Xác định biện pháp trị bệnh

Một phần của tài liệu Giáo trình MD04-Phòng và trị bệnh cá lăng, cá chiên (Trang 69)

- Khi cá bị bệnh ký sinh trùng, người nuôi có thể sử dụng muối ăn, Sun phát đồng, Formol... tắm cho cá hay cho xuống ao để trị bệnh và ngăn chặn bệnh phát triển.

- Tùy theo loại bệnh và mức độ nhiễm bệnh cũng như điều kiện cho phép để lựa chọn biện pháp xử lý cho phù hợp.

3.1. Bệnh trùng bánh xe

Thực hiện các biện pháp:

- Tắm cho cá bằng nước muối với liều lượng: 2 - 3% (20 - 30g muối/lít nước) trong 5-15 phút

- Hoăc sun phát đồng (CuSO4) với liều lượng 0,5 – 0,7g/ m3 tạt đều khắp ao.

3.2. Bệnh trùng quả dưa

Thực hiện các biện pháp:

- Tắm cho cá bằng formol 200-300ml/m3 trong thời gian 30-60 phút. - Hoặc cho formol xuống ao với liều lượng 10 - 20ml/m3, sau 3 ngày thay 75% nước và trị bằng formol thêm lần nữa.

3.3. Bệnh Sán lá đơn chủ

Thực hiện các biện pháp:

- Cho formol xuống ao với liều lượng 10 - 20ml/m3. Ngày hôm sau thay 50% lượng nước và xử lý thêm lần nữa nếu cá chưa hết hẳn.

- Hoặc tắm cho cá bằng nước muối với liều lượng 3 - 4% (30 - 40g muối/lít nước).

3.4. Bệnh trùng mỏ neo

Thực hiện các biện pháp:

- Hoặc tắm cho cá bằng thuốc tím KMnO4 với liều lượng 10-12 g/m3 từ 1- 2 giờ, ở nhiệt độ 20-30oC.

Lưu ý: Sự phân hủy của lá xoan làm O2 trong ao giảm, CO2 và các khí độc tăng làm cá nổi đầu. Do vậy, khi dùng lá xoan cần phải có các biện pháp thích hợp và kịp thời như thay nước khi cần.

3.5. Bệnh rận cá

Thực hiện các biện pháp:

- Treo túi vôi liều lượng 2-4 kg/10 m3 lồng.

- Hoặc treo túi thuốc tím liều lượng 15-20g/m3 lồng, mỗi tuần treo 2 lần. - Tắm cho cá bằng thuốc tím (KMnO4) liều lượng 10g/m3, thời gian 30 phút.

3.6. Bệnh giun, sán nội ký sinh

- Với ao nuôi cá bị bệnh giun sán với tỷ lệ cao, sau mỗi vụ nuôi cần cải tạo ao kỹ bằng cách bón vôi để diệt trứng và ấu trùng giun sán.

- Định kỳ sổ giun sán 1 tháng/ lần bằng các sản phẩm: Vime Clean, Vimax theo liều hướng dẫn trên bao bì.

4. Thực hiện trị bệnh 4.1. Cho thuốc xuống ao 4.1. Cho thuốc xuống ao 4.1. Cho thuốc xuống ao

- Mục đích: Tiêu diệt ký sinh trùng trong nước ao và bám trên cá.

- Yêu cầu: Thao tác nhanh nhẹn, chính xác, không làm xây xát cá. Thời gian tắm đủ tiêu diệt ký sinh trùng. An toàn với cá.

4.1.1. Xác định lượng thuốc đưa xuống ao

- Lựa chọn loại thuốc trị bệnh phù hợp với bệnh của cá.

