Giải pháp thực hiện chính sách khuyến khích hoạt động dạy

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ công nhân kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 66)

và học nghề

* Đối với các cơ sở đào tạo, thành phố cần khuyến khích đổi mới trang thiết bị đồng thời ban hành các chính sách khuyến khích cơ bản sau:

- Chính sách khuyến khích về vốn, đất đai và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính cho các dự án tổ chức dạy nghề để phục vụ cho mục tiêu phát triển đội ngũ CNKT của thành phố. Ngoài ra, thành phố cũng nên thực hiện các chính sách đối với các cơ sở đào tạo nghề như: Ưu đãi về thuế, ưu tiên cấp quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, nhà xưởng để mở cơ sở dạy nghề ngoài công lập với giá ưu đãi. Xây dựng cơ chế và hỗ trợ cho việc liên kết giữa các trường với các cơ sở sản xuất. Khuyến khích các thành phần kinh tế, nước ngoài đầu tư phát triển cơ sở đào tạo nghề.

Thành phố nên nguyên cứu thực hiện miễn thuế đối với sản phẩm do các học sinh trường nghề tạo ra trong quá trình đào tạo, nhằm tạo điều kiện cho các trừơng này có thêm nguồn thu nhập để nâng cao cơ sở vật chất cho việc dạy và học đồng thời cũng như thu nhập cho giáo viên, tạo điều kiện tốt để hoạt động đào tạo nghề học viên ở nơi đây đạt chất lượng cao.

Bên cạnh đó thành phố cần ưu tiên cho vay vốn để đầu tư đổi mới trang thiết bị, nhất là đối với chương trình phát triển ngành nghề mũi nhọn của thành phố và các dự án hợp tác với những quốc gia có kinh nghịêm tốt trong lĩnh vực dạy nghề để đào tạo đội ngũ CNKT có trình độ khu vực cũng như quốc tế.

Đối với các doanh nghiệp, thì thành phố cũng khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nghề cho lao động vì với cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện có đó là điều kiện rất thuận lợi để đào tạo ra công nhân kỹ thuật có tay nghề phù hợp với công nghệ sản xuất hiện có, đáp ứng với nhu cầu sản xuất tại đơn vị.

Thành phố cần có chính sách cho các doanh nghiệp tổ chức các lớp đào tạo tại doanh nghiệp để tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân trong doanh nghiệp; có qui định hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia vào các công tác hỗ trợ, giúp đỡ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời có chính sách ưu đãi về một số mặt hoạt động của doanh nghiệp khi tham gia vào công tác đào tạo như miễn phí, giảm thuế đối với các khoản doanh nghiệp chỉ hỗ trợ cho dạy nghề. Tuy nhiên, cũng nên có quy định tỉ lệ đóng góp cho đào tạo khi tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề.

Bên cạnh đó, thành phố cần khuyến khích các trường CĐ, ĐH có năng lực dạy nghề phát triển hoạt động đào tạo CNKT, góp phần làm tăng thêm số lượng CNKT cho thành phố. Đối với những nghề thành phố có yêu cầu, nhưng khả năng đáp ứng lượng CNKT có hạn thì thực hiện hợp đồng đào tạo với các trường CĐ, ĐH có khả năng.

* Đối với người học nghề: thành phố cần tăng cường các chính sách hổ

trợ tài chính trực tiếp cho người học nghề như:

- Chế độ học phí: cần có cơ chế thu phí đào tạo thống nhất giữa các trường đào tạo nghề, gắn học phí với chất lượng đào tạo nghề một cách chặt chẽ, áp dụng các chuẩn mực về chất lượng đào tạo. Chính sách huy động các nguồn lực nhằm giảm tối đa khả năng đóng góp của người học, tạo cơ hội thụ hưởng bình đẳng giữa các đối tượng học nghề.

- Chế độ học bổng: tăng cường mức chi học bổng cho ngừơi học nhằm khuyến khích, động viên những người học giỏi thông qua nguồn ngân sách nhà

nước và tài trợ, đóng góp từ các nguồn khác.

- Chế độ tín dụng đào tạo: đây là hình thức được áp dụng phổ biến tại các nước trên thế giới. Ơû nước ta hình thức này có áp dụng nhưng hiệu quả chưa cao, vì còn hạn chế về đối tượng được thụ hưởng, định mức vay thấp không đảm bảo thực hiện được mục tiêu của chính sách. Cần quan niệm đây không đơn thuần là chính sách hổ trợ tài chính cho người học nghề mà còn là chính sách nhằm tạo cơ hội bình đẳng về quyền đào tạo, học tập của mọi người.

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ công nhân kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 66)