Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn của Công ty Cổ phần Bảo Toàn (Trang 46)

Công tác điều hành và huy động vốn của Công ty vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần quan tâm, đó là các hạn chế cần khắc phục để có thể nâng cao chất lượng huy động vốn của Công ty. Lượng vốn mà công ty huy động được chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. 2.3.2.1. Hạn chế

- Công ty sử dụng nhiều nợ vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà không thu lại được nhiều lợi nhuận. Việc công ty chiếm dụng vốn bằng cách mua chịu sẽ làm cho giá vốn hàng bán tăng cao do chênh lệch giữa giá trả ngay và trả chậm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc chi phí đầu vào của công ty tăng cao khiến doanh thu không đủ bù đắp. Mặt khác, khả năng lưu chuyển của khoản vốn này khá nhanh và không cố định sẽ dẫn tới sức ép liên tục vè khả năng thanh toán.

- Khả năng thanh toán của công ty còn ở mức rất thấp và không ổn định. Các chỉ tiêu này còn hạn chế là do công ty vẫn đang lạm dụng nguồn nợ ngắn hạn. Mặc dù sử dụng nhiều nợ vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng lợi nhuận sau thuế không cao do chi phí phải chi trả còn quá lớn. Vì vậy, công ty cần có những chính sách để điều chỉnh khả năng thanh toán của mình sao cho hợp lý nhằm chi trả các khoản nợ tới hạn một cách nhanh nhất có thể.

- Chất lượng nghiên cứu thị trường chưa cao cũng như công tác vận chuyển, công tác bán hàng chưa tốt đã làm cho hàng tồn kho còn nhiều. Lượng vốn nằm tại hàng tồn kho còn khá lới. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, giảm khả năng sinh lời mà còn gây ra tình trạng ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Công ty cần có kể hoạch để tiêu thụ dần lượng hàng này để giúp tăng doanh thu đồng thời giảm chi phí cất trữ, tránh gây ra những thiệt hại không đáng có.

- Chưa có kế hoạch cụ thể cho việc xây dựng cơ cấu vốn hợp lý. Công ty vẫn đang dựa khá nhiều vào vốn điều lệ và nhu cần vốn cho hoạt động kinh doanh theo từng giai đoạn mà xác định việc vay vốn.

- Công ty chưa khai thác hết được tiềm năng của nhân tố con người. Công tác quản lý nhân sự chủ yếu trên góc độ hành chính nên hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm mà chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn cao.

47 2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, hình thức huy động vốn của công ty còn đơn điệu vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào việc sử dung vốn chủ sở hữu, vay các tổ chức tài chính, các khoản vốn chiếm dụng chưa mở rộng sang các hình thức huy động khác như đã được đề cập ở chương I khiến công ty bị thụ động khi kinh doanh vì những ràng buộc khi sử dụng những nguồn vốn này.

Thứ hai, hiệu quả của việc đầu tư vốn còn thấp. Ban lãnh đạo công ty chưa đánh giá được đúng mức hoạt động tài chính nên đã sử dụng tiền vốn chưa thật hiệu quả. Chưa xác định được rõ ràng nhu cầu về vốn tại mỗi mức kinh doanh khác nhau để xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý và hiệu quả. Sự ứ đọng của hàng tồn kho cũng làm giảm hiệu quả của việc sử dụng vốn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, sự hạn chế về mặt chuyên môn cũng khiến các nhà quản lý chưa thấy được hết những đặc điểm của từng nguồn vốn để có thể phát huy tối đa mức sinh lời của các nguồn vốn khác nhau làm cho công tác huy động vốn còn nhiều thiếu sót.

Thứ tư, cơ cấu về nợ ngắn hạn và nợ dài hạn chưa được điều chỉnh. Nợ ngắn hạn vẫn được sử dụng chủ yếu mà đôi khi bỏ qua nguồn nợ dài hạn khiến cho sức ép thanh toán của công ty càng ngày càng cao.

Thứ năm, sự quản lý còn lỏng lẻo, cơ chế bán hàng, công nợ không phù hợp là nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả, khả năng huy động vốn kém.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, sự bất ổn của thị trường, lạm phát tăng cao và cơ chế thị trường chưa thực sự rõ ràng đều ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty trong giai đoạn 2011 – 2013. Thứ hai, khoa học công nghệ phát triển với tốc độ nhanh chóng khiến cho giá cả của các dây chuyền thiết bị mới trở nên khá cao khiến cho Công ty gặp phải một số khó khăn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất.

Thứ ba, sự phát triển chung của thị trường Việt Nam so với thế giới còn khá chậm chạp. Cụ thể là: thị trường tài chính và thì trường tiền tệ của Việt Nam còn chưa hoàn thiện, các tổ chức trung gian tài chính vẫn còn thiếu cơ hội để phát triển cũng như chưa đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn của các nhà đầu tư. Tiếp đó, thị trường chứng khoán mặc dù đã được hình thành cách đây nhiều năm nhưng cũng vô cùng ảm đạm và không thu hút được nguồn vốn lớn cho các doanh nghiệp. Mặt khác, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp cũng còn nhiều hạn chế và chưa thực sự có

các nhà quản lý tài giỏi có khả năng đưa ra những chính sách thực sự phù hợp với nhu cầu huy động vốn trong từng tình hình cụ thể.

Thứ tư, các điều kiện xin vay vốn tại ngân hàng còn quá khắt khe khiến cho việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, vấn đề về lãi suất cho vay của ngân hàng trong một số thời điểm còn thiếu tính phù hợp. Ngân hàng nên xem xét hạ mức lãi suất cho vay trong một vài trường hợp để có thể hỗ trợ doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn.

49

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn của Công ty Cổ phần Bảo Toàn (Trang 46)