Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Bảo Toàn giai đoạn 2011 –

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn của Công ty Cổ phần Bảo Toàn (Trang 25)

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Bảo Toàn

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012/2011 2013/2012

2011 2012 2013 Tuyệt đối Tương

đối Tuyệt đối

Tương đối

1. Doanh thu bán hàng 48.088.106.230 57.520.772.190 57.330.715.402 9.432.665.960 19,62 (190.056.788) (0,33) 2. Các khoản giảm trừ

doanh thu 53.895.500

3. Doanh thu thuần 48.088.106.230 57.466.876.690 57.330.715.402 9.432.665.960 19,62 (190.056.788) (0,33) 4. Giá vốn hàng bán 36.505.698.704 43.760.823.753 46.379.218.185 7.255.125.049 19,87 2.618.394.432 5,98 5. Lợi nhuận gộp 11.582407.526 13.706.052.937 10.951.497.217 2.123.645.411 18,34 (2.754.555.720) (20,1) 6. Doanh thu HĐTC 299.521.909 238.815.311 218.627.291 (60.706.598) (20,27) (20.188.020) (8,45) 7. Chi phí tài chính 1.620.463.839 3.082.285.004 2.258.471.843 1.461.821.165 90,21 (823.813.161) (26,73) 8. Chi phí bán hàng 2.461.840.118 2.998.610.036 3.092.837.352 536.769.918 21,8 94.227.316 3,14 9. Chi phí quản lý doanh

nghiệp 2.826.281.229 2.658.611.441 3.237.303.280 (167.669.788) (5,93) 578.691.839 21,77 10. Lợi nhuận thuần từ

HĐKD 4.973.344.249 5.205.361.767 2.581.512.033 232.017.518 4,67 (2.623.847.734) (50,41) 11. Thu nhập khác 145.748.483 300.000 471.672.349 (145.448.483) (99,79) 471.372.349 157.124 12. Chi phí khác

13. Lợi nhuận khác 145.748.483 300.000 471.672.349 (145.448.483) (99,79) 471.372.349 157.124 14. Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế TNDN 4.973.344.249 5.205.661.767 3.053.184.382 232.317.518 4,67 (2.152.477.385) (41,35) 15. Chi phí thuế TNDN 1.279.773.183 910.990.809 534.307.267 (368.782.374) (28,82) (376.683.542) (41,35) 16. Lợi nhuận sau thuế

TNDN 3.839.319.549 4.294.670.958 2.518.877.115 455.351.409 11,86 (1.775.793.843) (41,35)

2.1.4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ tăng trưởng doanh thu, giá vốn hàng bán và lợi nhuận

Về doanh thu: Doanh thu của công ty không có nhiều biến động lớn, sự thay đổi

nhiều nhất là khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2012. Năm 2012 doanh thu của công ty tăng 9.432.665.960 đồng so với năm 2011, tương ứng với mức tăng 19,62%. Doanh thu năm 2012 tăng cao như vậy là do trong năm 2012 tỉnh Hà Tĩnh thực hiện quy hoạch nhiều dự án lớn khiến nhu cầu về xây dựng và nội thất tăng cao tạo điều kiện phát triển cho công ty. Ngoài việc đảm bảo chất lượng thi công xây dựng, công ty còn duy trì việc cung cấp nội thất cho các khu trung cư, công trình lớn tại tỉnh. Có thể nói, năm 2012 công ty đã tạo được nhiều uy tín về chất lượng sau một thời gian hoạt động và có chỗ đứng nhất định đối với khách hàng lớn của mình. Nhờ sự quy hoạch lớn của tỉnh và những quyết định tập trung kinh doanh chính xác của mình, công ty đã đạt được mức doanh thu cao trong năm 2012.

