Từ kết quả phân tích như trên, xét một cách toàn diện về thực trạng phát triển đội ngũ CNKT, ta có nhận định như sau:
Mặt mạnh:
Về số lượng: thành phố Hồ Chí Minh có nguồn nhân lực dồi dào, có khoảng hơn 2,5 triệu lao động trong độ tuổi và tốc độ gia tăng lực lượng lao động hàng năm gần 12% năm.
Về chất lượng: lực lượng lao động phần đông trẻ về tuổi đời và tuổi nghề; người lao động có truyền thống yêu nước, có tư chất thông minh, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống, có tinh thần đoàn kết, hợp tác, đây là yếu tố nội lực quan trọng tạo ra sự thay đổi nhanh chóng về số lượng lẫn chất lượng đội ngũ CNKT khi được đầu tư đúng mức; trình độ văn hoá chuyên môn và kỹ năng làm việc của người lao động đang dần được nâng cao, cơ cấu lực lượng lao động đang được cải thiện từng bước phù hợp với định hướng phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghịêp CNH, HĐH. Đây là
những khởi đầu biểu hiện sự chuyển biến về sự phát triển của đội ngũ CNKT.
Mặt tồn tại
Về số lượng: hiện nay, mặc dù đội ngũ CNKT, đã có sự gia tăng đáng kể nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn trong nguồn nhân lực vì thế chưa đáp ứng được nhu cầu cho mục tiêu phát triển kinh tế của Thành phố.
Về chất lượng: nhìn chung chất lượng đội ngũ CNKT đào tạo vẫn còn thấp chưa thể so sánh được với các nước trong khu vực; cơ cấu lực lượng này còn bất hợp lý trong ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo và bố trí sử dụng, có thể xem đây là tồn tại lớn dẫn đến hiệu quả thấp trong việc sử dụng đội ngũ CNKT hiện nay, đây cũng là trở ngại hàng đầu trong việc phát triển lực lượng này.
Thuận lợi:
Tp.HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, có nhiều tiềm năng và thế mạnh đó là quy mô lớn về kinh tế, dân số và lao động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây khá cao, tạo ra sức cầu và sức cung lớn cho thị trường lao động.
Môi trường pháp lý đang được hoàn thiện, đầu tư cho giáo dục và đào tạo gia tăng. Điều này sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ CNKT của thành phố.
Phát triển đội ngũ CNKT, diễn ra trong bối cảnh khu vực hoá, toàn cầu hoá, cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật và công nghệ đã thu được những thành tựu vượt bậc, các quốc gia đi trước đã đúc kết rút ra những kinh nghiệm quý báo, tạo tiền đề quan trọng cho việc tiếp cận, chuyển giao, kế thừa và học hỏi những tri thức tiến bộ của nhân loại phục vụ cho quá trình phát triển nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ CNKT nói riêng.
Khó khăn:
Ngoài sự gia tăng sinh học của lượng lao động thành phố, sự gia tăng cơ học đã làm tăng thêm áp lực giải quyết vịêc làm cho người lao động; lao động
của thành phố vẫn còn có tư duy nặng về sản xuất nhỏ, bảo thủ nên đã làm hạn chế trong khả năng tiếp nhận, xử lý và áp dụng những kỹ năng mới và phương pháp lao động công nghiệp.
Thành phố chưa đầu tư đồng bộ các điều kiện nâng cao chất lượng dạy nghề: nhu cầu xã hội về trình độ đào tạo học viên học nghề càng ngày càng phong phú, đa dạng nhưng các cơ sở dạy nghề chỉ đào tạo những nghề phổ biến, vì thế có rất nhiều nghề xã hội cần, song hiện nay vẫn chưa có nơi đào tạo; cơ sở vật chất của đa số các trường dạy nghề còn yếu kém, trang thiết bị dùng để dạy nghề vừa thiếu, vừa lạc hậu. Ngoài ra sự khác biệt giữa trang thiết bị trong đào tạo và thực tế sản xuất đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đào tạo.
