Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp khá đồng đều giữa tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Cụ thể, nợ phải trả năm 2011 chiếm 46,95% (tương ứng với 21.471.617.092 đồng); chiếm 44,53% (tương đương với 24.536.192.222 đồng) năm 2012 và chiếm 50,44% (tương ứng với 19.603.079.101 đồng) vào năm 2013. Tỉ lệ này không quá cao cho thấy áp lực về khả năng chi trả nợ của Công ty không quá lớn. Nợ của Công ty được huy động từ các nguồn sau:
1,411,042,549 1,807,142,458 1,526,067,115 - 500,000,000 1,000,000,000 1,500,000,000 2,000,000,000
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn nợ Đon vị: đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1. Vay ngắn hạn 12.787.319.140 14.704.223.477 11.045.034.538 2. Phải trả cho người cung cấp 1.395.050.439 2.657.923.391 2.514.787.867 3. Người mua trả tiền trước 62.602.918 306.176.326 264.525.680 4. Thuế và các khoản phải nộp NSNN 912.255.012 1.109.501.710 1.357.674.420 5. Phải trả người lao động 2.564.162.088 3.555.594.846 2.786.506.626 6. Chi phí phải trả 0 27.985.042 800.430.811 7. Phải trả, phải nộp khác 869.285.780 887.837.761 803.415.289 8. Nợ dài hạn 2.328.582.953 797.881.953 Tổng 18.590.675.377 24.536.192.222 19.603.079.101 Vay ngắn hạn:
Bảng trên cho biết lượng vốn huy động từ vay ngắn hạn ngân hang chiếm tỉ lệ lớn trong nguồn vốn vay, trung bình khoảng 62,79% khoản nợ phải trả. Nếu chỉ nhìn vào nguồn này sẽ dẫn đến một trong hai nhận định hoặc công ty thiếu vốn lưu động nên cần phải huy động gấp từ ngân hàng hoặc là doanh nghiệp khá được tin tưởng về vấn đề thanh toán nên có thể huy động được lượng vốn lớn từ ngân hàng.
Tín dụng thương mại: Trong xu hướng hiện tại ở Việt nam cũng như trên thế
giới, các hình thức tín dụng ngày càng đa dạng hóa, linh hoạt hơn và có tính cạnh tranh hơn. Từ đó các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để lựa chọn nguồn vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn tín dụng thương mại luôn được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi và tìm cách khai thác tối đa. Công ty cổ phần Bảo Toàn cũng không ngoại lệ khi sử dụng nguồn vốn này là một trong các phương thức huy động vốn chủ yếu của mình.
Như đã đề cập ở chương I, nguồn vốn tín dụng thương mại được hình thành khá tự nhiêu trong quan hệ mua bán chịu của các bên với nhau. Nói cách khác, đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng từ người bán hoặc các khoản tiền đặt cọc trước từ người mua với chi phí sử dụng gần như bằng 0.
39
Tín dụng thương mại bao gồm hai mục là phải trả cho người bán và người mua trả tiền trước. Cơ cấu vốn chiếm dụng của Công ty cổ phần Bảo Toàn được trình bày cụ thể thông qua bảng và biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.7. Tỷ trọng nguồn vốn tín dụng thương mại
Bảng 2.5. Thực trạng vốn tín dụng thương mại trong nguồn vốn vay
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Giai đoạn 2011 - 2012 Giai đoạn 2012 – 2013 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
Phải trả người bán 1.262.872.952 90,53% (143.135.524) -5,39% Người mua trả tiền
trước 243.573.408 389,08% (41.650.646) -13,6%
Tổng cộng 1.506.446.360 103,35% (184.786.170) -6,23% Quy mô vốn tín dụng thương mại có sự thay đổi qua 3 năm. Cụ thể trong năm 2012, nguồn vốn tín dụng thương mại tăng cao đột ngột lên tới 103,35% (tương ứng với 1.506.446.360 đồng); sang đến năm 2013 ngồn vốn này giảm nhẹ 184.786.170 đồng (tương đương 6,23%). Nguyên nhân của việc tăng đột ngột này là do năm 2012 Công ty nhận được nhiều hợp đồng có giá trị lớn nên đã nhận được một khoản tiền ứng trước
NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013
95.71%
89.67% 90.48%
4.29%
10.33% 9.52%
không nhỏ từ người mua (tăng 389,08% so với năm 2011). Tuy nhiên sang đến năm 2013, sự ảm đạm và bất ổn của nền kinh tế đã ảnh hưởng đến các hoạt động của công ty, vì vậy năm 2013 công ty đã giảm nguồn vốn tài trợ từ khoản trả trước của kacsh hàng, tiến hành thu hẹp mô hình kinh doanh của mình để phù hợp với nền kinh tế hiện tại. Năm 2013 cả hai khoản phải trả người bán và người mua đều giảm để thể hiện cho quyết định này của công ty.
Phải trả người bán: Tỷ trọng khoản phải trả người bán chiếm phần lớn trong
nguồn vốn tín dụng thương mại của Công ty cổ phần Bảo Toàn trong 3 năm gần đây. Giai đoạn 2011 – 2012, khoản phải trả người bán tăng 90,53% (tương ứng với 1.262.872.952 đồng). Điều này cho thấy Công ty đã đạt được uy tín nhất định trên thị trường nên mới khiến các nhà cung cấp sẵn sang cho công ty mua chịu một lượng hàng hóa lớn. Tận dụng sự tín nhiệm này của mình, công ty đã huy động được một nguồn vốn lớn để sử dụng cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Giai đoạn 2012 – 2013, nguồn vốn huy động này giảm 5,39%. Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm này là do trong năm 2013 công ty bắt đầu nhận được tiền thanh toán từ các hợp đồng cũ nên công ty đã có tiền để thanh toán dần khoản mục phải trả người bán. Sự linh hoạt trong kinh doanh, chi phí thấp và tiện dụng của mình đã khiến khoản phải trả người bán luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn tín dụng thương mại. Tuy nhiên, để các khoản phải trả người bán quá cao cũng sẽ khiến việc thanh toán gặp khó khăn khi các khách hàng cùng một lúc đều yêu cầu công ty thanh toán khoản nợ. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của doanh nghiệp.
Người mua trả tiền trước: Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn tín dung
thương mại nhưng khoản người mua trả trước cũng vẫn đem lại lợi ích cho công ty khi có mức tăng cao vào năm 2012 (lên tới 389,08%). Điều này cũng đã cho thấy công ty không chỉ nhận được sự tin tưởng từ các nhà cung cấp mà còn của cả khách hàng của mình. Đây là một lợi thế cạnh tranh lớn của Công ty cần tìm cách khai thác tối đa.
Mặc dù nguồn tín dụng thương mại làm tăng nguồn vốn cho công ty nhưng nếu tiếp tục lạm dụng nó sẽ khiến công ty gặp phải rủi ro thanh toán lớn và mất dần uy tín đối với các đối tác của mình.
Song song với việc đi chiếm dụng vốn thì công ty cũng có những khoản tiền vốn bị khách hàng chiếm dụng (bao gồm các khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán). Tình hình của các khoản bị chiếm dụng này cũng phần nào ảnh hưởng đến khac năng thanh toán của công ty và cả khả năng huy động vốn. Để làm rõ hơn mối quan hệ này cần phân tích thêm một chút về vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng.
41 Bảng 2.6. So sánh vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 - 2012 2012 -2013 2011 2012 2013 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1.Vốn chiếm dụng 1,458 2,964 2,779 1,506 1,033 (0,185) -0,062 2.Vốn bị chiếm dụng 0,969 1,188 1,150 0,218 0,225 (0,038) -0,032 Chênh lệch (1) và (2) 0,488 1,776 1,629 1,288 2,64 (0,147) -0,083
Bảng số liệu phản ánh sự tương quan giữa các khoản vốn chiếm dụng của Công ty và các đối tác kinh tế.
Vốn của công ty bị chiếm dụng ít hơn so với lượng vốn chiếm dụng. Giai đoạn 2012 lượng vốn bị chiếm dụng tăng 0,218 tỷ đồng trong khi lượng vốn đi chiếm dụng tăng lên 1,506 tỷ đồng. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của nguồn vốn bị chiếm dụng không hề lớn trong cơ cấu nguồn vốn tin dụng thương mai của công ty. Sang giai đoạn năm 2013, lượng vốn này giảm 0,038 tỷ đồng trong khi vốn chiếm dụng chỉ giảm 0,185 tỷ đồng. Điều này cho thấy công ty đã và đang có biện pháp quản lý thích hợp với lượng vốn này để khai thác tối đa nguồn vốn tín dụng thương mại.
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, các khoản phải trả năng hạn khác
Ngoài phương thức chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp và khách hàng, công ty còn tận dụng được một nguồn vốn từ các khoản nợ khác bao gồm: các khoản phải trả ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Dây là phương thức tài trợ thường được sử dụng nhằm giải quyết các nhu cầu cấp bạch và tạm thời của công ty. Tình hình các khoản vốn này được trình bày cụ thể thông qua bảng dưới đây:
Bảng 2.7. Các khoản thuế phải nộp và các khoản phải trả ngắn hạn khác Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu 2011 - 2012 2012 – 2013
Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
Thuế, các khoản phải nộp 197.246.698 21,62% 248.172.710 22,37% Các khoản phải trả NH khác 18.551.981 2,13% (84.422.472
)
-9,51%
Tổng cộng 215.798.679 12,11% 163.750.238 8,20%
Nhìn chung, quy mô vốn chiềm dụng từ 2 nguồn này có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011 – 2013 với tỷ lệ lần lượt là 12,11% vào năm 2012 và 8,20% vào năm 2013.
Nguyen nhân của sự gia tăng này chủ yếu là do các khoản thuế và khoản phải nộp nhà nước tăng cao lấn át sự giảm đi của các khoản phải trả ngắn hạn khác.
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: Trong 3 năm gần đây, khoản mục này có
xu hướng tăng. Cụ thể trong năm 2012 tăng 197.246.698 đồng tương đương 21,62% và năm 2013 tăng 22,37% tương ứng với 248.172.710 đồng. Theo quy định của nhà nước Việt Nam, các công ty sẽ quyết toán thuế ở giai đoạn giữa năm kế tiếp nên việc tận dụng khoản thuế phải nộp cho việc đầu tư ngắn hạn và cung cấp vốn ngắn hạn là dể thực hiện. Việc huy động vốn này giúp cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thuận lợi hơn. Tuy khoản vốn chiếm dụng từ nguồn này không lớn nhưng cũng đóng một vai nhất định đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Đây cũng là một nguồn vốn có chi phí tất và không gặp nhiều rủi ro.
Các khoản phải trả ngắn hạn khác: Trong giai đoạn 2011 – 2012 lượng vốn chiếm dụng từ nguồn này tăng 2,13% tương ứng với 18.551.981 đồng. Nhưng đến giai đoạn 2012 – 2013, công ty hạn chế sử dụng nguồn này vì vậy một số khoản phải trả đã được thanh toán trước làm giảm nguồn vốn này đi 84.422.472 đồng tương đương 9,51%.
Nợ dài hạn
Nợ dài hạn của công ty được hình thành từ chính các khoản vay và nợ dài hạn từ ngân hàng, Công ty tài chính và một số đối tượng khác. Tình hình vốn nợ dài hạn trong 3 năm 2011 – 2013 như sau:
Biểu đồ 2.8. Quy mô nợ dài hạn từ năm 2011 – 2013
Có thể thấy, công ty cổ phần Bảo Toàn ít sử dụng phương thức tài trợ vốn từ các khoản vay dài hạn. Nợ dài hạn của Công ty chủ yếu được dùng để đầu tư vào máy móc thiết bị và các tài sản cố định khác. Ưu điểm của khoản vay này là có thời gian sử dụng
2,328,582,953 797,881,953 - - 500,000,000 1,000,000,000 1,500,000,000 2,000,000,000 2,500,000,000
43
vốn dài, mục đích sử dụng đa dạng nhưng cũng mất chi phí khá lớn và nếu không được quản lý tốt có thể biến thành nợ xấu. Vì vậy mà công ty có xu hướng sử dụng các nguồn ngắn hạn nhiều hơn. Nguồn vốn huy động từ vay dài hạn có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011 – 2013. Năm 2012 nợ dài hạn giảm 1.530.701.000 đồng. Trong giai đoạn 2012 này công ty thu được khá nhiều nguồn lợi nhuận đồng thời nguồn vay dài hạn cũng đến thời điểm đáo hạn nên công ty đã quyết định cắt giảm dần khoản vay này. Đến năm 2013, để giảm thiểu chi phí và đem lại được các nguồn lợi nhuận thêm, công ty đã quyết định không sử dụng nguồn vốn nợ dài hạn. Bên cạnh đó, sựu sụt giảm mạnh của nợ dài hạn trong năm 2013 là do khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm của công ty đã không còn phải chi trong năm 2013.