BAN KIỂM SOÁT

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI ANH (Trang 44)

- Báo cáo tài chính

BAN KIỂM SOÁT

- Là 1 công ty cổ phần với 2 sáng lập viên là công ty may Đức Giang Hà Nội và Bộ phận gián tiếp : được sắp xếp thành 4 phòng ban : Phòng tổ chức hành chính, Phòng kế toán, Phòng kế hoạch XNK, Phòng kỹ thuật.

Bộ phận trực tiếp gồm : xí nghiệp I, xí nghiệp II.

Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức bộ máy của công ty

Chủ tịch HĐQT:

Là người lãnh đạo cao nhất, quyết định, lãnh đạo việc thực hiện chiến lược và mục tiêu kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm cao nhất sự thành bại của công ty trước UBND tỉnh. Cơ cấu HĐQT bao gồm có chủ tịch HĐQT và

các thành viên của HĐQT . Những người trong HĐQT do UBND tỉnh bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm.

Ban kiểm soát :

Trực thuộc HĐQT, Trưởng ban kiểm soát là thành viên của HĐQT có thể kiêm nhiệm những công tác quản lý khác trong nhiệm kỳ. Ban kiểm soát thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Ban kiểm soát hoạt động độc lập không lệ thuộc vào bộ máy điều hành sản xuất.

Giám đốc :

Công ty là người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của Công ty. Phụ trách chung và điều hành trực tiếp các vấn đề tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch phát triển Công ty, công tác nhân lực, công tác Đảng, công tác tổ chức. GĐ là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm về kết quả SXKD và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định hiện hành. Giám đốc có quyền điều hành và quyết định mọi lĩnh vực hoạt động của công ty theo đúng chính sách pháp luật và nghị quyết của đại hội công nhân viên chức.

Phó Giám đốc:

Phụ trách phần việc điều hành, triển khai kế hoạch sản xuất, an toàn lao động, chịu trách nhiệm chỉ đạo, giải quyết các vấn đề về hoạt động xuất - nhập khẩu và tiêu thụ hàng trong nước

Phòng Tổ chức Hành chính - Lao động tiền lương :

Có nhiệm vụ thực hiện về công tác tổ chức - hành chính - lao động tiền lương. Tham mưu cho GĐ về bố trí nguồn nhân lực, tổ chức sản xuất hợp lý, theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch lao động, tiền lương và thưởng nhằm khuyến khích người lao động. Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách với người lao động như tiền lương, BHXH, BHYT, khám chữa bệnh, điều kiện ăn, ở, vệ sinh, y tế cho CBCNV. Xây dựng nội quy về an toàn lao động, các quy chế làm việc, mối quan hệ giữa các đơn vị trong công ty nhằm xây dựng nề nếp, tổ chức và nâng cao hiệu quả của người lao động. Tuyển dụng, đào tạo, quản lý

đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ của công ty quy định. Tổ chức tốt đội ngũ nhân viên bảo vệ kinh tế, bảo vệ tốt tài sản, cơ sở vật chất của công ty, đảm bảo an toàn lao động cũng như an ninh trật tự trong công ty. Chịu trách nhiệm sửa chữa nhà cửa và phương tiện quản lý của công ty.

Phòng kế toán- tài chính:

Có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức công tác hạch toán, ghi chép và phản ánh đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Tập hợp các chi phí, tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh, quyết toán và báo cáo quyết toán theo chế độ nhà nước quy định. Đồng thời kiểm tra tính hợp lý và đúng đắn của các khoản thu nhập, chi phí phát sinh trong quá trình SXKD để đảm bảo cho việc hạch toán được chính xác và kịp thời. Xây dựng kế hoạch vốn, cân đối và khai thác các nguồn vốn kịp thời, có hiệu quả để phục vụ sản xuất.

Phòng Kế hoạch - xuất nhập khẩu :

Tham mưu cho GĐ công ty về toàn bộ công tác xây dựng kế hoạch - tổ chức sản xuất chung trong phạm vi toàn công ty. Làm thủ tục cần thiết để XNK vật tư hàng hoá trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Điều tra nắm bắt thị trường, giám sát hợp đồng, trên cơ sở đó lập kế hoạch sản xuất, thực hiện nhiệm vụ cung ứng vật tư phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Kế hoạch về đơn giá và tổng hợp doanh thu của từng xí nghiệp và toàn công ty. Xây dựng giá bán sản phẩm của thị trường nội địa. Tổ chức chỉ đạo, theo dõi, và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất.

Phòng kỹ thuật :

Trên cơ sở kế hoạch sản xuất, tổ chức công tác chuẩn bị phục vụ sản xuất như nghiên cứu, thiết kế, giác mẫu, quy trình sản xuất và chế thử các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và thị hiếu người tiêu dùng. Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện quy trình công nghệ đối với tất cả các sản phẩm được sản xuất, xây dựng định mức tiêu hao vật tư phù hợp với yêu cầu sản phẩm theo định mức, yêu cầu của khách hàng và mang lại lợi ích cho công ty. Tổ chức công tác

quản lý điều hành sản xuất về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, tổ chức hợp lý đội ngũ kiểm tra chất lượng sản phẩm, việc thực hiện quy trình công nghệ, xây dựng và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiến hành tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm.

Mỗi phòng ban của công ty tuy có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, song có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng phục vụ cho việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất của công ty nhằm đạt hiệu quả cao trong SXKD.

- Phân xưởng sản xuất ( các xí nghiệp )

Là nơi trực tiếp làm ra sản phẩm của công ty. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất và lệnh sản xuất được ban hành, phân xưởng là nơi tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất và giao hàng mà công ty giao, chịu sự chỉ đạo của GĐ mà trực tiếp là PGĐ kỹ thuật, hoạt động theo nội quy quản lý của công ty, chấp hành mệnh lệnh chỉ đạo của GĐ và chính sách của Đảng, Nhà nước.

Là nơi trực tiếp sử dụng, giữ gìn bảo quản mọi thiết bị sản xuất, tài sản của công ty. sử dụng hợp lý vật tư trong sản xuất và có hiệu quả, cũng là nơi trực tiếp quản lý lao động.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI ANH (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w