Thành phố tiến hành CNH, HĐH trong điều kiện khoa học công nghịêp còn lạc hậu, máy móc cũ kỹ, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu chuyên gia giỏi, tỷ lệ nguồn nhân lực qua đào tạo còn thấp. Hiện nay hoạt động đào tạo CNKT chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế vì các nguyên nhân sau:
Nhận thức của xã hội và các cơ quan quản lý đối với giáo dục nghề nghiệp chưa đúng mức:
Do nhận thức của người dân luôn coi trọng bằng cấp, mà không coi trọng đến việc đào tạo nghề nên đa số học sinh tốt nghịêp phổ thông đều muốn thi vào các trường đại học chứ không chọn học nghề. Mặc dù lượng thí sinh được học ở các trường đại học chỉ chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh dự thi. Trong khi đó các trường dạy nghề không tìm đủ thí sinh theo chỉ tiêu đào tạo. Điều này là nguyên nhân gây ra tình trạng thừa thầy thiếu thợ của nước ta hiện nay. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền của chúng ta cũng chưa chú trọng nhiều đến công nhân lao động lành nghề. Thí dụ khi một gia đình nghèo có nhiều con đỗ ĐH, CĐ thì báo chí hết lời ca ngợi nhưng rất ít bài nói về gia đình có nhiều con làm công nhân tốt, thợ tay nghề cao... Trong một cuộc khảo sát của thạc sĩ Mai Ngọc Luông ở 15 trường phổ thông trên địa bàn quận 11 thì có đến 329/376 số phụ
huynh muốn con của họ tiếp tục học lên đại học chiếm tỷ lệ 87,5% và 563/624 phiếu của học sinh lớp 12 muốn được tiếp tục học lên đại học chiếm tỷ lệ 90,2%. Nhưng đa số chưa lý giải, phân tích được cụ thể nguyên nhân chọn ngành nghề đối với hoàn cảnh của bản thân học sinh và gia đình, với năng lực và năng khiếu của bản thân. Ngay cả đối với học sinh đang học nghề cũng có số đông mong múôn học lên đại học (46,8%) hơn là nâng cao bậc thợ (27%) điều này làm ảnh hưởng đến mục tiêu lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Chính vì vậy ngay từ khâu tuyên truyền cũng cần phải định hướng để thay đổi nếp nghĩ của người dân. Nhà nước phải chỉ đạo tốt việc phân luồng, sau phổ cập THCS, phải định hướng cho HS vào trường nghề, không nên mở tràn lan quá nhiều trường THPT, CĐ, ĐH... Bản thân các trường nghề phải củng cố lại công tác đào tạo của mình, muốn hướng dòng chảy về đây thì tất nhiên phải khai thông cho nó.
Quan hệ giữa các trường dạy nghề và các doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo nghề chưa chặt chẽ. Nhiều doanh nghiệp và người sử dụng lao động chưa thấy được trách nhiệm và lợi ích trong công tác đào tạo nghề.
Bên cạnh đó sự quản lý của nhà nước đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp đang bị chồng chéo và phân tán: vì hiện nay các trường THCN và dạy nghề bị quản lý bởi nhiều cơ quan chủ quản như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ LĐ - TB & XH, các bộ chuyên ngành và chính quyền địa phương nên rất khó phát triển. Thêm vào đó bộ phận quản lý dạy nghề ở các cấp còn quá mỏng, Sở LĐ TB & XH được giao thêm chức năng và nhiệm vụ quản lý dạy nghề nhưng lại không được giao bổ sung thêm biên chế. Hiện nay có nhiều địa phương không có phòng quản lý dạy nghề mà chỉ có một vài cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách quản lý công tác dạy nghề, nên không thể có đủ khả năng để thực hiện việc quản lý công tác dạy nghề của địa phương.
Qui mô và cơ cấu đào tạo nghề chưa hợp lý, bất cập với thị trường sức lao động:
Do thiếu quy hoạch hệ thống đào tạo nghề, cho nên đào tạo nghề hiện nay hầu như tự phát. Cơ cấu ngành nghề và dạy nghề mất cân đối, phân tán, chưa gắn kết với nhu cầu thực tế của thành phố, không đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và việc đào tạo lại tay nghề cho công nhân hầu như cũng thả nổi. Điều này dẫn đến cơ cấu đào tạo như sau: cứ 1 người tốt nghiệp ĐH, CĐ thì có 0,42 THCN và 1,49 CNKT. Trong khi đó đối với một nước tiên tiến thì tỷ lệ này là 1 đại học, 4 THCN và 15 CNKT.
