Về chương trình đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ công nhân kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 34)

Trên cơ sở chương trình đang áp dụng, các cơ sở dạy nghề đều xây dựng, bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo để thích ứng với thực tế, đáp ứng theo nhu cầu sử dụng của xã hội, theo trình độ đầu vào của học sinh. Vì vậy nhiều trường đã tiến hành khảo sát, nguyên cứu các dây chuyền sản xuất kinh doanh, nguyên cứu các công nghệ mới của các doanh nghiệp và đã tiến hành tổ chức cho học viên thực tập tại các cơ sở sản xuất kinh doanh; sau một thời gian giảng dạy, giáo viên và nhà trường lắng nghe ý kiến của của học viên, nhận xét của người sử dụng lao động cũng như đối chiếu với tình hình thực tế của đơn vị để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc cập nhật nội dung mới. Để đáp ứng yêu cầu chất lượng cao trong đào tạo, ngoài việc cập nhật những nội dung chuyên môn mới, kỹ năng thực hành của học viên cũng được chú trọng bằng cách tăng cường thiết bị phục vụ cho vịêc huấn luyện thực hành những công nghệ mới, nâng cao trình độ tay nghề cho học viên sau khi ra trường.

Nhìn chung các chương trình đào tạo của cả hệ dài hạn và ngắn hạn đều được trang bị những kiến thức cơ bản, cân đối giữa lượng kiến thức về lý thuyết

cũng như mục tiêu, yêu cầu đào tạo của từng nghề cho học viên. Cùng với việc trang bị cho học viên các phương pháp, kỹ năng thực hành kỹ thuật mới trên nền tảng những kỹ thuật căn bản của từng nghề, các cơ sở đào tạo còn chú trọng đến việc rèn luyện năng lực ứng xử, khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động nghề nghiệp và giáo dục thái độ lao động, tác phong công nghiệp.

Đối với hệ giáo dục dạy nghề dài hạn, đa số các chương trình đào tạo đều được xây dựng dựa trên cơ sở chương trình khung trước đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời, căn cứ vào tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của từng ngành, nghề do các bộ, ngành qui định để hoàn chỉnh chương trình nên nội dung đào tạo về cơ bản đảm bảo và thực hiện đúng mục tiêu đào tạo, yêu cầu từng ngành, nghề của bộ, ngành. Riêng đối với nghề đặc thù, để xây dựng chương trình đào tạo, nhà trường thực hiện hợp đồng đối với các chuyên gia trong ngành, đồng thời, tham khảo ý kiến của các cơ quan liên quan, các doanh nghiệp, các giáo viên có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy… Ngoài ra để thích ứng với công nghệ sản xuất hiện đại, chương trình đào tạo của các trường được các bộ phận chuyên môn tổ chức nguyên cứu, cập nhật thường xuyên.

Đối với hệ ngắn hạn, phần lớn chương trình đào tạo được các cơ sở dạy nghề tự biên soạn, thiết kế linh hoạt, phù hợp với thời gian đào tạo ngắn ngày với nhiều cấp độ từ sơ cấp đến chuyên sâu nhằm truyền đạt các kỹ năng lao động nghề nghiệp ở mọi cấp độ hay phổ cập nghề cho thanh thiếu niên và bồi dưỡng, bổ túc nghề cho lao động cần chuyển dịch nghề nghịêp, hoặc căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo cung ứng kịp thời cho nhu cầu của xã hội.

Tuy nhiên các trường đào tạo nghề cả dài hạn và ngắn hạn chưa thống nhất về nội dung vì phụ thuộc vào số lượng, và chất lượng trang thiết bị. Do đó, cùng bằng nghề bậc 3/7, chứng chỉ nghề, nhưng trình độ tay nghề của học viên khác nhau. Mặc khác, tiêu chuẩn bậc thợ chưa được xây dựng lại để phù hợp với công nghệ sản xuất mới. Vì thế trình độ học viên học nghề tốt nghịêp ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Các chương trình đào tạo dài hạn và ngắn hạn ở các trường dạy nghề chủ yếu được thiết kế theo chương trình môn học và chưa có cấu trúc liên thông lẫn nhau. Loại hình này có những ưu điểm sau:

Một là: bảo đảm tính logic của hệ thống kiến thức, kỹ năng của từng phần học hoặc môn học.

Hai là: mục tiêu đào tạo toàn diện được thực hiện liên thông qua từng môn học, khối môn học và mối liên hệ giữa chúng.

Ba là: dễ xây dựng và điều chỉnh chương trình do đã có nhiều kinh

nghiệm dạy – học và tài liệu tham khảo.

Tuy nhiên kiểu chương trình này đã bộc lộ một số nhược điểm sau:

Một là: thời gian học kéo dài và theo một mục tiêu không thuận tiện cho người học và nhu cầu thực tế về nhân lực ngoài xã hội.

Hai là: các kiến thức và kỹ năng nghề nghịêp bị tách rời theo phần học không thuận lợi cho quá trình hình thành năng lực nghề nghiệp. Lãng phí nhiều thời gian đào tạo.

Vì vậy chương trình đào tạo nghề ở các trường, cơ sở dạy nghề cần được thiết kế phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu về lao động kỹ thuật ngày càng cao của thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ công nhân kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)