- Nhóm ngành y tế, giáo dục, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong vốn cam kết (13,2%), tuy
Bảng 2.10: Số liệu giải ngân ODA tỉnhNghệ An theo nhà tài trợ giai đoạn 2001
đoạn 2001 - 2005
Đơn vị: Tỷ đồng
S
TT Nhà tài trợ Vốn ODA Vốn giải ngân Tỷ lệ giải ngân A Song phương 790,735 380,982 55% 1 Nhật Bản 364,263 169,928 47% 2 Hàn Quốc 204,859 110,720 54% 3 Phần Lan 180,765 80,918 48% 4 Bỉ 40,848 19,416 48% B Đa phương 306,336 174,356 57% 1 Ngân hàng thế giới WB 188,974 118,989 62% 2 Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) 117,362 55,367 48% C Khác 90,031 50,084 55% Tổng 1.187,102 605,422 51%
(Nguồn: Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An)
Có thể nhận thấy trong giai đoạn này, Nhật Bản là nước có tổng số vốn đầu tư ODA vào Nghệ An lớn nhất, tiếp đến là Hàn Quốc, WB và Hà Lan. Tỷ lệ giải ngân chung là 51%, trong đó tỷ lệ giải ngân thành phần lớn nhất là WB với 62%, tiếp đến là Hàn Quốc với 54%. Nhìn chung, tỷ lệ giải ngân của toàn giai đoạn này của tỉnh Nghệ An thuộc nhóm trung bình so với cả nước, tuy nhiên vẫn đang còn khá thấp.
Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp
Giai đoạn 2006 - 2011
Trong giai đoạn này, WB đang đứng đầu về số vốn ODA đầu tư vào Nghệ An, đứng thứ nhì là Phần Lan, ta có thể thấy các tỷ lệ giải ngân cụ thể của từng nhà tài trợ theo bảng sau:
Bảng 2.11: Số liệu giải ngân ODA tỉnh Nghệ An theo nhà tài trợ giai đoạn 2006 - 2011 Đơn vị: Tỷ đồng TT Nhà tài trợ Vốn ODA Vốn giải ngân Tỷ lệ giải ngân A Song phương 872,368 455,738 52,2% 1 Nhật Bản 105,271 56,827 54% 2 Lucxembourg 150,306 70,829 47% 3 Phần Lan 375,495 208,713 56% 4 Bỉ 185,685 78,841 42% 5 Quốc gia khác 55,611 40,528 73% B Đa phương 3.092,942 952,672 31% 1 WB 2.403,492 612,12 25%
2 NH phát triển Châu Á (ADB) 204,864 119,042 58%
3 KfW 331,621 159,934 48%
4 JICA 97,747 40,328 42%
5 Tổ chức khác 55,218 31,248 56%
Tổng 3.965,310 1.408,410 35,5%
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An)
Cũng giống như khi phân chia theo ngành lĩnh vực, khi phân chia tình hình giải ngân ở giai đoạn này theo các nhà tài trợ thì có thể thấy tình hình giải ngân ở giai đoạn này còn thấp khi xét trên quan điểm các nhà tài trợ.
Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp
WB là nhà tài trợ có vốn đầu tư lớn nhất trong giai đoạn này, nhưng tỷ lệ giải ngân chỉ dừng lại ở mức 25%, đây là một con số khá thấp. Nguyên nhân là do cuối năm 2010, WB mới triển khai một dự án mới “Phát triển đô thị Vinh” với quy mô rất lớn, tổng vốn ODA đầu tư lên đến hơn 1800 tỷ đồng. Do mới bước đầu thực hiện dự án nên dự án còn chưa đi vào giai đoạn giữa, tỷ lệ giải ngân còn thấp, từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân của toàn giai đoạn. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là đơn vị có số vốn ODA đầu tư khá lớn, và tỷ lệ giải ngân là 58%, con số này được đánh giá là khá cao trong giai đoạn này.