Theo nghiên cứu thị trường lao động Tp.HCM 2002-2005 của Sở LĐ- TB&XH, ngành nghề được đào tạo và ngành nghề có nhu cầu việc làm hiện chưa phù hợp. Do thành phố chưa hình thành được một hệ thống thông tin thống nhất về thị trường lao động với các chỉ số cần thiết phản ánh những tính hiệu của thị trường lao động nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng của xã hội từ nhu cầu các cơ quan quản lý về lao động, giáo dục, đào tạo cho đến các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo… và các cá nhân muốn tìm việc làm và lựa chọn các khóa đào tạo nghề nghiệp thích hợp. Nhiều tin quan trọng của trung tâm lao động chưa thống kê theo định kỳ và cập nhật như số người thất nghiệp theo cơ cấu, lứa tuổi, ngành nghề đào tạo, khu vực kinh tế… hoặc thông tin về nhu cầu lao động theo các ngành nghề và trình độ cần được đào tạo các ngành kinh tế, dịch vụ, các cơ sở kinh tế… Bên cạnh đó có nguyên nhân là do sự lựa chọn công việc và nhu cầu lao động chưa có sự trùng khớp. Hiện lượng người đăng ký vào hệ đào tạo THCN không nhiều do tâm lý nhất thiết phải vào học tại các trường đại học. Điều này càng cho thấy nhu cầu CNKT, nhất là CNKT trình độ cao hiện rất cần. Nếu không có sự đầu tư trong đào tạo về chất lượng cũng như số lượng thì thời gian tới thị trường lao động càng mất cân đối với sự thiếu hụt CNKT.
triển. Đến nay, hệ đào tạo CNKT vẫn là hệ duy nhất trong lãnh vực dạy nghề chính qui. Trong khi đó yêu cầu kỹ thuật công nghệ mới không chỉ đòi hỏi người công nhân có kỹ năng thực hành thành thục mà còn phải có trình độ kiến thức nghề nghiệp, đòi hỏi phải nắm bắt được tri thức mới về khoa học và công nghệ. Trên thế giới, nhiều nước đã có hệ thống giáo dục quốc dân.
Khả năng liên thông giữa các bậc đào tạo chưa rõ và còn gặp nhiều khó khăn: do chưa thiết kế được một hệ thống nội dung liên thông giữa các bậc học đã tạo nên sự mất cân đối trong cơ cấu nguồn lao động và làm cho tỷ lệ CNKT ở nước ta thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Việc liên thông đào tạo nghề với các trình độ đào tạo khác chưa được thực hiện tích cực. Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có các chương trình đào tạo liên thông từ THCN lên CĐ,ĐH; Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục dạy nghề đã xây dựng một số chương trình đào tạo liên thông của ba cấp trình độ, Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề nhưng việc liên thông giữa các trình độ từ THCN, Trung cấp nghề và CĐ nghề, từ Trung cấp nghề lên CĐ nghề, ĐH và từ CĐ lên ĐH vẫn còn chưa rõ nét. Hiện nay ở thành phố, chỉ có duy nhất trường CĐ Công Nghiệp 4 được tổ chức đào tạo liên thông từ THCN lên CĐ với chỉ tiêu là 300 học viên, nên học nghề còn thiếu tính hấp dẫn, người học không thấy rõ hướng thăng tiến nếu vẫn tiếp tục trong lĩnh vực này, do đó khuynh hướng của họ là chọn con đường vào ĐH, vì thế nhiều người vào học nghề chỉ là sự miễn cưỡng, thụ động.
Vì thế nếu sớm thực hiện liên thông giữa các chương trình đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân thì chắc chắn sức hút vào các trường chuyên nghiệp dạy nghề sẽ tăng lên.
Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo còn hạn chế:
Hoạt động dạy nghề trên địa bàn Tp.HCM nhìn chung phát triển, quy mô dạy nghề tăng so với các năm trước và cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề ở cơ sở, trường nghề không ngừng được đầu tư đổi mới bằng nhiều nguồn vốn.
