Giải pháp đa dạng hoá các hình thức tổ chức giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ công nhân kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 63)

Đa dạng hoá các hình thức tổ chức giáo dục có vai trò to lớn trong việc thu hút lực lượng lao động xã hội tham gia vào học tập.

Hình thức giáo dục hướng nghịêp và đào tạo tay nghề tại trường dạy nghề theo kiểu truyền thống có chi phí rất tốn kém và thường có liên kết rất yếu với nhu cầu của thị trường lao động. Hệ thống trường đào tạo nghề có hạn chế là khả năng phản ứng kém với những thay đổi nhu cầu nghề nghịêp.

Cần xây dựng nhiều loại hình tổ chức giáo dục đào tạo ngành nghề linh hoạt và phù hợp với mọi tầng lớp dân cư để mọi người có nhu cầu đi học đều có cơ hội đi học.

Cần có các mô hình đào tạo thích hợp: áp dụng mô hình đào tạo nghề song hành, trong đó học sinh vừa học nghề, vừa làm việc tại cơ sở sản xuất, mô hình kết hợp đào tạo nghề với học văn hoá, mô hình đào tạo hướng nghịêp, mô hình đào tạo bồi dưỡng…

thành phố nhằm đào tạo các em học sinh THCSû, THPT trước khi họ tham gia vào thị trường lao động. Nội dung cơ bản của chế độ này là tập hợp các học sinh đồng thời đào tạo nghề nghịêp và giáo dục tương đương từ 1 – 3 năm đối với các thanh niên không thể học lên nữa mà có ý muốn đi làm để họ có nghề nghịêp tương ứng và tham gia cạnh tranh trên thị trường lao động, để cuối cùng xin được việc làm dưới sự chỉ đạo và giúp đỡ của nhà nước.

Tổ chức mối quan hệ giữa cơ sở giáo dục đào tạo và doanh nghiệp nhằm gắn hoạt động đào tạo vào thực tiễn sản xuất và với thị trường lao động:

-Kết hợp giảng dạy ở lớp học với học nghề tại cơ sở sản xuất về các ngành nghề khác nhau. Các công ty tự tiến hành công việc đào tạo nghề cụ thể, còn các trường trung học tập trung vào việc hoàn thành chương trình giáo dục cơ bản, xây dựng mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa các cơ sở kinh doanh và nhà trường. Điều cốt lõi trong hệ thống này là các doanh nghiệp tích cực tham gia và có quan hệ đối tác chặt chẽ với các trường dạy nghề.

- Doanh nghiệp đặt ở trường học và các lớp học đặt ở trong các doanh nghiệp, kết hợp học tập với sản xuất, học sinh sản xuất các hàng hoá và dịch vụ cho những ngừơi khác với tư cách là một bộ phận của sự học tập của các em tại trường, cũng như là bộ phận của sản xuất tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp được coi như là một bộ phận của hệ thống học nghề để cung cấp kinh nghịêm sản xuất cho học sinh đang chờ ký hợp đồng đào tạo với các doanh nghiệp.

- Phát huy các hình thức đào tạo: kèm cặp tại chỗ và theo lớp học như đào tạo tại cơ sở sản xuất, xí nghịêp, đào tạo tại các trung tâm đào tạo của thành phố, gởi đi đào tạo trung hạn, ngắn hạn, đào tạo từng công đoạn, mở các lớp hướng dẫn, tập huấn ngắn hạn về kỹ thuật công nghệ và chuyển giao công nghệ.

Tiến hành đào tạo nghề dưới hình thức những khoá học ngắn hạn cho nhu cầu đào tạo cụ thể của từng doanh nghiệp. Các khoá học này được tổ chức ở doanh nghiệp, hoặc tại trường dạy nghề gần đó và tập trung đào tạo tay nghề kỹ

thuật. Mặc dù số học sinh đào tạo ít, nhưng hệ thống đào tạo kiểu này đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp hơn hầu hết các hệ thống đào tạo khác. Doanh nghiệp có những mối liên kết gần hơn với thị trường, biết cần đào tạo loại kỹ năng nào và cung cấp các chương trình đào tạo.

- Cấp bằng chuyên gia hoặc kỹ sư cao cấp cho những cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có thể đi sâu học chuyên môn trở thành nhân viên kỹ thuật bậc cao ở các doanh nghiệp và những CNKT tiếp tục học nâng cao trình độ trở thành kỹ sư. Xây dựng hệ thống đào tạo của thành phố theo hướng đào tạo liên thông từ CNKT lên ĐH, tạo điều kiện cho con em có thể học lên đại học nếu phấn đấu thực hiện nguyện vọng.

Ngoài các kênh đào tạo nghề trong thành phố, trong nước, cần tận dụng các kênh đào tạo quốc tế như: gởi đào tạo ở nước ngoài, đào tạo thông qua làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ công nhân kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 63)