2.2.2.3. Đánh giá tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Nghệ An
a) Đánh giá tổng quát
So với giai đoạn 2001 - 2005, giai đoạn 2006 - 2011, hoạt động xúc tiến đầu tư đã chuyên nghiệp và có hiệu quả hơn; các loại quy hoạch, cơ chế chính sách ưu đãi , hỗ trợ đầu tư được rà soát, bổ sung cập nhật thường xuyên và tổ chức thực hiện nghiêm túc, Nghệ An đã thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn (dự án không sử dụng vốn ngân sách của các nhà đầu tư trong và ngoài nước), bước đầu đã phát huy hiệu quả tích cực; vận động được các dự án ODA với số vốn đăng ký, cam kết lớn nên đã huy động được thêm nguồn vốn đầu tư góp phần tăng thu ngân sách , phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu và xóa đói giảm nghèo, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân. Nguồn vốn ODA đã bổ sung cho NSNN để đầu tư phát triển, chiếm khoảng từ 20 - 25% tổng vốn đầu tư từ NSNN (bao gồm cả phần vốn ODA cho vay lại từ NSNN).
Nguồn vốn ODA đóng một phần quan trọng trong sự phát triển về chất và về lượng của kinh tế toàn tỉnh, đồng thời còn góp phần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng của tỉnh, góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo và phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao chất lượng an sinh xã hội,….Số liệu các cuộc điều tra mức sống dân cư trong thời gian qua cho thấy tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ mức 30% năm 2000 xuống còn 8% năm 2010. Những kết quả này có sự góp phần quan trọng của ODA. Điều này được thể
Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp
hiện rõ nét thông qua các dự án phát triển nông nghiệp nông thông, kết hợp xoá đói giảm nghèo.
Ngoài ra, ODA tác động tích cực đến phát triển con người ở Việt Nam cũng như ở Nghệ An. Tổng nguồn vốn ODA cho giáo dục và đào tạo ước chiếm khoảng 8,5 - 10% tổng kinh phí giáo dục và đào tạo, đã góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này.
Nhằm tăng chất lượng thu hút nguồn vốn ODA và tăng cường quản lý sử dụng nguồn vốn ODA, cần có những nhóm giải pháp đồng bộ và cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn, ngoài ra cần phải kết hợp các cơ quan chức năng có liên quan để thực hiện tốt các nhóm giải pháp trên.
b) Hạn chế trong thu hút đầu tư vốn ODA và trong việc sử dụng nguồn
vốn ODA.
Bên cạnh những thành công trong việc thu hút và hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn ODA vẫn đang còn nhiều hạn chế, cụ thể như sau:
- Hoạt động xúc tiến đầu tư còn nhiều hạn chế:
+ Thông tin tài liệu xúc tiến đầu tư còn chưa được cập nhật,, đổi mới; Chưa biên dịch sang các thứ tiếng như Hàn Quốc , Nhật Bản,…
+ Chưa chủ động tìm kiếm đối tác để xúc tiến đầu tư, chưa triển khai được dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp; chất lượng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh chưa cao. Hầu hết các dự án đầu tư do nhà đầu tư tự đề xuất, rất ít dự án đầu tư đăng ký theo danh mục dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh. Hầu hết dự án trong danh mục kêu gọi đầu tư chưa xác định được địa điểm, vị trí rõ ràng, cụ thể, thiếu thông tin chi tiết về quy hoạch và đất đai….
- Thu hút đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của tỉnh;
+ Nhiều dự án có quy mô nhỏ lẻ, tập trung vào các lĩnh vực khai thác khoáng sản, thủy điện, đầu tư kinh doanh bất động sản,… mà còn có ít các dự án trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, lắp ráp, đầu tư hạ tầng,…..
+ Thiếu quy hoạch vận động và sử dụng ODA; các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng ODA còn thiếu tính đồng bộ, nhất quán, minh bạch,
Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp
nhất là trong các vấn đề liên quan tới quản lý đầu tư và xây dựng, thực thi các văn bản pháp luật về quản lý ODA chưa nghiêm ngặt.
+ Chậm cụ thể hoá chủ trương, chính sách và định hướng thu hút và sử dụng ODA. Mặc dù có chủ trương chính sách và những định hướng về thu hút và sử dụng ODA ở tầm vĩ mô, song một số ngành và địa phương chậm triển khai thành các chương trình và dự án cụ thể nên thường bị động và chưa phát huy hết vai trò làm chủ trong hợp tác với nhà tài trợ.
+ Kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh còn khiêm tốn, chưa được sự hỗ trợ của Chính Phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do đó công tác tuyên truyền, quảng bá chủ yếu được thực hiện tại chỗ, nhiều địa phương không nắm bắt được.
+ Thủ tục giải phóng mặt bằng, tổ chức thực hiện dự án kéo dài, không cân đối đủ vốn đối ứng theo cam kết nên tiến độ triển khai, giải ngân dự án chậm.
+ Một số BQL của các dự án do Bộ, ngành TW làm cơ quan chủ quản chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, làm ảnh hưởng đến việc tổng hợp thông tin chung về ODA trên địa bàn tỉnh.
+ Cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư chưa thực sự là yếu tố mang tính đột phá trong thu hút đầu tư. Trong thời gian vừa qua, các lĩnh vực đầu tư vào tỉnh Nghệ An là dựa trên thế mạnh của nhà đầu tư (vốn, kinh nghiệm hoạt động, sự thuận lợi của yếu tố đầu ra, tính kinh tế của lĩnh vực đầu tư) và xu hướng, trào lưu của thị trường chứ không tuân theo định hướng thu hút đầu tư của tỉnh.
- Quản lý nhà nước về đầu tư còn nhiều bất cập
+ Quy trình thủ tục đầy tư còn chưa đồng bộ (từ chủ trương đầu tư, khảo sát, lựa chọn địa điểm đến cấp GCNĐT, thủ tục cho thuê đất, giao đất, cấp phép xây dựng). Thời gian xử lý hồ sơ thủ tục cho nhà đầu tự còn dài.
+ Năng lực của cán bộ địa phương, cán bộ trực tiếp làm ODA còn nhiều hạn chế, nhất là về mặt ngoại ngữ. Thiếu hụt nhân sự thành thạo trong
Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp
việc giao tiếp với các đối tác nước ngoài gây cản trở trong việc giao dịch với nhà đầu tư và các đối tác. Ngoài ra các cán bộ tham gia quản lý và thực hiện các chương trình và dự án ODA cũng yếu về nghiệp vụ chuyên môn, kĩ năng hợp tác quốc tế, pháp luật về đầu tư ngoại ngữ.
+ Việc chuẩn bị đề cương chi tiết, báo cáo hoặc dự án đầu tư các dự án ODA chưa sát với quy định, hướng dẫn của các cơ quan trung ương, nhà tài tài trợ nên quá trình vận động thường kéo dài và hiệu quả chưa cao.
- Một số dự án làm chậm trễ trong quá trình giải ngân, làm giảm hiệu quả sử dụng ODA và làm giảm lòng tin của các nhà tài trợ. Nguyên nhân chủ yếu là do quy trình và thủ tục trong nước cũng như của các nhà tài trợ còn phức tạp, lại có sự khác biệt về quy định giữa các quốc gia và Việt Nam, chậm trễ trong việc di dân tái định cư và giải phóng mặt bằng…..Một số dự án nổi bật như:
+ Dự án “Xây dựng hệ thống thuỷ lợi kết hợp nước sinh hoạt ở 20 xã thuộc các huyện miền núi phía Tây Nghệ An” do Nhật Bản tài trợ, được phê duyệt vào năm 2004, dự định hoàn thành năm 2005. Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 12/2005, số vốn giải ngân mới chỉ đạt 30% so với số vốn cam kết. Nguyên nhân là do các cán bộ lập kế hoạch dự án không chặt chẽ, không tính đến sự khó khăn trong việc giao thông và điện nước ở nơi thực hiện, vì thế khi đi vào xây dựng gặp rất nhiều khó khăn. Đây là một bài học cho các cán bộ lập dự án ODA, cần phải lập dự án một cách chặt chẽ và tính hết các phương án xấu có thể xảy ra.
+ Dự án “Phát triển đô thị Vinh” do WB tài trợ với số vốn hơn 1800 tỷ đồng vừa mới đi hoạt động năm 2011. Dự án mới bắt đầu triển khai nên số vốn giải ngân còn ít, dự định đến năm 2014 sẽ hoàn thành dự án.
+ Dự án “Dự án thoát nước thành phố Vinh” do KfW cấp vốn gần 300 tỷ đồng, được khởi công từ năm 2010. Tuy nhiên tính đến năm 2011, số vốn giải ngân mới chỉ đạt 50%, chậm so với tiến độ 20%. Nguyên nhân ở đây là do thủ tục để triển khai dự án chậm, kèm theo việc giải phóng mặt bằng mất
Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp
nhiều thời gian nên tỷ lệ giải ngân của dự án này đến thời điểm này còn thấp hơn so với dự kiến nhiều.