- Xác định lượng thuốc cho xuống ao dựa vào thể tích nước ao và liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Lượng thuốc cho xuống ao = Thể tích nước ao x liều lượng Ví dụ:

Trị bệnh do trùng bánh xe (Trichodina) gây ra cho cá bằng Sun phát đồng (CuSO4) với liều 0,5 – 0,7 g/m3, tạt đều khắp ao có diện tích là 2000m2, độ sâu nước là 1,5m. Cách tính: Tính thể tích nước ao: 2000m2 x 1,2m = 2.400m3 Tính lượng Sun phát đồng: 2.400m3 x 0,5g = 1.200g = 1,2kg

4.1.2. Cho thuốc xuống ao nuôi

- Nên thực hiện vào lúc 9-10giờ sáng. Tuy nhiên cũng còn tùy thuộc loại thuốc như Iodin nên sử dụng vào lúc chiều mát.

Cách thực hiện như sau:

- Cân chất diệt ký sinh trùng và cho vào xô nước đã chuẩn bị sẵn. - Khuấy đều để thuốc hòa tan hoàn toàn trong nước

- Tạt khắp mặt ao, xuôi theo chiều gió

- Kiểm tra, theo dõi hoạt động của cá trong khi xử lý. Nếu cá có những biểu hiện bất thường phải cấp thêm nước hoặc thay nước sạch ngay.

4.2. Tắm cho cá

- Mục đích: Tiêu diệt ký sinh trùng bám trên cá.

- Yêu cầu: Thao tác nhẹ nhàng không làm xây xát cá. Thời gian tắm đủ tiêu diệt ký sinh trùng. An toàn với cá.

- Nên thực hiện vào lúc 9-10giờ sáng.

4.2.1. Xác định lượng thuốc tắm

- Dụng cụ tắm cá không quá 1m3 nước:

+ Xô / chậu 20-50 lít nước hoặc bể 500-1000 lít

- Lượng nước cho vào dụng cụ để tắm không quá 2/3 thể tích của xô, chậu, bể tắm.

Lượng thuốc tắm = Thể tích nước x Liều lượng Ví dụ:

Tắm cho cá bằng nước muối với liều lượng: 2 - 3% (20 - 30g muối/lít nước) trong 5-15 phút. Nước dùng tắm cá là 50 lít. Tính lượng muối cần pha.

Cách tính:

Nếu chọn liều lượng tắm là 30g/lít Thì lượng muối cho vào bể sẽ là:

50 lít x 30 g = 1500g = 1,5 kg muối

4.2.2. Tắm cho cá

- Cân thuốc và cho vào dụng cụ tắm chứa nước sạch đã chuẩn bị - Khuấy đều để thuốc hòa tan hoàn toàn trong nước.

- Mở máy sục khí cho hoạt động 10-15 phút. - Cho cá vào dụng cụ tắm từ từ và nhẹ nhàng.

- Vớt cá ra sau 10-15 phút rồi chuyển cá vào nước sạch hay xuống ao nuôi.

Lưu ý:

- Không nên tắm cho cá khi nhiệt độ cao.

- Trong khi tắm cần theo dõi hoạt động của cá, nếu thấy có những biểu hiện bất thường phải vớt cá ra, chuyển vào nước sạch ngay.

5. Kiểm tra cá sau khi trị bệnh

Kiểm tra, theo dõi hoạt động của cá sau khi xử lý và đánh giá hiệu quả trị bệnh.

Kết quả điều trị bệnh cá do ký sinh trùng, có thể phát triển theo chiều hướng giảm bệnh, khỏi bệnh hoặc Cá không giảm bệnh.

- Cá có chiều hướng giảm bệnh hay khỏi bệnh sẽ có biểu hiện: + Hoạt động bơi lội trở lại bình thường.

+ Hoạt động bắt mồi mạnh hơn do cá đói.

+ Kiểm tra trên thân không còn dấu hiệu của ký sinh trùng bám.

Cần tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho cá hồi phục lại sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh ký sinh trùng cũng dễ tái phát nên cần giữ cho môi trường nước nuôi luôn được sạch.

