Giải pháp tăng cường thực hiện đa dạng hoá hình thức đào tạo

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ công nhân kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 59)

lượng, đạt tiêu chuẩn kiểm định.

Hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo nghề nói chung thì cần phải dựa trên các cơ sở sau:

- Chuẩn kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp: vì các ngành nghề trong xã hội rất đa dạng và phức tạp. Mỗi một ngành nghề lao động xã hội đều đòi hỏi người hành nghề có những kiến thức, kỹ năng chuyên biệt cũng như các phẩm chất và năng lực của cá nhân. Đây không những là căn cứ quan trọng để xây dựng danh mục, mục tiêu đào tạo mà còn để so sánh, đánh giá chất lượng đào tạo.

- Mục tiêu và nội dung đào tạo: quá trình đào tạo là quá trình hiện thực hoá “mục tiêu và nội dung đào tạo” ở người tốt nghịêp. Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo với các mục tiêu, nội dung, phương pháp xác định, do đó mục tiêu và nội dung phương pháp đào tạo là cơ sở để đánh giá chất lượng đào tạo.

Lấy ý kiến của người sử dụng lao động, tình hình việc làm và phát triển nghề nghịêp cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo.

3.2.4 Giải pháp tăng cường thực hiện đa dạng hoá hình thức đào tạo nghề nghề

Để tạo thêm cơ hội thu hút người học nghề, nâng cao tay nghề, tiến hành các hình thức đào tạo chủ yếu như sau:

- Phát triển hình thức vừa đào tạo văn hoá và vừa đào tạo nghề nghịêp cho bộ phận học sinh sau khi tốt nghiệp cấp 2, không đủ điều kiện để học tiếp cấp 3, và những công nhân có nhu cầu học nghề nhưng chưa tốt nghiệp cấp 3.

- Đào tạo theo môđun để cho người học nghề có thể lựa chọn chương trình học đáp ứng với đòi hỏi chuyên môn sâu đối với nghề nghiệp mà doanh

nghiệp cần. Đào tạo theo phương pháp này đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tính kế thừa mục tiêu, nội dung đào tạo nghề ở các loại hình đào tạo khác nhau. Người học dễ dàng chuyển đổi từ loại hình đào tạo này sang loại hình đào tạo khác phù hợp với nhu cầu của cá nhân và xã hội. Bên cạnh đó tiết kiệm được thời gian, nguồn lực và chi phí cho việc xây dựng chương trình học, tạo cơ sở để cải tiến, hoàn thiện công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật cho giáo viên phổ thông và dạy nghề.

- Đào tạo tập trung theo kế hoạch: đào tạo tại trường theo chương trình chính quy cho lao động chưa có việc làm, cần học nghề để tìm việc làm. Đào tạo tại chức cho công nhân đang làm việc nhưng muốn học thêm nghề hoặc nâng cao khả năng nghề nghịêp hoặc chuyển giao công nghệ.

Bên cạnh đó đào tạo phải gắn với giải quyết việc làm, đối với những người chưa có việc làm, tổ chức đào tạo theo địa chỉ: trường tuyển sinh đào tạo và cung cấp lao động theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.

Thực hiện việc liên thông trong đào tạo nghề cho phép học viên chuyển đổi kết quả học tập từ nhóm nghề này sang nhóm nghề khác(liên thông ngang) hoặc từ cấp độ đào tạo này sang cấp độ đào tạo khác (liên thông dọc) và rộng hơn là từ một cấp học, bậc học này sang bậc học khác. Hình thức đào tạo liên thông giúp cho người học có thể thấy rõ hướng đi để họ yên tâm bước vào hệ thống dạy nghề, bởi lẽ họ nhìn thấy trong tương lai sẽ có điều kiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tiếp tục học lên những bậc học cao hơn để lập nghiệp. Vì thế Thành phố cần tăng cường quản lý Nhà nước về dạy nghề, sớm thực hiện việc liên thông giữa các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm thu hút học sinh vào các trường chuyên nghiệp và dạy nghề. Cần thiết kế các chương trình đào tạo đảm bảo sự liên thông giữ các cấp trình độ, trong đó đào tạo trung cấp nghề với người có bằng THCS, được học cùng lúc chương trình đào tạo nghề với chương trình văn hoá của hệ thống Giáo dục thường xuyên, sau 3 năm tốt

nghiệp được tiếp tục học lên các cấp học cao hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ công nhân kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)