+ “Dự án phát triển nông thôn miền Tây” do Lucxembourg tài trợ, được bắt đầu từ năm 2010, với số vốn là 100 tỷ đồng. Tuy nhiên do thủ tục cấp vốn đối ứng bị chậm so với kế hoạch, tỉnh Nghệ An không cấp đủ vốn đối ứng để tiến hành dự án. Đến năm 2011, số vốn giải ngân mới chỉ có 15 tỷ, đạt 15%, chậm tiến độ so với kế hoạch 20%.
+ Dự án “Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Liên” do WB tài trợ, có số vốn gần 300 tỷ, kế hoạch thực hiện là 2010 - 2012. Tuy nhiên cho đến cuối năm 2011 mới giải ngân được hơn 50 tỷ đồng, chiếm 17%, chậm so với kế hoạch 30%. Nguyên nhân là do công tác giải phóng mặt bằng mất nhiều thời gian hơn so với tiến độ dự án, dẫn đễn trì trệ trong quá trình giải ngân.
c) Nguyên nhân tồn tại hạn chế
Nguyên nhân khách quan
- Nghệ An có vị trí địa lý xa các trung tâm tăng trưởng, thu hút nhiều đầy tư của cả nước, địa hình tương đối phức tạp; khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra lũ lụt và thiên tai; phần lớn nhân dân vẫn sống ở vùng nông thông và hoạt động trong ngành nông nghiệp; xuất phát điểm thấp và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
- Do đặc điểm của các dự án ODA là các quy trình thủ tục từ khâu chuẩn bị dự án đến thực hiện đều phụ thuộc vào các nước và các tổ chức cung cấp nguồn vốn ODA.
- Tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, chỉ số lạm phát của Việt Nam năm 2011 lên đến 18,56%. Việt Nam rơi vào nhóm các quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới. Điều này chứng tỏ sự bất bình thường của nền kinh tế Việt Nam và tác động không tốt đến tâm lý các nhà tài trợ, từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình thu hút đầu tư của Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng.
Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp
- Quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, lĩnh vực,..còn thiếu đồng bồ. Vẫn đang con tình trạng quy hoạch xây dựng không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, chồng lần trong cấp phép đầu tư. Nguyên nhân chính ở đây là do khâu chuẩn bị các dự án để kêu gọi tài trợ còn chưa được chuẩn bị kỹ nên xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc.
- Nghệ An chưa có quỹ đất sạch để vận động thu hút đầu tư hoặc để chuẩn bị các dự án kêu gọi tài trợ. Công tác giải phóng mặt bằng chậm và mất nhiều thời gian, gây ảnh hướng đến tiến độ dự án. Cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ và thiếu tính đồng bộ, nhất là hạ tầng đầu mối như cảng biển, hạ tầng khu kinh tế và các khu công nghiệp tập trung.
- Năng lực của cán bộ địa phương, cán bộ trực tiếp làm ODA còn yếu, đội ngữ thiếu, đa phần làm việc kiêm nhiệm, chưa thực sự đầu tư thời gian và công sức cho công việc.
- Sự phối hợp giữa các ngành các cấp hay giữa các Sở, ban ngành trong tỉnh trong vận động quản lý hoạt động của các dự án ODA vẫn còn hạn chế.
- Tuyên truyền và hướng dẫn về công tác ODA chưa được thực hiện thường xuyên nên nhiều cán bộ và người dân thiếu thông tin về các dự án ODA. Từ đó nhiều nơi còn thiếu quan tâm chỉ đạo, bỏ sót một số thủ tục khi làm việc với tổ chức này.
- Chưa kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm trong phạm vi toàn tỉnh về vận động thu hút, sử dụng ODA nên triển khai dự án và giải ngân chậm so với kế hoạch.
Những hạn chế và tồn tại trên đã làm giảm đi hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, từ đó gây lãng phí nguồn vốn này. Tỉnh Nghệ An cần phải có những nhóm giải pháp đồng bộ và kết hợp các cơ quan ban ngành cùng nâng cao chất lượng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA.
Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT