Hệ thống các ngành luật của nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học pháp luật phần 1 (Trang 31)

I. Hệ thống pháp luật

3.Hệ thống các ngành luật của nước ta hiện nay

3.1. Luật Nhà nước ( Hiến pháp) Luật Nhà nước gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực nhà nước, về chế pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về quốc tịch…

Luật Nhà nước là một ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật, bởi vì nó là ngành luật điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất của quốc gia và tất cả những ngành luật khác đều được hình thành trên cơ sở những nguyên tắc của Luật Nhà nước.

3.2. Luật Hành chính

Luật Hành chính gồm tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành của Nhà nước trên các lĩnh vực hành chính – chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Luật Hành chính quy định những nguyên tắc, những hình thức và phương pháp quản lý nhà nước, xác định quy chế pháp lý của các chủ thể quản lý nhà nước, điều chỉnh hoạt động của công chức nhà nước, thủ tục hành chính và trách nhiệm hành chính.

Luật Hành chính còn bao gồm các quy phạm quy định các vấn đề cụ thể của quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội.

3.3. Luật Dân sự

Luật Dân sự gồm tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản dưới hình thức hàng hoá – tiền tệ và một số quan hệ nhân thân phi tài sản. Những chế định cơ bản của luật dân sự như chế định quyền sở hữu, chế định hợp đồng dân sự, chế định quyền thừa kế, chế định quyền tác giả, quyền phát minh, sáng chế….

3.4. Luật Tố tụng dân sự

Luật Tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực tố tụng dân sự thông qua việc xác định quyền, nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng dân sự.

3.5. Luật Hình sự

Lụât Hình sự điều chỉnh quan hệ nẩy sinh giữa Nhà nước và cá nhân khi người đó thực hiện một hành vi mà luật Hình sự coi là tội phạm và bị Nhà nước áp dụng một hình phạt tương ứng do luật Hình sự quy định.

3.6. Luật Tố tụng Hình sự

Luật Tố tụng Hình sự được coi là ngành luật hình thức của Luật Hình sự. Việc coi một cá nhân là tội phạm dẫn đến việc tước bỏ hoặc hạn chế các quyền tự do cũng như các lợi ích thiết thân của người đó. Vì vậy việc điều tra xét xử, thi

hành án phải được tiến hành theo những thủ tục luật định. Quan hệ giữa bị can, bị cáo với nhau và với các cơ quan điều tra, xét xử được điều chỉnh bởi các quy phạm luật Tố tụng Hình sự.

3.7. Luật Kinh tế

Luật Kinh tế điều chỉnh quan hệ kinh tế phát sinh giữa các tổ chức kinh tế, các tổ chức, các cơ quan nhà nước khi họ tham gia những giao dịch với mục đích kinh doanh cũng như các quan hệ phát sinh trong quá trình các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế.

3.8. Luật Tài chính

Luật Tài chính bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động tài chính của Nhà nước, trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể hoạt động phân phối của cải dưới hình thức giá trị.

3.9. Luật đất đai

Luật đất đai là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực bảo vệ, quản lý và sử dụng đất, trong đó đất đai là tư liệu sản xuất thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và kế hoạch chung.

3.10. Luật Lao động

Luật Lao động là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao động với người sử dụng lao động (cá nhân, tổ chức) trong đó có quan hệ giữa công nhân viên chức với xí nghiệp, cơ quan nhà nước, những quan hệ giữa tổ chức công đoàn với ban quản lý xí nghiệp, với thủ trưởng cơ quan nhà nước liên quan đến việc sử dụng lao động của công nhân viên chức.

Các chế định của luật Lao động là chế định tuyển dụng, thôi việc, tiền lương, thời gian làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, khen thưởng và kỷ luật, bảo hộ lao động.

3.11. Luật Hôn nhân và Gia đình

Luật Hôn nhân và gia đình gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hôn nhân và gia đình (quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh giữa các cá nhân từ hôn nhân).

3.12. Luật Hợp tác xã

Luật Hợp tác xã điều chỉnh các quan hệ nội bộ hợp tác xã trong việc tổ chức quản lý lao động, phân phối sản phẩm trên cơ sở chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất và chế độ dân chủ hợp tác xã.

II. HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật

“Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng nhất định” (Điều 1 - Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2002).

Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật:

Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật là các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Các văn bản pháp luật có tên gọi khác nhau (luật, pháp lệnh, nghị định…) do Hiến pháp quy định. Giá trị pháp lý của chúng cao thấp khác nhau, do vị trí của cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước quy định (văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước có giá trị pháp lý cao hơn văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có giá trị pháp lý cao hơn văn bản của cơ quan cấp dưới..).

Các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trong không gian (hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ), hiệu lực theo thời gian (bắt đầu có hiệu lực hay hết hiệu lực) và thực hiện theo nhóm người (có hiệu lực đối với nhóm người này mà không có hiệu lực đối với nhóm người khác).

2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay

Căn cứ vào cơ quan ban hành văn bản và giá trị pháp lý của văn bản, người ta phân biệt văn bản quy phạm pháp luật thành văn bản luật và văn bản dưới luật.

2.1. Văn bản luật: là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Văn bản luật sau khi Quốc hội thông qua sẽ do Chủ tịch nước lực pháp lý cao nhất. Văn bản luật sau khi Quốc hội thông qua sẽ do Chủ tịch nước ra Lệnh công bố. Văn bản luật bao gồm có Hiến pháp và các đạo Luật (nếu được pháp điển hoá cao thì gọi là bộ Luật).

Hiến pháp: là đạo Luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống

các văn bản quy phạm pháp luật. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất như: Chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Hiến pháp do Quốc hội ban hành hoặc sửa đổi với ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số đại biểu tán thành.

Luật: là văn bản có giá trị sau Hiến pháp. Luật cụ thể hoá các nguyên tắc cơ

bản của Hiến pháp và nhằm thực hiện Hiến pháp. Mỗi đạo Luật hoặc bộ Luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội quan trọng, cơ bản, tương đối ổn định. Luật do Quốc hội thông qua với quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Luật có thể là bộ Luật (Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hàng hải, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động,…) hoặc là Luật (Luật đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích

đầu tư trong nước, Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật giáo dục, Luật ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật khiếu nại tố cáo, Luật hôn nhân và gia đình……).

Ngoài Hiến pháp và Luật, Quốc hội còn thông qua các Nghị quyết. Trong một số trường hợp, nghị quyết của Quốc hội cũng là văn bản quy phạm pháp luật và có giá trị pháp lý như luật.

2.2. Văn bản dưới luật: là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà

nước có thẩm quyền (khác Quốc hội) ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định và có hiệu lực pháp lý thấp hơn các văn bản luật.

Theo Hiến pháp 1992, nước ta có những loại văn bản dưới luật sau đây:

Nghị quyết của Quốc hội dùng để thông qua các kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước, chính sách tài chính, tiền tệ, dự toán ngân sách nhà nước và các vấn đề đối nội, đối ngoại khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội dùng để ban hành những quy

phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền được Quốc hội giao (quy định tại điều 91, 93 của Hiến pháp 1992). Hiện nay pháp lệnh là hình thức rất phổ biến để chuẩn bị cho quá trình xây dựng các đạo luật thuộc các lĩnh đó.

Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội dùng để giải trình Hiến pháp,

luật, pháp lệnh, giám sát việc thi hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, giám sát, hướng dẫn hoạt động của các cơ quan nhà nước theo nhiệm vụ, quyền hạn và quy định những vấn đề cụ thể khác theo thẩm quyền.

Lệnh của Chủ tịch nước dùng để công bố Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, công

bố quyết định, tuyên bố tình trạng, quyết định đại xá căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội; ra lệnh tổng động viên, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng vùng trên cơ sở Nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước; Lệnh còn là phương tiện để Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân.

Quyết định của Chủ tịch nước dùng để thực hiện các nhiệm vụ được Quốc

hội và pháp luật quy định. (Điều 106 - HP 1992)

Nghị quyết của Chính phủ là loại văn bản pháp luật để bảo đảm thi hành

Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước; quy định chủ trương, biện pháp, chính sách, biện pháp lớn về các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại thuộc thẩm quyền của Chính phủ. (Điều 115 - HP 1992).

Nghị định của Chính phủ dùng để quy định chi tiết việc thi hành luật, pháp

lệnh, quy định tổ chức và hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ trên các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, tài chính, tiền tệ, an ninh, quốc phòng, hành chính tư pháp, văn

hoá, giáo dục, y tế, dân tộc, tôn giáo, xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường, hoạt động đối ngoại.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là văn bản quy định các biện pháp

để lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, chế độ làm việc của các thành viên Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quyết định những chủ trương, chế độ, thể lệ thuộc thẩm quyền của Thủ tướng; quyết định những vấn đề khác theo thẩm quyền đã được Hiến pháp và luật Tổ chức Chính phủ quy định.

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ dùng để chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra,

hướng dẫn, phối hợp hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của Chính phủ.

Quyết định của Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

dùng để ban hành các biện pháp, thể lệ để thực hiện luật pháp nhà nước và các chủ trương, chính sách của Chính phủ về quản lý các ngành, các lĩnh vực trong cả nước; đề ra các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc ngành; thành lập, giải thể, quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các cơ quan đơn vị thuộc thẩm quyền của Bộ, cơ quan ngang bộ; quyết định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền được pháp luật quy định hoặc được Chính phủ uỷ quyền.

Chỉ thị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ dùng để

chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành hoặc lĩnh vực trong việc thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên và của Bộ, của ngành.

Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ dùng để

giải thích, hướng dẫn thực hiện các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ trướng Chính phủ, hướng dẫn thực hiện những quy định về quản lý ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phụ trách.

Thông tư liên Bộ là văn bản do nhiều Bộ, ngành phối hợp ban hành dùng để

giải thích một chính sách, chế độ nhà nước do nhiều Bộ, ngành có trách nhiệm tổ chức thực hiện hoặc hướng dẫn thi hành nhằm tạo sự đồng bộ trong quá trình thực hiện pháp luật nhà nước ở nhiều cấp, nhiều ngành.

Nghị quyết liên tịch là văn bản do cơ quan nhà nước phối hợp với các tổ

chức xã hội ban hành nhằm tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của các cơ quan nhà nước cấp trên yêu cầu mà các cơ quan nhà nước và tổ chức này có trách nhiệm phối hợp thi hành một cách thống nhất, đồng bộ.

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân dùng để ban hành các biện pháp bảo

đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nuớc cấp trên, về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, an ninh, quốc phòng, biện pháp ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

Quyết định của Uỷ ban nhân dân dùng để bảo đảm việc thi hành Hiến

quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, văn hoá, giáo dục, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vị địa phương.

Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân dùng để chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên và của Hội đồng nhân dân cùng cấp./.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II

1. Trình bày khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật.

2. Quy phạm pháp luật gồm mấy bộ phận, hãy nêu đặc điểm của các bộ phận đó. 3. Hãy nêu các loại chế tài quy phạm pháp luật, chế tài nào là nghiêm khắc nhất. 4. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa như thế nào trong hệ phống pháp luật của Nhà nước ta.

5. Điều 185, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định như sau:

“Người nào sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào, đã được

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học pháp luật phần 1 (Trang 31)