- Cá không giảm bệnh, cần thay đổi thuốc điều trị hoặc nhờ cơ quan chuyên môn đến hướng dẫn.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi

Câu hỏi 1: Cho biết các bệnh ký sinh trùng thường gặp ở cá

Câu hỏi 2: Các dấu hiệu nhận biết một số bệnh ký sinh trùng thường gặp và biện pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng ở cá?

2. Bài tập thực hành

2.1. Bài tập thực hành số 4.4.1: Xác định và trị bệnh ký sinh trùng ngoại ký sinh gây ra ở cá.

2.2. Bài tập thực hành số 4.4.2: Chẩn đoán và trị bệnh do ký sinh trùng nội ký sinh gây ra ở cá.

C. Ghi nhớ

Dấu hiệu chung khi cá bị bệnh ký sinh trùng ngoại ký sinh: - Cá ngứa ngáy nên quẫy mạnh, tập trung gần bờ.

- Cá nổi đầu, bơi lội lung tung không định hướng do mang bị ký sinh trùng phá hủy nên khó hô hấp.

- Da, mang cá nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt.

- cho chất diệt ký sinh trùng xuống ao để diệt ký sinh trùng trong nước ao - Tắm cho cá bằng nước muối, formol.

Bài 5. TRỊ BỆNH DO VI KHUẨN Mã bài: MĐ04-5

Giới thiệu

Vi khuẩn là tác nhân gây nhiều loại bệnh nguy hiểm khác nhau, gây tác hại rất lớn cho nghề nuôi cá lăng, cá chiên. Tuy nhiên, bệnh do vi khuẩn có khả năng chữa trị bằng thuốc kháng sinh, nếu dùng đúng thuốc, đúng liều, đúng thời điểm.

Trong thực tế sản xuất việc trị bệnh do vi khuẩn gặp nhiều khó khăn do chẩn đoán và xử lý bệnh không kịp thời, hiệu quả thấp nên bệnh lây lan nhanh chóng và dẫn đến kết quả trị bệnh không như mong muốn.

Vì vậy, công tác phòng bệnh là rất cần thiết trong quá trình nuôi. Để hạn chế dịch bệnh quan trọng nhất là quản lý chất lượng nước, duy trì một môi trường thích hợp và ổn định với cá nuôi. Khi bệnh xảy ra, cần chẩn đoán đúng bệnh và sử dụng thuốc điều trị kịp thời.

Mục tiêu:

- Nêu được dấu hiệu cá bị bệnh do vi khuẩn;

- Nhận biết và thực hiện được phòng trị bệnh do vi khuẩn gây ra; - Tuân thủ các nguyên tắc chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn.

A. Nội dung Qui trình thực hiện: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Xác định bệnh Xác định biện pháp trị bệnhChuẩn bị dụng cụ, vật tư Thực hiện trị bệnh

1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư

- Kính lúp tay để quan sát da, mang cá. - Bộ đồ mổ: panh, dao, kéo

- Máy tính

- Chài, lưới, vợt bắt cá.

- Cân, ống đong, xô, thùng, ca, bạt.

- Thuốc kháng sinh, chất sát khuẩn, chế phẩm vi sinh, vitamin. - Thức ăn.

- Ao đang nuôi cá.

2. Xác định bệnh thường gặp do vi khuẩn

Bệnh thường gặp do vi khuẩn gây ra ở cá lăng, cá chiên là: - Bệnh xuất huyết, đốm đỏ

- Bệnh lở loét - Bệnh trắng đuôi

Phương pháp chẩn đoán nhanh bệnh vi khuẩn tại ao nuôi là: - Quan sát hoạt động bơi lội, hoạt động ăn của cá.

- Quan sát các dấu hiệu bệnh bên ngoài của cá như: da, vây, bụng… - Mổ cá quan sát các dấu hiệu bệnh lý bên trong: gan, ruột…

2.1. Xác định bệnh xuất huyết, đốm đỏ ở cá lăng, cá chiên

Cá nuôi lồng, bè và nuôi ao, hồ đều có thể bị bệnh đốm đỏ. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa mưa ở miền Nam.

2.1.1. Tác nhân gây bệnh - Do vi khuẩn Aeromonas spp di động gây ra. - Bệnh đốm đỏ có thể gây tỷ lệ chết ở cá từ 30-70% đàn cá nuôi. Hình 4.5.1: Vi khuẩn Aeromonas 2.1.2. Dấu hiệu bệnh lý

Cá bị bệnh xuất huyết, đốm đỏ thường có các dấu hiệu sau: - Cá kém ăn hoặc bỏ ăn.

- Cá bệnh bơi lờ đờ, nổi nghiêng, nổi đứng lờ đờ trên mặt nước. - Cá bị xuất huyết ở vây, đuôi, từng mảng trên thân màu đỏ. - Mắt xuất huyết đục có thể làm mù mắt

- Hậu môn sưng đỏ.

- Khi cá bệnh nặng có biểu hiện hoại tử da và cơ.

- Mổ cá kiểm tra thấy nhiều dịch màu hồng trong bụng cá. Các cơ quan nội tạng bị xuất huyết và viêm nhũn (dịch hóa).

Hình 4.5.2. Cá bị bệnh đốm đỏ do vi khuẩn

2.2. Xác định bệnh lở loét 2.2.1. Tác nhân gây bệnh

- Do vi khuần gây ra.

- Bệnh xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân, mùa thu và trong ao nuôi mật độ cao, nuôi cá lồng bè.

2.2.2. Dấu hiệu bệnh lý

Cá bị bệnh có dấu hiệu bên ngoài gần giống với bệnh đốm đỏ nhưng nội quan không bị xuất huyết:

- Cá ít ăn hoặc bỏ ăn

- Hoạt động lờ đờ, bơi nhô đầu lên mặt nước

- Da cá nhợt nhạt và xuất hiện các vết loét dần dần lan rộng có thể ăn sâu đến xương.

Hình 4.5.3. Cá bị lở loét do vi khuẩn

2.3 Xác định bệnh mất nhớt

2.3.1. Tác nhân gây bệnh

Bệnh thường xuất hiện khi cá bị xây xát, bị sốc do đánh bắt vận chuyển và bị nhiễm vi khuẩn.

2.3.2. Dấu hiệu bệnh lý

- Khi bị bệnh khắp da cá có một lớp nhớt dày bao phủ. - Cá tách đàn, bơi lội yếu ớt.

- Cá kém ăn hoặc bỏ ăn

- Trên thân từng vùng bị trắng.

- Bệnh nặng xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ là cơ hội để nấm và ngoại ký sinh phát triển.

- Bệnh nặng cá chết chìm xuống đáy ao.

3. Xác định biện pháp trị bệnh vi khuẩn 3.1. Biện pháp phòng bệnh 3.1. Biện pháp phòng bệnh

Việc trị bệnh vi khuẩn cho cá rất khó khăn, tốn kém và hiệu quả không cao vì vậy phòng bệnh rất quan trọng.

3.1.1. Bè nuôi cá

- Định kỳ treo túi vôi vừa có tác dụng khử trùng và kiềm hoá môi trường nước.

+ Mùa xuất hiện bệnh: 2 tuần treo một lần. + Mùa khác: một tháng treo 1 lần.

- Lượng vôi: trung bình 2 kg vôi nung/10m3

- Bè lớn treo nhiều túi và bè nhỏ treo ít túi tập trung ở chỗ cho ăn và phía đầu nguồn nước chảy.

3.1.2. Ao nuôi cá

Áp dụng các biện pháp phòng tổng hợp: - Tẩy dọn ao kỹ trước khi nuôi.

- Xử lý nước trước khi đưa vào nuôi. - Chọn giống khỏe mạnh.

- Tắm cho cá giống trước khi thả.

- Định kỳ bón vôi CaO xuống ao trong quá trình nuôi: + Mùa bệnh: bón vôi xuống ao 2 tuần 1 lần.

+ Mùa khác: bón vôi xuống ao 1 tháng 1 lần.

- Liều lượng trung bình 2 kg vôi CaO/100 m3 nước.

- Cho ăn đầy đủ, bổ sung thêm lượng vitamin C cho vào thức ăn trước mùa bệnh hoặc dùng thuốc phối chế KN - 04 -12 cho cá ăn phòng bệnh.

- Vớt cá chết ra khỏi ao càng sớm càng tốt.

3.2. Biện pháp trị bệnh

Khi bệnh xảy ra cần có biện pháp xử lý kịp thời. Việc chữa trị chỉ hiệu quả khi phát hiện sớm, chẩn đoán đúng bệnh và trị bệnh các biện pháp hợp lý.

3.2.1. Biện pháp trị bệnh đốm đỏ và bệnh lở loét

Khi phát hiện cá có các dấu hiệu của 2 loại bệnh trên cần áp dụng các biện pháp trị bệnh như sau:

1- Cải thiện nước ao nuôi: Thay bằng nước sạch 20-30% nước ao, nên thay nước tầng đáy.

2- Cho cá ăn thuốc kháng sinh: trộn kháng sinh vào thức ăn đúng liều lượng hướng dẫn. Cho cá ăn liên tục từ 5-7 ngày, từ ngày thứ 2 trở đi liều lượng giảm đi 1/2 so vớí ngày ban đầu.

3- Xử lý nước ao bằng chất diệt khuẩn: cholorin, formol, BKC (Benzalkoium Chloride), iodine, vikon A... Liều sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

4- Tăng sức để kháng cho cá nuôi: trộn vitamin C vào thức ăn.

- Đối với nuôi lồng, có thể tắm cá bằng nước muối nồng độ 4% trong 10 phút có sục khí.

- Ở các tỉnh phía Bắc có thể sử dụng KN-04-12: liều dùng 2-4 g/kg cá/ngày được bào chế từ thảo mộc có tác dụng diệt khuẩn.

3.2.2. Biện pháp trị bệnh mất nhớt

- Dùng formol 25ml cho 1m3 nước, ngâm cá để diệt nấm và ngoại ký sinh, sau 24 giờ thay 1/2 nước rồi dùng lặp lại thuốc với liều trên một lần nữa.

- Tắm cho cá bệnh bằng thuốc kháng sinh như Steptomicine 25mg/l trong 30 phút hoặc bằng Rifamicine 20g/l trong 30-60 phút. Ngâm trong Chlorin 1g/m3 trong thời gian 20 phút.

Bảng 4.5.1: Một số thuốc kháng sinh sử dụng trị bệnh vi khuẩn

TT Thuốc kháng sinh

Công dụng Liều dùng Ghi chú

1 Oxytetracyclin Trị bệnh

nhiễm khuẩn, xuất huyết.

10-12g/100kg cá/ngày, ăn liên tục 5-7 ngày Vi khuẩn có thể bị nhờn thuốc nếu dùng thời gian dài, lặp lại nhiều lần. 2 Steptomycin Trị bệnh nhiễm khuẩn, xuất huyết. 10-12g/100kg cá/ngày, ăn liên tục 5-7 ngày

3 Kanamycin Trị bệnh

nhiễm khuẩn, xuất huyết.

10-12g/100kg cá/ngày, ăn liên tục 5-7 ngày 4 Nhóm Sulphamid Trị bệnh nhiễm khuẩn, xuất huyết, viêm ruột. 150-200 mg/kg cá/ngày. 5 Erythromycin Trị bệnh nhiễm khuẩn, xuất huyết. 2-5g/100kg cá; ăn liên tục 5-7 ngày Vi khuẩn có thể nhờn thuốc rất nhanh. 6 Rifamyxin Trị bệnh nhiễm khuẩn, xuất huyết. Cho cá ăn 50- 100mg/kg cá/ngày, sử dụng liên tục 5-7 ngày.

Một phần của tài liệu Giáo trình MD04-Phòng và trị bệnh cá lăng, cá chiên (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)