Các biện pháp tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp 1 Các biện pháp giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Giải pháp Tăng lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn Quyết Chiến (Trang 25)

1.4.1. Các biện pháp giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm

Lựa chọn địa bàn hoạt động, xây dựng mạng lưới kho tàng, cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh phù hợp nhằm đảm bảo thuận tiện cho quá trình vận động của hàng hóa, đồng thời thuận tiện cho việc đi lại mua bán của người

tiêu dùng, giảm được chi phí vận chuyển, bảo quản tăng doanh thu kinh doanh cho doanh nghiệp.

Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nắm vững nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, giữ chữ tín trong kinh doanh, đáp ứng mọi nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng về chủng loại hàng hóa kinh doanh, về chất lượng và giá cả hàng hóa, đồng thời hình thành được nguồn cung cấp hàng hóa ổn định, chất lượng tốt với chi phí mua hợp lý nhằm tăng mức lưu chuyển hàng hóa, giảm tỷ suất chi phí.

Lựa chọn phương thức kkinh doanh phù hợp với tình hình đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vận dụng linh hoạt các hình thức đấu thầu, khoán gọn, đồng thời giải quyết hài hòa các mặt lợi ích giữa doanh nghiệp với người lao động, giữa các loại lao động với nhau nhằm kích thích tiết kiệm và nâng cao năng suất lao động, hạ thấp chi phí kinh doanh và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thực hành chế độ tiết kiệm đối với hiệu quả kinh tế, ở mọi nơi, mọi lúc, trong tất cả các khâu, các giai đoạn khác nhau của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Chú ý tiết chi phí sản xuất chung, chống lãng phí, tham ô.

Về mặt quản lý tài chính, để góp phần vào việc hạ thấp chi phí kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện một số nội dung cơ bản sau:

Quản lý chi phí kinh doanh gắn với kế hoạch, kế hoạch có thể được lập theo các dự toán ngắn hạn về chi phí kinh doanh trên cơ sở của kế hoạch tài chính năm hoặc quý. Lâp kế hoạch ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp có thể khai thác mọi khả năng tiềm tàng hạ thấp được chi phí kinh doanh cho cả năm kế hoạch.

Lập kế hoạch ngắn hạn cần xác định những nhu cầu cần thiết, đồng thời phải tiến hành phân tích rà soát lại hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật cho

phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp

Phân công, phân cấp quản lý chi phí phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn cần phải phân công quyền hạn trách nhiệm cho tứng bộ phận nhằm nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ.

Thường xuyên hoặc định kỳ tiến hành kiểm tra giám đốc tài chính đối với chi phí, đặc biệt là đối với những khoản chi phí chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn.

Căn cứ để giám đốc tài chình là các kế hoạch chi phí, số liệu thực tế ghi trên các chứng từ , hóa đơn, các chế độ chính sách quản lý tài chinh của Nhà nước và quy định của doanh nghiệp.

Thời gian giám đốc có thể tiến hành thường xuyên và định kỳ. Trên cơ sở đặc điểm và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp, đặc điểm và nội dung của từng khoản chi phí để định ra thời gian kiểm tra giám đốc cho phù hợp. Tài chính phải giám đốc toàn diện: trước trong và sau khi chi. Trước khi chi, tài chính phải phân tích xem khoản chi đó có phù hợp với kế hoạch và thực sự cần thiết không. Trong khi chi phải xem xét chi đúng mục đích, dúng tiêu chuẩn hạn mức không. Sau khi chi cần phải tổng hợp tình hình để đánh giá tính chất hợp lý hay không hợp lý của từng khoản chi để bổ khuyết cho kỳ sau. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể hạ thấp chi phí kinh doanh theo hướng tích cực và hợp lý

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Giải pháp Tăng lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn Quyết Chiến (Trang 25)