- Nhóm ngành y tế, giáo dục, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong vốn cam kết (13,2%), tuy
Bảng 3.1: Cơ cấu vốn ODA tỉnhNghệ An theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2011 –
3.2.3. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực
Năng lực của cán bộ quản lý ODA là vấn đề vô cùng quan trọng khi muốn nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Bởi vậy, vấn đề nhân lực đang là mối quan tâm hàng đầu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Hiện nay, năng lực cán bộ tham gia quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA còn yếu về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hợp tác quốc tế và ngoại ngữ. Vì vậy, thời gian tới Nghệ An cần:
- Tăng cường năng lực cho cán bộ về nhận thức và trình độ chuyên môn.
Về nhận thức của cán bộ về ODA: theo như nhóm giải pháp tuyên truyền đã nêu ở trên, nhận thức đúng đắn về bản chất ODA đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là nhận thức của chính các cán bộ trực tiếp làm việc. Xét cho cùng cả vốn ODA vay và vốn ODA không hoàn lại đều là các khoản vay trước và trả sau bằng vật chất, ý thức được vấn đề này sẽ giúp đề cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình tiếp nhận quản lý và sử dụng ODA.
Về các biện pháp tăng cường năng lực và nâng cao trình độ của cán bộ trực tiếp quản lý, thực hiện các dự án sử dụng vốn ODA, chúng ta cần nhận thức và thực hiện được quản lý dự án là một nghề có tính chuyên nghiệp cao, đòi hỏi cán bộ phải có những phẩm chất, trình độ chuyên môn nhất định. Cán bộ quản lý dự án cần được đào tạo chính quy về nghiệp vụ quản lý dự án tại
Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp
các khoá học trong và ngoài nước. Trong xu thế mở cửa nền kinh tế đật nước, kết hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh hiện nay, việc xây dựng một đội ngủ cán bộ quản lý dự án và cán bộ hợp tác quốc tế giỏi nghiệp vụ và ngoại ngữ là một tất yếu để có thể hoạt động hiệu quả trong công tác thu hút và sử dụng vốn ODA.
- Tăng cường năng lực cho các Ban quản lý dự án (BQLDA): Để hoàn thiện và nâng cao năng lực thực hiện dự án của các BQLDA, trong thời gian tới các BQLDA cần được phân công, phân cấp hơn nữa trong quá trình ra quyết định từ khâu chuẩn bị đầu tư tới thực hiện dự án. Tỉnh Nghệ An cần tăng cường năng lực BQLDA theo hướng chuyên nghiệp và bền vững, chú trọng chất lượng chuẩn bị chương trình, dự án ODA, nâng cao trình độ hiểu biết của lãnh đạo và cán bộ quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA ở các cấp về chính sách, quy trình và thủ tục ODA. Do Ban quản lý dự án là cơ quan đại diện cho chủ dự án, được toàn quyền thay mặt chủ dự án thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ được giao từ khi bắt đầu thực hiện cho đến khi kết thúc dự án. Vì vậy viêc hoàn thiện và nâng cao vai trò quản lý của các ban quản lý dự án, đảm bảo đủ thẩm quyền để các Ban quản lý dự án quản lý các dự án một cách hiệu quả là việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA.