Một số đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI ANH (Trang 79)

- Số phát sinh trong năm

4.3 Một số đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty

liệu tại công ty

Công tác kế toán nói chúng và kế toán nguyên vật liệu nói riêng muốn hoàn thiện tốt thì phải nắm giữ chức năng, nhiệm vụ của kế toán. Hơn nữa phải xuất phát từ đặc trưng của đơn vị sản xuất kinh doanh để có hướng hoàn thiện thích hợp, sửa chữa những nội dung sai, nội dung chưa khoa học để đi đến nội dung đúng, chuẩn theo quy định thì gọi là hoàn thiện. Là quá trình nhận thức

làm thay đổi thực tế rồi lại từ thực tế phát sinh thêm, bổ sung cho nhận thức lý luận và song song với điều kiện đó phải đảm bảo nguyên tắc phục vụ yêu cầu quản lý.

Hoàn thiện tổ chức kế toán nói chung và tổ chức kế toán NVL nói riêng phải căn cứ vào một mô hình chung trong kế toán. Đó là những quy định về ghi chép, luân chuyển chứng từ trong sản xuất kinh doanh sao cho các thông tin trong kế toán phải phù hợp với cơ chế thị trường, cũng như tuân thủ các chuẩn mực kế toán được ban hành, phù hợp cho yêu cầu hoạt động của đơn vị.

Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh, em xin mạnh đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu đối với công ty như sau:

Giải pháp 1: Vì NVL của công ty chủ yếu là các loại vải vóc dễ bị ẩm mốc hư hỏng, nên công ty cần có kho chứa NVL có chế độ hút ẩm và thoáng mát để thực sự phù hợp với từng loại NVL, và phù hợp với thời tiết khí hậu ở miền Bắc nước ta. Tránh tình trạng hư hỏng NVL ngoài dự tính làm ảnh hưởng đến SXKD của công ty.

Giải pháp 2: Để công tác kế toán có thể được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, công ty nên tiếp tục tạo điều kiện cho các nhân viên đi học bồi dưỡng để nâng cao trình độ, nghệp vụ, nhất là kỹ năng tin học.

Giải pháp 3: Kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi tính trung thực của các số liệu được cập nhập hàng ngày. Tránh để tình trạng nhập dữ liệu sai do ý chủ quan hoặc do yếu tố khách quan tác động. Ngoài ra ban lãnh đạo của công ty phải có những biện pháp cụ thể, nghiêm khắc xử lý những trừng hợp sai phạm xảy ra của nhân viên.

Giải pháp 4: Về lập dự phòng giảm giá NVL tồn kho.

Để giúp DN có nguồn tài chính bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch nhằm bảo toàn vốn kinh doanh của Công ty và để phản ánh đúng trị giá vật tư tồn kho cuối kì (tại thời điểm lập báo cáo). Khi giá thị trường vật tư nhỏ hơn giá

gốc thì Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.Dự phòng giảm giá là sự xác nhận về phương diện kế toán một khoản giảm giá trị tài sản do những nguyên nhân mà hậu quả của chúng không chắc chắn.

Theo quy định hiện hành của chế độ kế toán tài chính thì dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính nhằm ghi nhận bộ phận giá trị thực tính giảm sút so với giá gốc (giá thực tế của hàng tồn kho) nhưng chưa chắc chắn. Qua đó, phản ánh được giá trị thực hiện thuần tuý của hàng tồn kho trên báo cáo tài chính.

Giá trị thực hiện thuần tuý = Giá gốc của - Dự phòng giảm giá của hàng tồn kho hàng tồn kho hàng tồn kho

- Dự phòng giảm giá được lập cho các loại nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất, các loại vật tư, hàng hoá, thành phẩm tồn kho để bán mà giá trên thị trường thấp hơn thực tế đang ghi sổ kế toán. Những loại vật tư hàng hoá này là mặt hàng kinh doanh, thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có chứng cứ hợp lý, chứng minh giá vốn vật tư, hàng tồn kho. Công thức xác định mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Mức dự phòng cần lập = số lượng hàng tồn kho x mức giảm giá của Năm tới cho hàng tồn kho cuối niên độ hàng tồn kho

Để phán ánh tình hình trích lập dự phòng và xử lý khoản tiền đã lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán sử dụng tài khoản 159. “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”.