Bước sang năm 2013 doanh thu công ty đạt được là 57.330.715.402 đồng, giảm 190.056.788 đồng, tương ứng giảm 0,003% so với năm 2012. Trong thời gian từ năm 2012 tới năm 2013 tình hình bất động sản trong nước bị đóng băng khiến cho tình hình xây dựng tại các công trình bị trì trệ khiến nhu cầu về nội thất giảm đã kéo theo doanh số bán hàng bị giảm sút. Đây cũng là nguyên nhân chính của việc giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong thời gian này điều đó cũng đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh của công ty đang có chiều hướng đi xuống.

3,839,319,549 4,294,670,958 2,518,877,115 36,505,698,704 43,760,823,753 46,379,218,185 48,088,106,230 57,520,772,190 57,330,715,402 - 10,000,000,000 20,000,000,000 30,000,000,000 40,000,000,000 50,000,000,000 60,000,000,000 2011 2012 2013

27

Trong ba năm vừa qua, công ty chỉ phát sinh khoản giảm trừ doanh thu vào năm 2012 do hàng bán bị trả lại nhưng cũng không nhiều cho thấy công ty luôn cố gắng cải thiện chất lượng sản phẩm và khả năng làm việc của mình, thực hiện tốt việc quản lý bán hàng, giữ vững uy tín, cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt do đó được khách hàng chấp nhận và tin tưởng, đảm bảo được yêu cầu do khách hàng đặt ra.

Về giá vốn: Giá vốn hàng bán của năm 2012 là 43.706.052.937 đồng tăng

7.255.125.049 đồng tương ứng với 19,87% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012, nhu cầu chung về sản phẩm nội thất tăng cao trên toàn tỉnh do chính sách mở rộng và giải phóng mặt bằng xây dựng khiến cho giá vốn của các mặt hàng này cũng tăng dần lên. Giá vốn hàng bán tiếp tục tăng lên 2.618.394.432 đồng ở năm 2013. Giá vốn tại năm này tăng nhẹ hơn so với mức tăng đột ngột của năm 2012 là do cơn sốt giải phóng mặt bằng xây dựng của tỉnh bắt đầu lắng xuống khiến sự thay đổi giá cả bắt đầu lặng dần và không tăng lên quá cao so với năm trước. Có thể nhận thấy sự tăng lên của giá vốn hàng bán cũng ảnh hưởng khá nhiều đến doanh thu thuần của doanh nghiệp, đặc biệt là trong năm 2013 khi doanh thu giảm 0,33% trong khi giá vốn hàng bán tiếp tục tăng 5,98%. Điều này cho thấy Công ty vẫn quản lý chưa thực sự tốt vấn đề về giá vốn hàng bán do giá nguyên liệu các năm gần đây vẫn còn tăng mạnh. Công ty chưa có kế hoạch cụ thể để nắm bắt tình hình thị trường cũng như dự đoán và dự trữ lượng nguyên vật liệu phù hợp.

Về lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng giảm không ổn định

trong giai đoạn 3 năm gần đây. Đặc biệt lợi nhuận năm 2013 giảm mạnh 1.775.793.843 đồng tương đương 41,35% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự giảm đi đáng kể này là do:

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2013 tăng 578.691.839 đồng tương đương 21,77% so với năm 2012 và cao hơn cả mức chi phí phát sinh vào năm 2011 (năm 2011 chi phí quản lý là 2.826.281.229 đồng trong khi năm 2013 chi phí quản lý tăng đến 3.237.303.280 đồng).

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vào năm

2013 giảm mạnh một cách đáng kể (lên tới 50,41% so với năm 2012). Điều này cho thấy sự quản lý kém hiệu quả của Công ty trong việc quản lý chi phí năm 2013 khiến cho mức lợi nhuận thu được giảm đi hơn một nửa. Bên cạnh đó là sự tác động của các sự kiện bên ngoài như lạm phát, chính sách của tỉnh, cũng như tình hình suy thoái kinh tế của cả nước… cũng khiến cho lợi nhuận giảm đi không ít. Ngoài ra, phần thu nhập khác của công ty cũng tăng không nhiều do công ty hạn chế việc thanh lý hay nhượng bán tài sản cố định cũ.

