Xác định bệnh thường gặp do vi khuẩn

Một phần của tài liệu Giáo trình MD04-Phòng và trị bệnh cá lăng, cá chiên (Trang 75)

Bệnh thường gặp do vi khuẩn gây ra ở cá lăng, cá chiên là: - Bệnh xuất huyết, đốm đỏ

- Bệnh lở loét - Bệnh trắng đuôi

Phương pháp chẩn đoán nhanh bệnh vi khuẩn tại ao nuôi là: - Quan sát hoạt động bơi lội, hoạt động ăn của cá.

- Quan sát các dấu hiệu bệnh bên ngoài của cá như: da, vây, bụng… - Mổ cá quan sát các dấu hiệu bệnh lý bên trong: gan, ruột…

2.1. Xác định bệnh xuất huyết, đốm đỏ ở cá lăng, cá chiên

Cá nuôi lồng, bè và nuôi ao, hồ đều có thể bị bệnh đốm đỏ. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa mưa ở miền Nam.

2.1.1. Tác nhân gây bệnh - Do vi khuẩn Aeromonas spp di động gây ra. - Bệnh đốm đỏ có thể gây tỷ lệ chết ở cá từ 30-70% đàn cá nuôi. Hình 4.5.1: Vi khuẩn Aeromonas 2.1.2. Dấu hiệu bệnh lý

Cá bị bệnh xuất huyết, đốm đỏ thường có các dấu hiệu sau: - Cá kém ăn hoặc bỏ ăn.

- Cá bệnh bơi lờ đờ, nổi nghiêng, nổi đứng lờ đờ trên mặt nước. - Cá bị xuất huyết ở vây, đuôi, từng mảng trên thân màu đỏ. - Mắt xuất huyết đục có thể làm mù mắt

- Hậu môn sưng đỏ.

- Khi cá bệnh nặng có biểu hiện hoại tử da và cơ.

- Mổ cá kiểm tra thấy nhiều dịch màu hồng trong bụng cá. Các cơ quan nội tạng bị xuất huyết và viêm nhũn (dịch hóa).

Hình 4.5.2. Cá bị bệnh đốm đỏ do vi khuẩn

2.2. Xác định bệnh lở loét 2.2.1. Tác nhân gây bệnh

- Do vi khuần gây ra.

- Bệnh xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân, mùa thu và trong ao nuôi mật độ cao, nuôi cá lồng bè.

2.2.2. Dấu hiệu bệnh lý

Cá bị bệnh có dấu hiệu bên ngoài gần giống với bệnh đốm đỏ nhưng nội quan không bị xuất huyết:

- Cá ít ăn hoặc bỏ ăn

- Hoạt động lờ đờ, bơi nhô đầu lên mặt nước

- Da cá nhợt nhạt và xuất hiện các vết loét dần dần lan rộng có thể ăn sâu đến xương.

Hình 4.5.3. Cá bị lở loét do vi khuẩn

2.3 Xác định bệnh mất nhớt

2.3.1. Tác nhân gây bệnh

Bệnh thường xuất hiện khi cá bị xây xát, bị sốc do đánh bắt vận chuyển và bị nhiễm vi khuẩn.

2.3.2. Dấu hiệu bệnh lý

- Khi bị bệnh khắp da cá có một lớp nhớt dày bao phủ. - Cá tách đàn, bơi lội yếu ớt.

- Cá kém ăn hoặc bỏ ăn

- Trên thân từng vùng bị trắng.

- Bệnh nặng xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ là cơ hội để nấm và ngoại ký sinh phát triển.

- Bệnh nặng cá chết chìm xuống đáy ao.

Một phần của tài liệu Giáo trình MD04-Phòng và trị bệnh cá lăng, cá chiên (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)