* Nội dung: Dùng để phản ánh toàn bộ giá trị dự tính bị giảm sút so với giá gốc của hàng tồn kho nhằm ghi nợ các tài khoản lỗ hay phí tổn có thể phát sinh nhưng chưa chắc chắn, tài khoản 159 mở cho từng loại hàng tồn kho.

* Kết cấu TK 159.

- Bên nợ: Hoàn nhập số dự phòng cuối niên độ trước. - Bên có: Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Dư có: Phản ánh số trích lập dự phòng hiện có.

* Phương pháp kế toán vào tài khoản này như sau.

Cuối niên độ kế toán, so sánh dự phòng năm cũ còn lại với số dư phòng cần trích lập cho niên độ mới, nếu số dự phòng còn lại lớn hơn số dự phòng cần lập cho niên độ mới, kế toán tiến hành hoàn nhập số chênh lệch lớn hơn bằng cách ghi giảm giá vốn hàng tồn kho.

Nợ TK 159 ( chi tiết từng loại)- hoàn nhập dự phòng còn lại. Có TK 632: Giảm giá vốn hàng bán.

Ngược lại, nếu số dự phòng còn lại nhỏ hơn số dự phòng cần lập cho niên độ mới kế toán tiến hành trích lập số chênh lệch lớn hơn

Nợ TK 632: Ghi tăng giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ.

Có TK 159: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Trong niên độ kế toán tiếp theo, nếu hàng tồn kho bị giảm giá, đã sử dụng vào sản xuất kinh doanh hoặc đã bán, ngoài bút toán phản ánh giá trị hàng tồn kho đã dùng hay đã bán, kế toán còn phải hoàn nhập số dự phòng giảm giá đã lập của các loại hàng tồn kho này bằng bút toán.

Nợ TK 159 ( chi tiết từng loại) hoàn nhập số dự phòng còn lại. Có TK 632 giảm giá vốn hàng bán.

Số cần lập được xác định như sau:

Số dự phòng Số lượng vật

cần trích lập = liệu tồn kho x cho năm tới cuối năm nay

Nếu trích lập ở cuối niên độ kế toán năm nay > khoản dự phòng ở cuối kì kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn ghi:

Nợ TK 632 (chi tiết từng loại vật tư)

Có TK 159 (trích lập dự phòng giảm giá loại vật tư) Ngược lại: Nợ TK 159

Đơn giá gốc Đơn giá vật liệu tồn - thị trường

Có TK 632

Giải pháp 5: Hoàn thiện kế toán kiểm kê vật liệu

Đối với nguyên vật liệu sử dụng không hết tại phân xưởng, công ty cần lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, nhằm theo dõi số lượng vật tư còn lại cuối kỳ hạch toán ở đơn vị, làm căn cứ để tính giá thành và kiểm tra tình hình thực hiện định mức sử dụng vật tư

Số lượng vật tư còn lại cuối kỳ ở công ty sử dụng được phân loại thành 2 loại: + Loại không cần sử dụng nữa: Lập phiếu nhập kho và nhập lại kho

+ Loại tiếp tục sử dụng: Lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ do bộ phận sử dụng lập làm 2 bản, 1 bản giao cho phòng vật tư, bản còn lại giao cho phòng kế toán.

KẾT LUẬN

Qua bài chuyên đề này chúng ta có thể khẳng định được kế toán vật liệu có tầm quan trọng trong công tác quản lý kinh tế bởi vì vật liệu chính là một

trong ba yếu tố cơ bản không thể thiếu được trong quá trình sản xuất ở bất kỳ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào. Kế toán vật liệu giúp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo dõi được chặt chẽ về số lượng, chất lượng, chủng loại giá trị vật liệu nhập xuất trong kho từ đó đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho đơn vị mình.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài em đã hiểu rõ hơn về vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất và khái quát được sơ bộ về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh. Việc hạch toán nguyên vật liệu theo đúng chế độ kế toán mới tạo thuận lợi cho công ty phát triển cùng nhịp với phát triển thời đại nhưng bên cạnh đó tổ chức quản lý nguyên vật liệu đang còn một số hạn chế. Vì thế, công ty cần khắc phục nhanh chóng tình trạng này với những giải pháp đã đạt ra ở trên để không ngừng phát triển toàn diện.

Với thực tế và đề tài nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết đã học ở nhà trường đã giúp em củng cố và nắm vững kiến thức đã học. Đồng thời em cũng có một số ý kiến với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện hơn nữa tổ chức kế toán nguyên vât liệu tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI ANH (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w