Ở giai đoạn này, Nghệ An đã tiếp nhận nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các quốc gia và các tổ chức quốc tế là 12 dự án, cụ thể tổng vốn đầu tư và phân bổ vốn ODA theo lĩnh vực đầu tư như sau:
Tổng vốn đầu tư: 1655,782 tỷ đồng Trong đó: - Vốn ODA : 1.187,102 tỷ đồng. - Vốn trong nước: 468,680 tỷ đồng.
Bảng 2.3: Mức vốn ODA theo lĩnh vực trên địa bàn tỉnh giai đoan 2001 - 2005: 2001 - 2005:
Đơn vị: Tỷ đồng
Ngành, lĩnh vực Vốn ODA thu
hút Tỷ lệ (%)
Nông nghiệp và PTNT 315,163 26.8
Năng lượng và Công nghiệp 229,464 19.9
Giao thông, BCVT, cấp thoát nước và đô thị 343,043 29.1 Y tế, giáo dục, môi trường và KHCN 281,139 24.2
Tổng 1187,102 100
Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Biểu 2.2: Mức vốn ODA theo lĩnh vực trên địa bàn tỉnh giai đoan 2001 - 2005
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An)
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên, ta có thể thấy trong những năm này, tỉnh Nghệ An đã thu hút được khá nhiều lượng vốn ODA, tạo động lực thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển. Với cơ cấu phân bổ vốn ODA theo ngành và lĩnh vực như trên, tổng vốn ODA là 1.187,102 tỷ đồng trong đó lĩnh vực giao thông, cấp thoát nước và đô thị chiếm tỷ trọng cao nhất. Với việc chú trọng đầu tư vào lĩnh vực này, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng đang ngày càng được hoàn thiện và phục vụ cho kinh tế cũng như đời sống người dân.
- Về nông nghiệp – PTNT: Chiếm tỷ trọng trong thu hút ODA khá cao nên cũng đã giúp cho nền nông nghiệp của tỉnh cải thiện đáng kể. Với tổng vốn ODA đầu tư vào khu vực này là 315,163 tỷ đồng, chiếm 27%. Đã có một số dự án được triển khai ở lĩnh vực này như: Dự án “Phát triển lúa gạo”, Dự án “Phát triển cung cấp hạt giống Nghệ An”, Dự án “Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp” và dự án “ Xây dựng hệ thống thủy lợi kết hợp nước sinh hoạt ở 20 xã thuộc các huyện miền núi phía Tây Nghệ An”.
Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Nguồn ODA góp phần nâng cao chất lượng giống (đặc biệt là giống lúa), nâng cao chất lượng xay xát, chế biến lúa gạo. Một số công trình thủy lợi đầu mối được xây dựng, tưới tiêu cho hàng ngàn ha lúa, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Về giao thông, cấp thoát nước và đô thị: Đây là lĩnh vực mà thu hút được nguồn ODA chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thu hút ODA về tỉnh, chiếm 29 % vốn ODA của tỉnh trong các năm ở thời kỳ này, với tổng vốn ODA cam kết lên đến 343,043 tỷ đồng. Nhờ vậy, cùng với vốn ngân sách của tỉnh, 1 số trục đường giao thông liên huyện, liên tỉnh được nâng cấp nối Nghệ An và các tỉnh lân cận, tạo môi trường thuận lợi để gọi vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Và cụ thể có một số dự án được triển khai trong lĩnh vực này là dự án “Nâng cấp chất lượng cầu Bến Thủy” và dự án “ Xây dựng cầu Bùng tại huyện Diễn Châu”, các dự án khác xây dựng và nâng cấp các tuyến đường tỉnh lộ do Nhật Bản rót vốn, thời gian thực hiện từ 2000- 2002, vốn đầu tư là gần 200 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn này; dự án “Xây dựng nhà máy nước số 2 thành phố Vinh” do ADB tài trợ…
- Về giáo dục, y tế, môi trường và KHCN: Nguồn ODA đầu tư trong lĩnh vực này là 281,139 tỷ đồng chiếm 24%. Trong đó có các dự án tương đối lớn như: “Dự án phát triển hệ thống y tế Nghệ An” do Bỉ tài trợ …Các dự án này tham gia vào việc tăng cường cơ sở vật chất, trang bị máy móc thiết bị hiện đại đồng bộ; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, bác sỹ, y tá, cán bộ kỹ thuật từ tỉnh xuống huyện, xã. Công tác truyền thông y tế, truyền thông dân số, chăm sóc sưc khỏe cộng đồng, góp phần nâng cao dân trí. Vì vậy, chăm sóc và phục vụ sức khỏe nhân dân hiệu quả hơn, sức khỏe cộng đồng được nâng lên một bước.
Ngoài ra, nguồn ODA đầu tư vào lĩnh vực giáo dục tập trung vào Dự án Xây dựng 8 trường tiểu học, xóa bỏ nhà tạm và học ca 3, do Phần Lan tài trợ.
Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp