Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học pháp luật phần 1 (Trang 33)

I. Hệ thống pháp luật

2.Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay

Căn cứ vào cơ quan ban hành văn bản và giá trị pháp lý của văn bản, người ta phân biệt văn bản quy phạm pháp luật thành văn bản luật và văn bản dưới luật.

2.1. Văn bản luật: là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Văn bản luật sau khi Quốc hội thông qua sẽ do Chủ tịch nước lực pháp lý cao nhất. Văn bản luật sau khi Quốc hội thông qua sẽ do Chủ tịch nước ra Lệnh công bố. Văn bản luật bao gồm có Hiến pháp và các đạo Luật (nếu được pháp điển hoá cao thì gọi là bộ Luật).

Hiến pháp: là đạo Luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống

các văn bản quy phạm pháp luật. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất như: Chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Hiến pháp do Quốc hội ban hành hoặc sửa đổi với ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số đại biểu tán thành.

Luật: là văn bản có giá trị sau Hiến pháp. Luật cụ thể hoá các nguyên tắc cơ

bản của Hiến pháp và nhằm thực hiện Hiến pháp. Mỗi đạo Luật hoặc bộ Luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội quan trọng, cơ bản, tương đối ổn định. Luật do Quốc hội thông qua với quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Luật có thể là bộ Luật (Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hàng hải, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động,…) hoặc là Luật (Luật đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích

đầu tư trong nước, Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật giáo dục, Luật ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật khiếu nại tố cáo, Luật hôn nhân và gia đình……).

Ngoài Hiến pháp và Luật, Quốc hội còn thông qua các Nghị quyết. Trong một số trường hợp, nghị quyết của Quốc hội cũng là văn bản quy phạm pháp luật và có giá trị pháp lý như luật.

2.2. Văn bản dưới luật: là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà

nước có thẩm quyền (khác Quốc hội) ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định và có hiệu lực pháp lý thấp hơn các văn bản luật.

Theo Hiến pháp 1992, nước ta có những loại văn bản dưới luật sau đây:

Nghị quyết của Quốc hội dùng để thông qua các kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước, chính sách tài chính, tiền tệ, dự toán ngân sách nhà nước và các vấn đề đối nội, đối ngoại khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội dùng để ban hành những quy

phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền được Quốc hội giao (quy định tại điều 91, 93 của Hiến pháp 1992). Hiện nay pháp lệnh là hình thức rất phổ biến để chuẩn bị cho quá trình xây dựng các đạo luật thuộc các lĩnh đó.

Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội dùng để giải trình Hiến pháp,

luật, pháp lệnh, giám sát việc thi hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, giám sát, hướng dẫn hoạt động của các cơ quan nhà nước theo nhiệm vụ, quyền hạn và quy định những vấn đề cụ thể khác theo thẩm quyền.

Lệnh của Chủ tịch nước dùng để công bố Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, công

bố quyết định, tuyên bố tình trạng, quyết định đại xá căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội; ra lệnh tổng động viên, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng vùng trên cơ sở Nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước; Lệnh còn là phương tiện để Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân.

Quyết định của Chủ tịch nước dùng để thực hiện các nhiệm vụ được Quốc

hội và pháp luật quy định. (Điều 106 - HP 1992)

Nghị quyết của Chính phủ là loại văn bản pháp luật để bảo đảm thi hành

Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước; quy định chủ trương, biện pháp, chính sách, biện pháp lớn về các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại thuộc thẩm quyền của Chính phủ. (Điều 115 - HP 1992).

Nghị định của Chính phủ dùng để quy định chi tiết việc thi hành luật, pháp

lệnh, quy định tổ chức và hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ trên các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, tài chính, tiền tệ, an ninh, quốc phòng, hành chính tư pháp, văn

hoá, giáo dục, y tế, dân tộc, tôn giáo, xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường, hoạt động đối ngoại.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là văn bản quy định các biện pháp

để lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, chế độ làm việc của các thành viên Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quyết định những chủ trương, chế độ, thể lệ thuộc thẩm quyền của Thủ tướng; quyết định những vấn đề khác theo thẩm quyền đã được Hiến pháp và luật Tổ chức Chính phủ quy định.

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ dùng để chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra,

hướng dẫn, phối hợp hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của Chính phủ.

Quyết định của Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dùng để ban hành các biện pháp, thể lệ để thực hiện luật pháp nhà nước và các chủ trương, chính sách của Chính phủ về quản lý các ngành, các lĩnh vực trong cả nước; đề ra các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc ngành; thành lập, giải thể, quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các cơ quan đơn vị thuộc thẩm quyền của Bộ, cơ quan ngang bộ; quyết định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền được pháp luật quy định hoặc được Chính phủ uỷ quyền.

Chỉ thị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ dùng để

chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành hoặc lĩnh vực trong việc thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên và của Bộ, của ngành.

Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ dùng để

giải thích, hướng dẫn thực hiện các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ trướng Chính phủ, hướng dẫn thực hiện những quy định về quản lý ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phụ trách.

Thông tư liên Bộ là văn bản do nhiều Bộ, ngành phối hợp ban hành dùng để

giải thích một chính sách, chế độ nhà nước do nhiều Bộ, ngành có trách nhiệm tổ chức thực hiện hoặc hướng dẫn thi hành nhằm tạo sự đồng bộ trong quá trình thực hiện pháp luật nhà nước ở nhiều cấp, nhiều ngành.

Nghị quyết liên tịch là văn bản do cơ quan nhà nước phối hợp với các tổ

chức xã hội ban hành nhằm tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của các cơ quan nhà nước cấp trên yêu cầu mà các cơ quan nhà nước và tổ chức này có trách nhiệm phối hợp thi hành một cách thống nhất, đồng bộ.

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân dùng để ban hành các biện pháp bảo

đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nuớc cấp trên, về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, an ninh, quốc phòng, biện pháp ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

Quyết định của Uỷ ban nhân dân dùng để bảo đảm việc thi hành Hiến

quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, văn hoá, giáo dục, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vị địa phương.

Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân dùng để chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên và của Hội đồng nhân dân cùng cấp./.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II

1. Trình bày khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật.

2. Quy phạm pháp luật gồm mấy bộ phận, hãy nêu đặc điểm của các bộ phận đó. 3. Hãy nêu các loại chế tài quy phạm pháp luật, chế tài nào là nghiêm khắc nhất. 4. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa như thế nào trong hệ phống pháp luật của Nhà nước ta.

5. Điều 185, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định như sau:

“Người nào sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào, đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”.

Hãy cho biết:

a) Nội dung trên có phải là quy phạm pháp luật không ? vì sao ? b) Nếu là quy phạm pháp luật hãy tách từng bộ phận của nó.

6. Cho biết sự khác nhau về thẩm quyền ban hành văn bản luật và văn bản dưới luật.

Chương III

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT DẠY NGHỀ

I. KHÁI NIỆM, CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT DẠY NGHỀ 1. Khái niệm:

Luật dạy nghề là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa cơ sở dạy nghề với người học nghề, trong đó quy định về tổ chức hoạt động của cơ sở dạy nghề; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học pháp luật phần 1 (Trang 33)