Quản lý cá bệnh và cá chết là vấn đề cốt lõi trong thực hành nuôi tốt, Nhằm hạn chế lây lan mầm bệnh từ trại này qua trại khác, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Hình 4.2.23. Xử lý cá chết
Để quản lý cá bệnh tốt cần thực hiện các biện pháp sau:
- Khi phát hiện có cá chết trong cần được vớt bỏ và xử lý một cách kỹ lưỡng bằng cách chôn với vôi CaO. Không nên để cá chết nổi trong ao vì cá khỏe sẽ ăn và có thể lây bệnh.
- Có nơi chứa cá để chứa cá chết (có nắp đậy).
- Định kỳ (hàng ngày) loại bỏ hay thiêu cá chết với vôi ở một nơi cố định được cách ly riêng với ao nuôi, xưởng thức ăn và nơi ở của nhân viên.
- Không bán cá bệnh cá chết cho người nuôi khác.
- Khi thải nước ao cá bệnh cần thông báo cho các trại xung quanh để tránh bị nhiễm.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu hỏi 1: Tại sao phòng bệnh cho cá có vị trí quan trọng hàng đầu trong quá trình nuôi cá?
Câu hỏi 2. Trong quá trình nuôi cá cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh nào? Câu hỏi 3: Hãy cho biết cách tính lượng chế phẩm vi sinh trộn vào thức ăn của cá?
Câu hỏi 4: Hãy cho biết cách tính lượng chế phẩm vi sinh cho xuống ao nuôi cá? Câu hỏi 5. Trộn vitamin C vào thức ăn của các nhằm mục đích gì?
Câu hỏi 6. Cho vi sinh xuống ao nuôi cá nhằm mục đích gì?
2.1. Bài tập thực hành số 4.2.1: Trộn vitamin C vào thức ăn 2.2. Bài tập thực hành số 4.2.2: Cho vi sinh xuống ao
2.3. Bài tập thực hành số 4.2.3. Tắm cho cá giống
C. Ghi nhớ
Trong quá trình nuôi cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh:
Quản lý các yếu tố môi trường thích hợp với cá nuôi và ổn định.
Định kỳ xử lý chất thải, thức ăn dư thừa bằng chế phẩm vi sinh.
Bổ sung vitamin, khoáng chất, chế phẩm vi sinh vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá.
Bài 3: CHẨN ĐOÁN BỆNH Mã bài: MĐ04-3
Chẩn đoán và phát hiện bệnh cá có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý sức khỏe cá nuôi. Thực hiện chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm và chính xác thì khả năng phòng và trị bệnh cá hiệu quả hơn.
Các bước chẩn đoán bệnh bao gồm: Điều tra tình hình thời tiết, khí hậu, các chỉ tiêu môi trường, sự biến đổi của cá nuôi, tình hình quản lý chăm sóc và thu mẫu gửi đến cơ quan chuyên môn phân lập vi khuẩn, nấm, vi rút, ký sinh trùng. Các kết quả thu được sẽ giúp người nuôi xác định nguyên nhân gây bệnh, lựa chọn biện pháp phòng trị bệnh có hiệu quả.
Quan sát bên ngoài cá (ghi nhận các dấu hiệu bệnh lý
bên ngoài)
Mổ cá, quan sát bên trong cá (ghi nhận các dấu hiệu bệnh lý
bên trong)
Gửi mẫu đến cơ sở xét nghệm bệnh Thu mẫu cá bệnh (5-10 con)
Kiểm tra cá
Điều tra sự biến đổi về các yếu tố môi trường ao nuôi Điều tra tình hình quản lý chăm sóc Điều tra tình hình thời tiết Chuẩn bị dụng cụ, vật tư
Kết luận tác nhân gây bệnh Quan sát hoạt động
Trong chẩn đoán bệnh thì những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm cần phải được xem xét kỹ. Bên cạnh đó, những yếu tố khác như môi trường nuôi, tỉ lệ cá chết, lý lịch ao nuôi cũng cần được xem xét. Kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm về bệnh sẽ giúp cho việc phát hiện và chẩn đoán bệnh cá nhanh và chính xác hơn (Nguồn từ UV-Việt Nam).
Mục tiêu
- Nhận biết được các dấu hiệu cá lăng, cá chiên bị bệnh; - Thực hiện được chẩn đoán bệnh trên cá lăng, cá chiên; - Tuân thủ đầy đủ các bước chẩn đoán bệnh.
A. Nội dung