Tóm lại, doanh thu của công ty giảm mạnh như vậy là do Công ty phải đối mặt với tình hình suy thoái kinh tế chung toàn cầu cũng như sự trượt giá của các mặt hàng bán ra nên tốc độ giảm của doanh thu lớn hơn tốc độ giảm của chi phí.

Nhận xét chung: Trong tình hình nền kinh tế đất nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn: tỷ lệ lạm phát cao, thị trường bất động sản vẫn chưa thực sự thoát khỏi tình hình ảm đạm khiến cho các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng và các ngành liên quan như nội thất, trang thiết bị cũng gặp nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc ngành phải biết tự tối đa hóa các cơ hội nhằm đẩy mạnh sự phát triển của công ty cũng như phải có định hướng rõ ràng trong kinh doanh, có chiến lược cơ cấu phù hợp để có thể hạn chế những ảnh hưởng của thị trường nhằm nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

2.1.4.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty cổ phần Bảo Toàn

Dựa vào bảng tình hình tài sản của Công ty trong 3 năm 2011 -2013 ta có thể thấy rằng quy mô về tổng tài sản là ổn định, không có nhiều sự biến động. Cụ thể từ năm 2011 -2012, tổng giá trị tài sản tăng 3.758.628.634 đồng, tương ứng tăng 9,29%. Giai đoạn 2012 có sự biến động giảm nhẹ, giá trị tổng tài sản giảm 10,58%, tương ứng với 4.678.208.440 đồng. Để thấy rõ hơn sự biến động tỷ trọng các loại tài sản, ta có thể theo dõi cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần Bảo Toàn giai đoạn 2011 – 2013 như sau:

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản của Công ty năm 2011 -2013

46% 54% Năm 2011 TSNH TSDH 51% 49% Năm 2012 TSNH TSDH 44% 56% Năm 2013 TSNH TSDH

29

Bảng 2.2. Tình hình tải sản tại công ty cổ phần Bảo Toàn

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012/2011 2013/2012

2011 2012 2013 Tuyệt đối Tương

đối Tuyệt đối

Tương đối

I. TSNH 18.604.185.305 21.510.057.641 17.584.010.956 2.905.872.336 15,62% (3.926.046.685) -18,25% 1. Tiền và các khoản 1. Tiền và các khoản

tương đương tiền 1.610.417.638 2.745.306.953 707.119.048 1.134.889.315 70,47% (2.038.187.905) -74,24% 2. Các khoản đầu tư

tài chính ngắn hạn 299.772.983 699.533.892 845.030.274 399,760,909 133,35% 145.496.382 20,8% 3. Khoản phải thu 1.266.015.280 1.340.634.391 1.179.949.706 74.619.111 5,89% (160.684.685) -11,99% 4. Hàng tồn kho 15.138.280.261 16.217.675.383 14.606.952.470 1.079.395.122 7,13% (1.610.722.913) -9,93% 5. TSNH khác 289.699.143 506.907.022 244.989.458 217.207.879 74,98% (261.917.564) -51,67% II. TSDH 21.87.800.743 22.724.554.041 21.972.362.286 852.753.298 3,90% (752.191.113) -3,31% 1. TSCĐ 20.551.938.548 21.195.735.662 20.388.626.794 643.797.114 3,13% (807.108.868) -3,81% 2. TSDH khác 1.319.862.195 1.528.818.379 1.583.735.492 208.956.184 15,83% 54.917.113 3,59% TỔNG TÀI SẢN 40.475.986.048 44.234.611.682 39.556.403.242 3.758.625.634 9,29% (4.678.208.440) -10,58%

Tài sản ngắn hạn

Theo như biểu đồ trên, ta thấy ở cả 3 năm tỷ trọng tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng tài sản của Công ty (với mức trung bình là 46,33%). Giai đoạn năm 2011 -2012, dưới sự tác động của nền kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng Công ty đã mở rộng mức sử dụng tài sản ngắn hạn thêm 2.905.872.336 đồng tương ứng với mức tăng 15,62%. Nhưng sang đến giai đoạn 2012 -2013, lượng tài sản cố định lại giảm khá lớn khoảng 18,25% tương đương với 3.926.046.685 đồng. Trong năm 2013, dưới sự tác động của các biến động kinh tế lớn nên công ty phải thắt chặt đầu tư cũng như sản xuất nên lượng tài sản ngắn hạn cũng bị cắt giảm so với năm trước.

Tiền và các khoản tương đương tiền: Có sự chênh lệch lớn giữa các năm trong

giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể, năm 2012 lượng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tăng mạnh tới 70,47% tương đương 1.134.889.315 đồng. Sau đó lại đột ngột giảm mạnh vào năm 2013 là 2.038.187.905 đồng tương ứng 74,24% so với năm 2012. Nguyên nhân là trong năm 2012 công ty muốn duy trì một lượng tiền lớn để tiện xoay vòng vốn giữa các dự án đang được thực hiện cũng như dùng để thanh toán các khoản vay sắp đến hạn; chi trả lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên trong công ty tại thời điểm cuối năm. Với lượng tiền có sẵn nhiều sẽ giúp cho công ty tận dụng cơ hội mua nguyên vật liệu với giá rẻ hơn. Tuy nhiên, sự dự trữ quá nhiều tiền khiến cho công ty cũng đã bỏ qua một số cơ hội đầu tư vào tài sản sinh lời khác cũng như làm tăng các chi phí liên quan đến việc giữ tiền, gây nhiều khả năng ứng đọng vốn, ảnh hưởng tới khả năng thanh toán những khoản nợ tức thời cho nhà cung cấp. Nhìn thấy nhiều nguy cơ nguy hiểm cho công ty nên đến năm 2013, các nhà quản trị đã lập tức đưa ra quyết định giảm mạnh lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền đang có trong công ty để hy vọng giảm bớt rủi ro. Điều đó chính là nguyên do của sự chênh lệch lớn giữa các năm trong giai đoanh 2011 – 2013. Quyết định trên cũng cho thấy các nhà quản trị đã bắt đầu quan tâm và đưa ra những chính sách khá phù hợp để giúp công ty vừa đảm bảo được khả năng thanh toan cũng như đáp ứng các nhu cầu mà chi phí cơ hội ở mức thấp nhất.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Khoản đầu tư tài chính liên tục tăng trong

3 năm vừa qua và đặc biệt có sự tăng mạnh vào năm 2012, tăng 133,35% so với năm 2011 tương ứng với 399.760.909 đồng. Trong giai đoạn 2012 – 2013, công ty tiếp tục tăng mức đầu tư thêm 145.496.382 đồng, tương đương 20.8%. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhìn thấy sự ảm đạm của thị trường BĐS mặc cho nhiều chính sách của tỉnh đã cố gắng thúc đẩy tối đa để phá bỏ sự đóng băng này khiến cho công ty phải đưa ra một quyết định đầu tư mang lại lợi nhuận khác đó là đầu tư tài chính. Việc đầu tư này đã mang lại một vài điểm khả quan vào năm 2012 nên công ty đã đưa ra quyết định tiếp tục tăng đầu tư vào tài chính ngắn hạn tại năm 2013 với hy vọng sẽ mang lại nhiều lợi

31

nhuận hơn và giúp bù đắp phần nào sự ảm đạm của nguồn thu nhập chính của công ty là xây dựng và cung cấp nội thất.

