Bảng 2.4: Bảng số liệu về thu hút vốn ODA theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2006

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành tài chính quốc tế đề tài Thực trang thu hút và sử dụng vốn ODA ở tỉnh Nghệ An (Trang 31)

Sang đến giai đoạn này thì tình hình thu hút các nguồn vốn đầu tư về địa bàn tỉnh đã có nhiều nét nhìn khả quan hơn. Trong giai đoạn này, có được những đổi mới trong đầu tư như vậy là nhờ sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào ngày 11/1/2007. Tổng thu hút và sử dụng ODA vào Nghệ An đạt được một số kết quả đáng kể như sau: thu hút được hơn 20 dự án với tổng vốn trên 3.965 tỷ đồng, giải ngân được 1.408 tỷ đồng, góp một phần quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh, giúp xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển, trong đó nổi bật là cấp thoát nước, nông nghiệp và phát triển nông thôn, năng lượng và công nghiệp, môi trường và y tế, cụ thể:

Tổng vốn đầu tư 4901.810 tỷ đồng Trong đó: - Vốn ODA : 3.965,310 tỷ đồng. - Vốn trong nước: 936,5 tỷ đồng.

Bảng 2.4: Bảng số liệu về thu hút vốn ODA theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2006 - 2011 đoạn 2006 - 2011

(Đơn vị : Tỷ đồng)

Ngành, lĩnh vực Vốn ODA thu hút Tỷ lệ %

Nông nghiệp và PTNT 540,914 13,6

Năng lượng và Công nghiệp 399,277 10,1

Giao thông, BCVT, cấp thoát

nước và đô thị 2,501,360 63,1

Y tế, giáo dục, môi trường và

KHCN 523,759 13,2

Tổng 3.965,310 100

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Biểu 2.3: Bảng số liệu về thu hút vốn ODA theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2006 - 2011

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An)

- Nhóm ngành giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và phát triển đô thị:

Như vậy, ODA giai đoạn này tập trung chủ yếu vào lĩnh vực này, trong đó lớn nhất là dự án “Phát triển đô thị Vinh” do Ngân hàng thế giới (WB) cấp vốn, với số vốn ODA đầu tư lên đến 1,852,5 tỷ đồng , thực hiện trong giai đoạn 2010-2014. Đây cũng là dự án ODA lớn nhất từ trước tới nay mà Nghệ An thu hút được, góp phần phát triển thành phố Vinh, tiến tới đưa Vinh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương như kế hoạch đề ra. Phần còn lại chủ yếu là các dự án cấp thoát nước, như “Dự án thoát nước

thành phố Vinh” do KfW (Ngân hàng tái thiết Đức) cấp vốn, “Cấp nước

vùng phụ cận thành phố Vinh” do Phần Lan cấp vốn, sắp tới sẽ là “Hệ thống

thoát nước thải và xử lý nước thải thị xã Cửa Lò - giai đoạn 2” do Bỉ cấp

vốn. Những dự án này góp phần cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng các vùng trung tâm, đô thị, tạo đà để các trung tâm này phát triển, đúng với định hướng thu hút ODA đã đặt ra, đó là từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

hạ tầng đô thị; hoàn thiện hệ thống cấp nước sinh hoạt; giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước, xử lý nước thải, chất rắn, rác thải y tế ở các đô thị Vinh, Cửa Lò, các khu công nghiệp và một số khu đô thị và khu dân cư tập trung. Tuy nhiên vì dự án đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục liên quan nên số tiền giải ngân đang còn thấp, từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ giải ngân chung của toàn tỉnh giai đoạn này.

Về giao thông, có một số dự án nổi bật như “ Đường giao thông Tà Cạ- Hữu Kiệm” ở huyện Kì Sơn do JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) tài trợ và các dự án khác nâng cấp đường giao thông liên xã ở huyện Kì Sơn, Dự án “ Xây dựng cầu Diễn Vạn” do WB tài trợ,....

- Nhóm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn: Số vốn ODA dành cho nông nghiệp - thủy lợi giai đoạn này là 540,914 tỷ đồng, chiếm 13,6%. Một số dự án nổi bật như “Hệ thống thuỷ lợi kết hợp nước sinh hoạt 9 xã huyện Quế Phong” do JICA tài trợ khởi công năm 2009 và hoàn thành năm 2011, dự án “Hỗ trợ Phát triển kinh doanh nông nghiệp tỉnh Nghệ An tại huyện Quỳnh Lưu” - Điểm tập kết, phân loại đóng góp sản phẩm nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu do CRS tài trợ khởi công năm 2008 và kết thúc năm 2010, dự án “Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Nghệ An” do WB tài trợ khởi công 2009 và kết thúc năm 2013 với số vốn tài trợ 156,2 tỷ đồng, “Dự án phát triển nông thôn miền Tây” do Lucxembourg tài trợ…

Dự án tăng cường chức năng hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam nhằm cái thiện đời sống nông dân, tăng cường năng lực của hợp tác xã và cải thiện đời sống của xã viên. Kể từ năm 2006 đến nay, dự án đã xây dựng được 05 trụ sở hợp tác xã ở xã Liên Hợp - huyện Quỳ Hợp và Bình Chuẩn - huyện Quế Phong,…, tổ chức cho cán bộ đi tập huấn, đào tạo ở nước ngoài, tổ chức nhiều buổi hội thảo cho cán bộ phòng nông nghiệp huyện, tổ chức lễ ký kết hợp đồng giữa hợp tác xã với doanh nghiệp về nông sản …

- Nhóm ngành công nghiệp và năng lượng với các dự án “Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nghi Liên”, “Năng lượng nông thôn 2” và “Năng

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

lượng nông thôn 2 mở rộng”, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ cả về vốn lẫn số lượng

dự án nhưng lại rất có ý nghĩa trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn hẹp, khu vực tư nhân trong và ngoài nước trong giai đoạn phát triển còn chưa mặn mà với đầu tư phát triển nguồn và lưới điện vì yêu cầu vốn lớn và thời gian thu hồi vốn chậm.

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành tài chính quốc tế đề tài Thực trang thu hút và sử dụng vốn ODA ở tỉnh Nghệ An (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)