy công ty nên duy trì tình hình này để đảm bảo an toàn về nguồn vốn, chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn của mình, tránh được những rủi ro trong thanh toán các khoản nợ khi nó đến hạn

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Giải pháp Tăng lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn Quyết Chiến (Trang 32)