Các khoản phải thu: Khoản phải thu tăng nhẹ 5,89% tương ứng với 74.619.111

đồng trong giai đoạn 2011 – 2012 nhưng ngay lập tức giảm 160.684.685 đồng, tương đương 11,99% khi sang giai đoạn 2012 – 2013. Nguyên nhân là do trong năm 2012, công ty nhận được khá nhiều đơn hàng nên nới lỏng tính dụng cho khách hàng nhằm khuyến khích nhu cầu mua hàng, điều này đã làm gia tăng khoản phải thu khách hàng. Tuy nhiên khi mà nền kinh tế có dấu hiệu ảm đạm trở lại trong năm 2013, Công ty đã thực hiện chính sách thắt chặt, ít cung cấp tín dụng cho khách hàng đề giảm bớt các chi phí liên quan đến việc đòi nợ và làm hạn chế nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, mặt khác cũng làm tăng chi phí kho bãi và giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Công ty cần có chính sách theo dõi kĩ càng hơn để giúp công ty đưa ra quyết định đúng lúc khi nào nên thắt chặt và khi nào nên nới lỏng để tránh tình trạng mất khách hàng do bỏ qua cơ hội hỗ trợ họ. Tình trạng thắt chặt chính sách tín dụng lâu sẽ gây ra nguy cơ mất dần lượng khách hàng tiềm năng cũng như giảm khả năng cạnh tranh của công ty trong thời điểm khó khăn này.

Hàng tồn kho: Năm 2012 là 16.219.675.383 đồng, tăng 1.079.395.122 đồng tương

đương 7,13% so với năm 2011. Ngược lại với năm 2013, hàng tồn kho giảm 9,93% tương ứng với 1.610.722.913 đồng. Nguyên nhân là do năm 2012 giá nguyên vật liệu có nhiều biến động mạnh nên công ty quyết định chủ động tăng hàng tồn kho. Việc tăng lượng hàng lưu kho sẽ kéo theo chi phí lưu kho tăng. Mặc dù dự trữ nhiều hàng tồn kho không mang lại nhiều lợi ích cho công ty nhưng lượng hàng tồn kho nhiều sẽ giúp đáp ứng kịp thời những đơn đặt hàng bổ sung từ phía khách hàng, từ đó không gây ảnh hưởng đến doanh số cũng như lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, việc này cũng có một nhược điểm là dễ gây ra việc ứ đọng vốn, vì vậy trong năm 2013 công ty đã có được kế hoạch dự kiến lượng hàng cần thiết nên công ty đã thay đổi và cắt giảm lượng hàng tồn kho nhằm giảm bớt chi phí quản lý cho việc lưu kho.

Tài sản dài hạn

Ngược lại với tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng tài sản của công ty giai đoạn 2011 -2013. Cụ thể năm 2012 tài sản dài hạn tăng 852.753.298 đồng tương đương 3,9% tuy nhiên đến năm 2013 lại giảm 3,31% tương ứng với 752.191.113 đồng. Sự biến động này thực sự không quá lớn. Để phân tích kĩ hơn ta có thể phân tích thêm về hai chỉ tiêu: TSCĐ và TSDH khác.

Tài sản cố định: Cũng giống như chỉ tiêu tài sản dài hạn, sự biến động của tài sản cố định trong 3 năm gần đây có sự biến động không đáng kể như sau: năm 2012 tăng 643.797.114 đồng tương đương 3,13% và sang năm 2013 giảm nhẹ 3,81% tương ứng

với 807.108.868 đồng. Nguyên nhân là do năm 2012, để phục vụ việc sản xuất kinh doanh công ty đã đầu tư thêm một số tài sản cố định mới. Còn việc giảm tài sản cố định tại năm 2013 là do hao mòn các tài sản cố định bao gồm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải lớn.

Tài sản dài hạn khác: Tài sản dài hạn khác trong 3 năm gần đây có xu hướng tăng với sự tăng mạnh nhất vào năm 2012, tăng 15,83% tương ứng với 208.956.184 đồng và tăng nhẹ hơn vào năm 2013 một lượng là 54.917.113 đồng tương đương 3,59%.

Tình hình nguồn vốn

Tình hình nguồn vốn của công ty cổ phần Bảo Toàn có nhiều biến động trong giai đoạn 2011 -2013. Trong năm 2012, nguồn vốn tăng 3.758.625.634 đồng tương đương 9,29%. Sang năm 2013, nguồn vốn lại giảm 10,58% tương ứng với 4.679.208.440 đồng. Giống như tài sản, các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cũng có nhiều thay đổi trái

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn của Công ty Cổ phần Bảo Toàn (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)