Tuy nhiên, hoạt động dạy nghề ở Tp.HCM vẫn chưa đáp ứng được theo yêu cầu phát triển của địa phương. Lao động được đào tạo nghề không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, thực tế cho thấy chỉ có khoảng 10% lao động được tuyển dụng là có tay nghề. Lao động đào tạo ra không đúng trình độ, kiến thức thực hành kém. Vì trong thời gian qua, tuy cơ sở vật chất của các trường dạy nghề được cải thiện nhưng chỉ một ít trường được trang bị máy móc thiết bị hịên đại đáp ứng được nhu cầu sản xuất, trong khi đó, có nhiều trường có phòng thí nghịêm, xưởng thực hành, thư viện, thiết bị dạy và học vừa thiếu, vừa rất lạc hậu. Chế độ đối với giáo viên dạy nghề bất hợp lý khi trả công lao động cho giáo viên thực hành chỉ bằng một nửa so với giáo viên dạy lý thuyết, dẫn tới chỉ dạy lý thuyết mà không thực hành. Do vậy, cần phải quy hoạch lại hệ thống dạy nghề cho phù hợp với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề và cơ cấu lao động ở thành phố.
Hiện nay tỷ lệ giáo viên trên học sinh là 1/25 trong khi qui định là 1/15. một số giáo viên chưa đủ trình độ cần thiết nhất là về kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm, kỹ năng nghề, kinh nghiệm thực tế, khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật hiện đại còn hạn chế, yếu về ngoại ngữ và tin học… Bên cạnh đó số trường đào tạo giáo viên dạy nghề còn rất ít (chỉ có 1 trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật và 4 trường CĐ Kỹ thuật). Cơ cấu giáo viên dạy nghề cũng rất bất hợp lý vì chỉ mới đào tạo giáo viên dạy nghề cho các ngành cơ – cơ điện, cơ khí, điện tử, còn các ngành như: xây dựng, du lịch, dịch vụ và nông nghịêp chưa có trường đào tạo giáo viên. Hơn nữa, nhà nước chưa có sự quan tâm đúng mức đến giáo viên dạy nghề nên nhiều giáo viên của các trường nghề bỏ nghề để làm việc khác.
- Đầu tư chưa tương xứng:
Từ việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho đến định mức kinh phí thường xuyên cho đào tạo, cơ chế đầu tư, cấp phát kinh phí họat động chưa thể hiện đúng vị trí và tầm quan trọng của công tác dạy nghề. Tuy khuyến khích phát triển dạy
nghề, nhưng ngân sách nhà nước đầu tư chưa đạt yêu cầu. Ngân sách dành cho THCN và dạy nghề còn thấp, định mức chi phí đào tạo nghề hiệân nay chỉ được 2,5 triệu đồng/người trong một năm so với yêu cầu là 4,5 triệu đồng, tức là mới đáp ứng được khoảng 60% so với yêu cầu.
Nguồn lực đầu tư từ ngân sách cho THCN và dạy nghề mặc dù có tăng nhưng còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động dạy và học, đảm bảo mức sống và làm việc cần thiết cho đội ngũ giáo viên, quản lý. Việc huy động nguồn tài chính từ dân qua học phí cũng chưa được bao nhiêu trong khi đầu tư cho trường dạy nghề lại rất tốn kém.
Trong khi đó thành phố chưa huy động được nhiều doanh nghiệp tham gia đào tạo, và hiệu quả sử dụng tay nghề qua đào tạo và sự chấp nhận của thị trường lao động chưa được cấu thành tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo. Mặc khác việc phối hợp để tổ chức cho học viên thực tập tại các doanh nghiệp cũng chưa chặt chẽ, chưa giúp học viên khai thác triệt để cơ hội thực tế tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ mới vốn phong phú và đa dạng.
Thông tin phối hợp chưa hiệu quả:
Nhất là thông tin về thị trường lao động, về kỹ thuật công nghiệp thực tế. Cơ sở đào tạo thiếu thông tin về nhu cầu và yêu cầu trình độ kỹ thuật công nghệ đối với lao động khu vực sản xuất kinh doanh. Hệ thống thông tin, cơ sở dự