Kiểm tra môi trường nước ao nuôi là công việc được thực hiện hàng ngày nhằm mục đích:
- Giúp người nuôi biết được sự thay đổi của các yếu tố môi trường: pH, hàm lượng ôxy hòa tan, nhiệt độ nước, khí độc...
- Xác định được các yếu tố môi trường không thuận lợi cho cá.
- Có biện pháp xử lý kịp thời yếu tố môi trường không thích hợp với cá hoặc biến động lớn gây sốc cá.
- Luôn duy trì các yếu tố môi trường thích hợp và ổn định, tạo điều kiện môi trường thuận lợi để cá khỏe mạnh, phát triển nhanh.
3.1. Đo và xử lý khi pH nước không đạt chuẩn
- pH thích hợp với ao nuôi cá lăng, cá chiên là 6,5 - 8
- Khi đo pH nước quá cao (>9) hay quá thấp (<6) cần có biện pháp xử lý kịp thời:
+ Khi pH nước quá cao: thay 20-30% nước tầng mặt kết hợp dùng vợt vớt váng tảo ở cuối gió (nếu có).
+ Khi pH nước quá thấp: bón vôi CaCO3, liều lượng phụ thuộc vào pH khoảng 20g/m3.
- Với bè nuôi cá: treo túi vôi (CaO) ở đầu nguồn nước để tăng pH nước trong bè.
* Cách đo pH nước:
- Vị trí đo pH: cách bờ khoảng 2m, nơi có độ sâu vừa phải. Khi lấy mẫu nước đo pH nên lấy cách mặt nước khoảng 0,5m. Với ao nhỏ, thu mẫu nước ở 2 vị trí đối xứng. Với ao lớn, lấy thêm mẫu ở giữa ao.
- Thời gian đo pH:
+ Mỗi ngày đo pH nước 2 lần vào lúc: 5-6 sáng và 13-14 giờ chiều.
+ Khi thời tiết thay đổi, mưa bão, tảo tàn, xử lý hóa chất cũng cần theo dõi diễn biến pH nước ao nuôi.
- Dụng cụ đo pH nước: Bộ thử nhanh pH nước (Test kit pH). Bộ thử nhanh gồm:
+ Lọ thuốc thử + Thang so màu
+ Lọ nhựa chia vạch dùng để chứa chứa mẫu nước
- Bộ thử nhanh pH nước là loại dụng cụ dễ sử dụng, sai số ít, giá thành khá thấp nên thường được sử dụng ở cơ sở nuôi nhỏ, hộ gia đình.
Hình 4.2.14. Bộ thử nhanh pH - Các bước tiến hành đo pH nước:
Bước 1: Lấy nước mẫu
- Tráng lọ 2-3 lần bằng nước ao
- Múc nước ao vào lọ đến mức qui định trên vạch chia độ
- Lau khô bên ngoài lọ
Hình 4.2.15.a. Lấy mẫu nước
Bước 2: Cho thuốc thử vào lọ mẫu
- Trước tiên lắc đều chai thuốc thử
- Sau đó nhỏ giọt thuốc thử vào lọ đựng nước mẫu với số giọt quy định ghi trên bản hướng dẫn sử dụng (tùy theo nhà sản xuất)
Hình 4.2.15.b. Cho thước thử vào mẫu nước
Bước 3: Lắc nhẹ mẫu
- Dùng tay cầm lọ mẫu lắc nhẹ, tròn đều để thuốc thử hòa tan vào mẫu nước cho đến khi mẫu nước thử đổi màu thành màu xanh.
Bước 4: Đọc kết quả
- Đặt lọ nước mẫu lên thang so màu, so sánh với các ô màu trên thang so màu. - Đọc kết quả pH ở ô màu trùng hoặc gần trùng nhất so với màu nước mẫu.
Hình 4.2.15.d. So màu đọc kết quả Hình 4.2.15. Các bước kiểm tra pH
Bước 4: Ghi kết quả và đánh giá
- Kết quả đo được ghi vào nhật ký theo dõi môi trường hàng ngày.
- Dựa vào kết quả đo được để đánh giá yếu tố pH có thích hợp với cá hay không để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
3.2. Đo và xử lý khi oxy hòa tan không đạt chuẩn
- Hàm lượng ôxy trong ao thích hợp từ 5 - 6mg/l.
- Khi kiểm tra ôxy hòa tan thấp hơn 2mg/l hoặc có hiện tượng cá nổi đầu hàng loạt cần có các biện pháp xử lý kịp thời:
+ Giảm cho ăn hay ngừng cho ăn. + Thay nước mới vào ao.
+ Tăng cường quạt nước nếu có. - Với bè nuôi:
+ Trợ lực dòng chảy qua bè kịp thời bằng máy bơm đuôi cá, quạt nước để tăng lượng ôxy hòa tan vào thời điểm nước chảy yếu hoặc chậm, dễ làm cá bị ngạt do thiếu ôxy.
+ Máy bơm có thể đặt trên bè, chân vịt máy bơm phải có vòng bảo hiểm để không làm hư bè và không ảnh hưởng đến cá.
* Cách đo ôxy hòa tan trong nước:
- Thời gian kiểm tra hàm lượng ôxy hòa tan:
+ Vào lúc 5-6 giờ sáng: thời điểm hàm lượng ôxy thấp nhất trong ngày. - Vị trí kiểm tra hàm lượng ôxy hòa tan:
+ 4 điểm góc ao và 1 điểm giữa ao. + Độ sâu: tầng giữa và tầng đáy.
- Dụng cụ kiểm tra oxy: Bộ thử nhanh (test kit) gồm thuốc thử, thang so màu và lọ nhựa trong chứa mẫu nước (Lưu ý đến hạn sử dụng của test oxy).
Hình 4.2.16. Bộ thử nhanh Oxy - Các bước tiến hành đo oxy hòa tan như sau:
Bước 1: Rửa lọ thủy tinh
- Trước khi lấy nước ao kiểm tra pH cần rửa ống thử 2-3 lần bằng nước ao cần kiểm tra.
- Nếu rửa lọ sạch không sạch sẽ cho kết quả đo không chính xác.
Hình 4.2.17.a. Rửa lọ
Bước 2: Lấy mẫu nước
- Tráng lọ bằng nước mẫu (nước ao). - Đậy nắp lọ trước khi đưa xuống ao lấy nước.
- Đưa lọ đến độ sâu cần đo ôxy.
- Mở nắp lọ cho nước chảy vào đầy tràn lọ.
- Sau đó đưa lọ lên bờ để chuẩn bị chuẩn ôxy.
b. Hình 4.2.17.b. Lấy mẫu nước
Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu nước - Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng.
- Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra.
Hình 4.2.17.c. Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1
- Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra.
Hình 4.2.17.d. Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 2
Bước 4: Đậy nắp và lắc mẫu
- Đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ, lắc đều, nước trong lọ thử đổi màu. - Chú ý: Khi đậy nắp phải đảm bảo không có bất kỳ bọt khí nào trong lọ.
Hình 4.2.17.e. Lắc mẫu
Bước 4: Đọc kết quả
- Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu.
- So sánh màu kết tủa của lọ với các cột màu để xác định nồng độ Oxy (mg/l).
- Đọc kết quả hàm lượng ôxy của mẫu nước là trị số của ô màu trùng hoặc gần nhất với màu mẫu nước
Hình 4.2.17.g. So màu, đọc kết quả
Hình 4.2.17. Các bước đo hàm lượng oxy bằng test kit
3.3. Đo và xử lý khi nhiệt độ nước không đạt chuẩn
- Nhiệt độ nước từ 26-300C, chênh lệch nhiệt độ giữa buổi sáng với buổi chiều nhỏ hơn 30C là tốt cho cá.
- Nên duy trì ở mức nước 1,5 – 1,8 m để đảm bảo cho nhiệt độ nước ổn định và không quá cao hay quá thấp khi trời nóng hay lạnh.
- Khi nhiệt độ nước thấp hơn 250C hay cao hơn 320
C hoặc chênh lệch nhiệt độ sáng chiều lớn hơn 30C cần có biện pháp xử lý kịp thời:
+ Thay nước mới: thay 20 – 30% lượng nước trong ao. + Nâng cao mực nước trong ao.
+ Quạt nước, đảo trộn nước để điều hòa nhiệt độ tầng mặt với tầng đáy.
* Cách đo nhiệt độ nước ao nuôi:
- Vị trí đo: cách bờ 1-2m, nơi có độ sâu phụ thuộc vào tầng nước muốn kiểm tra nhiệt độ nước.
- Thời điểm đo: 6-7 giờ và 13-14 giờ mỗi ngày.
- Dụng cụ đo nhiệt độ nước: nhiệt kế rượi hoặc nhiệt kế thủy ngân, có khoảng chia độ từ 00C đến 500
C hay 1000C.
Cách tiến hành đo nhiệt độ nước: - Đặt đầu nhiệt kế có bầu thủy ngân hay rượu vào nước ao nuôi.
- Độ sâu tùy thuộc vào người nuôi muốn đo nhiệt độ ở tầng nước nào trong ao.
- Đọc kết quả sau 5 – 10 phút ngâm trong nước.
- Nhìn vào vạch chia độ, nhiệt độ nước ao là trị số trên vạch chia tại đầu mút của cột màu đỏ hoặc xám bạc của nhiệt kế.
- Lưu ý: Khi đọc kết quả vẫn để nhiệt kế trong nước.
Hình 4.2.19. Đo nhiệt độ nước
3.4. Đo và xử lý khi hàm lượng khí NH3,H2S không đạt chuẩn
- Khí NH3 là khí độc gây ảnh hưởng đến hoạt động sống của cá, nặng có thể gây chết, nhẹ có thể gây sốc.
- Trong ao nuôi khí NH3 được hình thành chủ yếu từ quá trình phân hủy chất thải của cá, thức ăn dư thừa, xác chết của tảo. Hàm lượng NH3 cho phép trong ao nuôi là NH3 ≤ 0,01mg/l.
- Để quản lý hàm lượng của NH3 trong ao, tránh những ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe của cá nuôi, có một số biện pháp như sau:
+ Không nuôi mật độ quá cao, hạn chế thức ăn dư thừa trong ao + Hạn chế hiện tượng tảo tàn
+ Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh xử lý chất thải trong ao để giảm hàm lượng ni tơ dư thừa trong ao.
+ Ổn định pH nước ao trong giới hạn 6,5-7
+ Khi kiểm tra hàm lượng NH3 cao (>0,1mg/l) cần thay nhanh nước ao bằng nguồn nước mới, để giảm hàm lượng NH3 trong ao nuôi.
* Cách đo NH3:
- Kiểm tra 1 tuần/lần hoặc khi có dấu hiệu bất thường của môi trường thì kiểm tra.
- Dụng cụ kiểm tra: Bộ thử NH3/NH4 +
SERA được sử dụng phổ biến để đo hàm lượng NH3 trong nuôi trồng thủy sản.
Bộ thử này gồm 3 chai thuốc thử, lọ nhựa trong để chứa mẫu nước và bản hướng dẫn sử dụng có thang so màu.
Hinh 4.2.20. Bộ thử nhanh NH3/NH4 +
SERA Cách đo như sau:
1. Tráng lọ vài lần bằng nước mẫu cần kiểm tra; 2. Lấy 5ml nước mẫu vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ;
3. Cho 3 giọt thuốc thử 1 vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều chai thuốc thử; 4. Đóng nắp và lắc đều lọ nước mẫu;
5. Mở nắp lọ, cho 3 giọt thuốc thử 2 vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều chai thuốc thử;
6. Đóng nắp và lắc đều lọ nước mẫu;
7. Mở nắp lọ, cho 3 giọt thuốc thử 3 vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều chai thuốc thử;
8. Đóng nắp và lắc đều lọ nước mẫu;
9. So màu của nước mẫu với thang màu sau khi chờ 5’. Đọc trị số NH4+ ở hàng (a) của ô màu trùng với màu nước mẫu (trị số ở hàng b được sử dụng khi đo mẫu nước mặn);
10. Xác định pH của nước mẫu theo cách đã biết ở mục 1.1. Quản lý pH 11. Đoc kết quả hàm lượng NH3 ở ô giao nhau giữa cột trị số NH4
+
với hàng trị số pH đã xác định ở bước 10
12. Làm sạch trong và ngoài lọ chứa mẫu nước bằng nước sạch trước và sau mỗi lần kiểm tra
Ví dụ: theo hình 2-6
Trị số NH4+ khi so màu là 1,0
pH nước mẫu được xác định ở bước 10 là 7,5 Hàm lượng NH3 của mẫu nước là 0,02mg/l
Hình 4.2.21. Đọc kết quả hàm lượng NH3 trong bảng hướng dẫn
3.5. Đo và xử lý khi độ trong, màu sắc nước không đạt chuẩn
- Độ trong thích hợp trong ao nuôi cá là từ 25-30 cm và nước có màu lá chuối non.
- Khi độ trong nước ao quá thấp giảm xuống 15-20cm cần xử lý bằng các biện pháp:
- Thay nước: tháo bớt 20-30% nước ao, bơm nước mới vào ao. - Giảm cho ăn.
- Sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý chất thải trong ao, làm sạch môi trường ao nuôi.
- Bơm hút chất thải dưới đáy ao nhằm đưa chất thải tích tụ ở đáy ao ra bên ngoài.
- Với bè nuôi: khi nước có độ trong quá thấp, cần di chuyển bè đi nơi khác có điều kiện tốt hơn.
* Cách đo độ trong của nước:
- Vị trí, thời điểm đo: cách bờ 1-2m, nơi có độ sâu vừa phải. - Thời điểm đo: 13-14 giờ mỗi ngày.
- Dụng cụ đo độ trong là đĩa đo độ trong (đĩa Secchi) làm bằng tấm kim loại tròn, đường kính 20 - 25cm.
- Mặt trên được chia đều 4 phần và sơn 2 màu đen - trắng xen kẽ nhau.
- Đĩa được nối với một sợi dây nhựa hoặc thanh gỗ được chia vạch 5 hoặc 10cm.
Hình 4.2.21. Đĩa đo độ trong * Các bước tiến hành đo độ trong của nước ao:
Bước 1: Thả đĩa đo độ trong xuống ao
- Thả dây hoặc thanh gỗ để đĩa đo độ trong xuống nước từ từ.
- Mắt quan sát đĩa theo chiều thẳng đứng.
a. Thả đĩa đo độ trong xuống ao
Bước 2: Đọc kết quả
- Ngừng thả dây khi không còn phân biệt được 2 màu đen trắng nữa và dọc kết quả tại vị trí mặt nước với dây.
- Độ trong của nước là chiều dài của đoạn dây (thanh gỗ) bị ướt.
b. Đọc độ trong của nước Hình 4.2.22. Các bước đo độ trong nước ao